Cơ hội tăng tốc kinh tế của Hải Phòng trong những tháng tiếp theo
Các dự án lớn về phát triển hạ tầng du lịch, thương mại sẽ đi vào hoạt động, doanh nghiệp lớn của thế giới đang chuyển nhà máy từ nước ngoài về Việt Nam.. là xu hướng phát triển kinh tế của Hải Phòng.
Hệ thống cảng tại khu vực Đình Vũ, Hải Phòng. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Hàng loạt các dự án lớn về phát triển hạ tầng du lịch, thương mại sẽ đi vào hoạt động, doanh nghiệp lớn của thế giới cũng đang chuyển nhà máy từ nước ngoài về Việt Nam chính là xu hướng phát triển kinh tế của Hải Phòng trong những tháng tiếp theo trong năm 2020.
Thay đổi về quy mô đầu tư
Theo Trưởng Ban Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng Phạm Văn Mợi, hiện có trên 700 dự án đầu tư trên địa bàn; trong đó, có 376 dự án là có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động tại khu kinh tế, khu công nghiệp ở Hải Phòng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong quý 1/2020, số lao động tại các doanh nghiệp đã giảm khoảng 24% so với cùng kỳ, từ trên 130.000 người xuống còn khoảng 97.000 người. Tuy nhiên, cũng trong quý 1, sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vẫn tăng trưởng do duy trì nguồn nguyên liệu sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu.
Ông Phạm Văn Mợi phân tích trong tháng Năm và tháng Sáu, tình hình của các doanh nghiệp sẽ hết sức khó khăn do nhỡ, thiếu đơn hàng. Nếu dịch COVID-19 có chuyển biến theo hướng tích cực, tình hình kinh tế xã hội ổn định thì từ tháng Bảy trở đi, hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ổn định và phát triển.
Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cho biết, từ quý 3/2020, sẽ có một số nhà đầu tư lớn của Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Đức bắt đầu triển khai dự án tại Hải Phòng. Tập đoàn LG cũng sẽ đưa dây chuyền sản xuất tủ lạnh từ nước ngoài về Việt Nam. Các dự án này sẽ đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương.
Năm 2019, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng đạt trên 18 tỷ USD thì các doanh nghiệp trong Khu Kinh tế Hải Phòng đã đóng góp tới 12,6 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Hải Phòng cũng đạt 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hải Phòng Lê Trí Vũ, thời gian tới, hàng loạt dự án lớn về du lịch, thương mại của Hải Phòng sẽ đi vào hoạt động. Cụ thể, dự án cáp treo dài 3.955m nối đảo Cát Hải và Cát Bà của Tập đoàn Sungroup đang khẩn trương hoàn thành và dự kiến sẽ khai trương vào ngày 13/5. Hệ thống cáp treo này có công suất chuyên chở khoảng 4.500 người/giờ.
Tại Cát Bà, Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo cũng đang được triển khai với ba tòa nhà 18, 19 tầng và khoảng 1.200 phòng ở đạt tiêu chuẩn năm sao. Ngoài ra, tổ hợp này cũng có tích hợp 150 dịch vụ vui chơi giải trí. Khi đi vào hoạt động, dự kiến Khu nghỉ dưỡng cao cấp của Flamingo sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động.
Ngoài Tổ hợp nghỉ dưỡng Flamingo, tại Cát Bà còn có khách sạn 5 sao M’Gallery cũng sẽ được khai trương vào dịp 13/5. Đây là dấu mốc lần đầu tiên Cát Bà có khu nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao quy mô và tầm cỡ thế giới.
Tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng, Trung tâm Thương mại và Văn phòng cho thuê cao 72 tầng do tập đoàn FLC là chủ đầu tư cũng sẽ được khởi công trong tháng Năm.
Một góc khu du lịch thị trấn Cát Bà. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Tập đoàn AEON Mall của Nhật Bản đang tiếp tục hoàn thiện Trung tâm thương mại AEON Mall Hải Phòng. Công trình cao tám tầng với tổng diện tích 279.000m2. Đây là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam.
Dự kiến sẽ có khoảng 20.000 mặt hàng được bày bán; trong đó, sẽ dành ưu tiên cho hàng Việt Nam chất lượng cao và các hàng hóa của Hải Phòng.
Khi đi vào hoạt động số lượng khách tới mua sắm, tham quan có thể đạt từ 13-15 triệu người/mỗi năm, giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động. Nhà đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thi công để đi vào khai thác trong tháng 10/2021.
Tạo cơ chế linh hoạt
Theo ông Phạm Văn Mợi, các doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên thay đổi công nghệ sản xuất. Do đó họ cần đưa đội ngũ chuyên gia vào Hải Phòng làm việc. Các doanh nghiệp trong khu kinh tế Hải Phòng đang thiếu khoảng 1.000 chuyên gia; trong đó có những người phải ở lại nước sở tại do dịch COVID-19.
