Cơ hội rộng mở qua thoái vốn và đầu tư nhà nước
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), năm 2019 – 2020, SCIC tiêp tục triển khai bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp Việt Nam có nhiêu tiềm năng và xúc tiên môt sô dự án đầu tư.
Ảnh Internet
Tại nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư tài chính vào Việt Nam tổ chức ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, thông tin về các cơ hội đầu tư từ danh mục của SCIC được các nhà đầu tư rất quan tâm. Lần này, SCIC giới thiệu với các nhà đầu tư châu Âu những cơ hội nào?
Theo các quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến trong giai đoạn 2017 – 2020, SCIC tiến hành cổ phần hóa 5 doanh nghiệp và bán vốn nhà nước tại 132 doanh nghiệp. SCIC đã chào bán nhiều thương vụ thu hút đông đảo nhà đầu tư quốc tế và trong nước tham gia. Chẳng hạn, hai đợt chào bán cổ phiếu VNM năm 2016 và 2017 với tổng cộng 8,73% vốn, thu về 20.276 tỷ đồng; bán thành công 29,49% vốn điều lệ Nhựa Bình Minh thu về 2.329,6 tỷ đồng; bán thành công 57,71% vốn Vinaconex thu về 7.400 tỷ đồng.
Tới đây, chúng tôi sẽ thoái vốn tại FPT, Bảo hiểm Bảo Minh, Xuất nhập khẩu Sa Giang, Nhựa Tiền Phong, Dược Domesco…
SCIC đã triển khai việc bán vốn nhà nước tại 995 doanh nghiệp; trong đó, bán hết 892 doanh nghiệp, bán bớt 84 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp.
Video đang HOT
SCIC cũng mong muốn có sự hợp tác với các nhà đầu tư quốc tế để cùng SCIC đầu tư vào các dự án đem lại hiệu quả trong một số lĩnh vực như viễn thông (cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông); y tế (xây dựng bệnh viện, cung cấp và sản xuất thuốc chuyên ngành, vắc-xin); công nghệ thông tin (cung cấp hạ tầng thông tin); công nghiệp – xây dựng (cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghệ cao, cảng biển, cảng hàng không); điện nước; năng lượng khai khoáng; bất động sản…
Hình thức hợp tác có thể là góp vốn thành lập mới; tham gia vào doanh nghiệp dự án; tham gia với tư cách nhà đầu tư thứ cấp; theo hình thức hợp tác kinh doanh (BCC); tham gia vào quá trình phát triển dự án (thiết kế, xây lắp, khai thác, vận hành).
Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài thường xuyên đến trao đổi cơ hội hợp tác với SCIC. Qua đó, các ông đánh giá, nhà đầu tư nước ngoài thường có mong muốn gì?
Ghi nhận nhu cầu từ nhà đầu tư đến trao đổi với SCIC cho thấy, họ rất muốn mở rộng danh mục đầu tư với việc mua với số lượng lớn cổ phần có thể chi phối, để đi đường dài cùng doanh nghiệp Việt Nam. Họ mong muốn được nới room, áp dụng phương pháp chào bán dựng sổ hoặc chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, để tăng cơ hội tìm hiểu sâu hơn, hợp tác lớn tại các doanh nghiệp.
Có thể nói, những doanh nghiệp có vốn của SCIC đang kinh doanh hiệu quả và là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực hoạt động của mình, thường là đích ngắm của nhiều tập đoàn nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang trông chờ các đợt cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Việt Nam để có cơ hội mua được số lượng lớn cổ phần.
Vậy, SCIC thường áp dụng các phương thức bán cổ phần nào để thu hút đông đảo nhà đầu tư và đạt hiệu quả cao?
Với các đợt bán vốn có quy mô lớn, SCIC sẽ cân nhắc kỹ trước khi quyết định doanh nghiệp, thời điểm thoái vốn, tỷ lệ thoái vốn… dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để chọn nhà đầu tư. Quá trình này thông thường sẽ bao gồm việc thuê tư vấn, tổ chức roadshow (trong nước và quốc tế), tiến hành định giá để đưa ra giá khởi điểm và tổ chức buổi đấu giá.
Kinh nghiệm từ các đợt bán vốn thành công của SCIC cho thấy chuẩn bị thông tin minh bạch là hết sức quan trọng; cùng với đó là việc giải đáp đầy đủ, rõ ràng các câu hỏi của nhà đầu tư, ghi nhận những kiến nghị để hoàn thiện chính sách, quy định về chào bán cho phù hợp với từng giao dịch cụ thể.
Ông đề cập đến việc ghi nhận các ý kiến đóng góp của nhà đầu tư để điều chỉnh chính sách tạo thuận lợi cho họ tham gia các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Chẳng hạn như các thay đổi nào?
Qua thực tế triển khai, một số cơ chế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tham gia đấu giá đã được SCIC chủ động đề xuất với các cơ quan nhà nước và được phép áp dụng như: việc miễn chào mua công khai, cho phép đặt cọc bằng ngoại tệ… Nhà đầu tư được phép nộp mã số giao dịch muộn (gia hạn nhiều nhất 15 ngày sau ngày thanh toán). Nhà đầu tư nước ngoài có thể đặt cọc bằng USD, giao dịch ký quỹ có thể được thực hiện ở tất cả các ngân hàng được cấp thẩm quyền (trước đây chỉ có thể đặt cọc bằng VND).
Nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị 100% giá trị giao dịch vào ngày thanh toán (tiền đặt cọc cũng là một phần của thanh toán). Trước năm 2016, nhà đầu tư phải chuẩn bị 110% giá trị thanh toán và được hoàn lại 10% sau khi giao dịch hoàn tất).
Các phương thức bán vốn hiện đại như dựng sổ cũng đã được SCIC chủ động nghiên cứu xây dựng để áp dụng tới đây.
Anh Việt
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
SCIC sẽ thoái vốn khỏi Vinamilk, FPT, Bảo Minh trong năm nay
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 108 doanh nghiệp trong 2019.
SCIC đã công bố thoái vốn tại FPT, Domesco từ lâu
Danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (51%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (50%), Công ty cổ phần FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (35%), Công ty cổ phần Fafim Việt Nam (30%), Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học...
Trong đó riêng việc thực hiện bán cổ phần Vinamilk phải chờ chỉ đạo của Chính phủ.
Cuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại một số công ty gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên, ngoài việc mới bán được số cổ phần tại Vinaconex và Nhựa Bình Minh, các công ty khác vẫn còn kéo dài đến nay.
Mới đây vào ngày 21.6, SCIC đã thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỉ đồng nếu bán thành công.
Năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 7 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 2 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỉ đồng. Thành công nhất là thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh và Vinaconex giúp SCIC thu về gần 7.000 tỉ đồng. Hết năm 2018, SCIC đạt 12.705 tỉ đồng doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, tăng 72% so với năm 2017 và báo lãi 9.340 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2017.
Theo thanhnien.vn
SCIC sắp đấu giá trọn lô cổ phần "bánh phồng tôm" Sa Giang, dự kiến thu về gần 400 tỷ đồng Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo bán đấu giá cổ phần của SCIC tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã SGC-HNX). Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang. Theo đó, SCIC sẽ bán đáu giá trọn lô 3.565.759 cổ phiếu SGC, tương ứng 49,89% lượng cổ phiếu lưu hành...