Dù một số doanh nghiệp phải cho lao động dừng việc, nghỉ việc nhưng các doanh nghiệp lớn vẫn phát triển ổn định hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh để đảm bảo việc làm cho người lao động. Trong thời gian tới, các dự án của tập đoàn LG tiếp tục cần nguồn nhân lực. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Regina Miracle đang chuyển hướng sản xuất từ hàng may mặc sang hàng bảo hộ. Trước thời điểm dịch bệnh, hàng hóa xuất khẩu của hai công ty trên đã chiếm khoảng 80% tổng hàng hóa xuất khẩu của Hải Phòng.
Ông Lê Trí Vũ cho rằng thành phố cần tiếp tục tập trung giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư. Đảm bảo điều kiện giao thông vận tải thông suốt phục vụ các dự án lớn. Việc giải phóng mặt bằng sẽ quyết định tiến độ triển khai dự án. Do đó, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai công việc liên quan đến từng sở, ngành, quận, huyện để tạo mặt bằng sạch, thuận lợi cho nhà đầu tư. Hải Phòng cũng cần hoàn thiện sớm quy hoạch không gian đô thị tại các quận, huyện, phát triển du lịch Cát Bà để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ của Thành ủy Hải Phòng mới đây, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho biết thành phố sẽ tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục liên quan đến giấy phép cho người lao động nước ngoài đến Hải Phòng làm việc. Thành phố chỉ đạo các ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, tập trung giải quyết thủ tục đầu tư cho một số khu, cụm công nghiệp.
Theo công bố mới nhất của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hải Phòng xếp vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành phố, đạt 68,73 điểm, tăng 4,25 điểm và tăng sáu bậc so với năm 2018.
Kết quả PCI 2019 cho thấy, Hải Phòng nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp về chỉ số đào tạo lao động khi đứng đầu cả nước với 8,24 điểm. Đây cũng là chỉ số thành phần mà các doanh nghiệp Hải Phòng có mức độ hài lòng cao từ năm 2017 trở lại đây./.
Sacom Real muốn bán 98% cổ phần tại TTC Land Long An
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacom Real, HoSE: SCR) vừa thông qua nghị quyết về việc bán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản TTC Land Long An.
Một dự án của Sacom Real.
TTC Land Long An là đơn vị sở hữu khu công nghiệp Tân Kim mở rộng hơn 53ha tại ấp Tân Phước, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Sacom Real đã góp 49 tỷ đồng để thành lập TTC Land Long An từ tháng 8/2019 và sở hữu 98% cổ phần tại công ty. Ông Nguyễn Thành Chương được ủy quyền làm người đại diện phần vốn góp của SCR tại TTC Land Long An trong 3 năm. Tuy nhiên, mới hơn 1 năm, Sacom Real đã muốn thoái vốn.
Từ cuối năm 2019, Sacom Real đã tập trung tái cấu trúc và đẩy mạnh thoái vốn khỏi các doanh nghiệp thành viên sở hữu dự án quy mô nhỏ tại khu vực không phải là thế mạnh như dự án tại Hải Phòng hay khu công nghiệp Thành Thành Công TTC IZ.
Luỹ kế cả năm 2019, Sacom Real ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.031 tỷ đồng, lãi trước thuế 347 tỷ đồng - mức kỷ lục từ trước đến nay. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt 288 tỷ đồng, tăng 39% so với 2018.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Sacom Real đạt 10.885 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Đáng chú ý, hàng tồn kho đạt 4.205 tỷ đồng, chiếm 39% tổng tài sản; trong đó chủ yếu là bất động sản dở dang chiếm 99%, đa số tập trung ở các dự án trọng điểm 2020.
Vốn điều lệ không thay đổi (3.392 tỷ), vốn chủ sở hữu tăng 6% lên 4.784 tỷ đồng sau khi ghi nhận tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với 632 tỷ đồng.
Trong năm 2020, Sacom Real sẽ chú trọng 5 dự án dân dụng trọng điểm gồm Charmington Iris (quận 4), Charmington Dragonic (quận 5); Charmington Tân Sơn Nhất (Phú Nhuận), Carillon 7 (Tân Phú); Panomax (quận 7), công ty đặt kế hoạch đưa ra thị trường khoảng 2.300 sản phẩm, tăng 263%.
Doanh số bán hàng 2020 dự kiến đạt 5.360 tỷ đồng, trung bình mỗi sản phẩm của Sacom Real đưa ra thị trường có giá trị khoảng 2,3 tỷ đồng. Tổng đầu tư của 5 dự án này dự kiến vào khoảng 10.119 tỷ đồng, phục vụ cho việc ghi nhận doanh thu giai đoạn 2020-2023.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Vietourist lập thêm 3 chi nhánh trong lúc ngành du lịch bị trì trệ vì virus corona Giữa tâm dịch từ virus corona hoành hành, nhiều hãng du lịch đối mặt với nhiều khó khăn và lên phương án thu hẹp quy mô hoạt động thì Vietourist công bố thông tin lập thêm 3 chi nhánh nâng tổng số chi nhánh trên toàn quốc lên con số 10. Mới đây, CTCP Du lịch Vietourist (Vietourist, UPCoM: VTD) cho biết Công...