Cơ hội nhận vốn từ Liên minh các quỹ đầu tư
Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là quỹ mạo hiểm và quỹ đầu tư tài chính quy mô lớn.
Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và trên thế giới. Ảnh: Dũng Minh.
Start-up Việt vào tầm ngắm
Thông tin được chia sẻ bởi đại diện các quỹ đầu tư UPGen Vietnam, ThinkZone Ventures, Genesia Ventures tại Việt Nam, Vietnam Investment Group (VIG) tại chuỗi các sự kiện gần đây hướng đến Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST 2020 sẽ diễn ra từ ngày 27 – 29/11/2020 là rất đáng chú ý.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là các quỹ đầu tư mạo hiểm đang dốc sức tìm kiếm các thị trường đầu tư tiềm năng, thay thế cho các thị trường đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 cũng như chịu tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong bối cảnh này, với GDP bình quân giai đoạn 5 năm trở lại đây luôn đạt trên 6,76%, đặc biệt năm 2020 là một trong số rất ít các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới duy trì được mức tăng trưởng dương và kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh, Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư quốc tế và nằm trong tầm ngắm đặc biệt của các quỹ đầu tư khởi nghiệp.
Báo cáo của Quỹ Do Ventures năm 2020 cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia. Theo đại diện quỹ đầu tư Nhật Bản Genesia Ventures, Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn trong khu vực và trên thế giới.
Quỹ đầu tư tài chính Temasek của Chính phủ Singapore xác nhận sự quan tâm lớn đối với các cơ hội đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, thương mại điện tử, các loại hình bất động sản văn phòng, khu công nghiệp cũng như rót vốn vào các công ty niêm yết có tốc độ tăng trưởng tốt trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thủy hải sản, sữa…
Temasek cho rằng, Việt Nam được hưởng lợi từ sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu và duy trì các lợi thế cho tăng trưởng nhờ hấp lực thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với môi trường kinh doanh tích cực.
Temasek dẫn dự báo trong báo cáo về thương mại điện tử SEA 2019 phối hợp thực hiện cùng Google và Bain & Company, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam sẽ đi đầu trong trào lưu bùng nổ của nền kinh tế số hóa tại Đông Nam Á với tốc độ phát triển hơn 40%/năm.
Video đang HOT
Quỹ đầu tư Thinkzone Ventures đang kêu gọi các quỹ đầu tư, công ty luật tham gia Liên minh các quỹ đầu tư nhằm tạo diễn đàn tương tác và kênh kết nối với các nhà làm chính sách để cải thiện môi trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
Đại diện quỹ của Chính phủ Singapore khẳng định, Quỹ đang tìm kiếm những công ty phát triển các giải pháp công nghệ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, theo kịp những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng và các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) Việt Nam cũng nằm trong tầm ngắm này.
Người đứng đầu Quỹ đầu tư Thinkzone Ventures cho biết, Quỹ đang trong quá trình kêu gọi các quỹ đầu tư, công ty luật tham gia Liên minh các quỹ đầu tư nhằm tạo diễn đàn tương tác và kênh kết nối với các nhà làm chính sách để cải thiện môi trường đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. Đây cũng là diễn đàn để các quỹ đầu tư và start-up duy trì trao đổi, chia sẻ thông tin về các thương vụ đầu tư, start-up tiềm năng trong hệ sinh thái, từ đó thúc đẩy hiện thực hóa các cơ hội đầu tư trong thời gian tới.
Cần chuẩn bị để đón dòng vốn lớn
Theo bà Hoàng Thị Kim Dung, Trưởng đại diện quỹ đầu tư Nhật Bản Genesia Ventures tại Việt Nam, nhiều quỹ đầu tư quốc tế đang có sự tin tưởng lớn vào tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và đặt nhiều kỳ vọng quốc gia này sẽ trở thành thị trường đầu tư lớn thu hút dòng vốn đầu tư trong khu vực và thế giới.
Các start-up Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu các cơ hội đầu tư rót vốn từ các quỹ mạo hiểm và các quỹ lớn trong thời gian tới trong trào lưu tìm điểm đến mới cho dòng vốn.
Tuy nhiên, để có thể đón nhận làn sóng đầu tư vốn từ các quỹ mạo hiểm và tối ưu hóa được các cơ hội này không phải là chuyện dễ dàng.
Ông Bùi Thành Đô, Giám đốc và đồng sáng lập Thinkzone Ventures cho biết, một thực tế hiện nay mà nhiều start-up Việt đã vấp phải và trả giá đắt khi phải chấp nhận các điều khoản thiệt thòi trong hợp đồng đầu tư.
Thậm chí, có trường hợp người sáng lập và đứng đầu doanh nghiệp phải trả giá bằng chính sự ra đi của mình do chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến thương vụ đầu tư thường có lợi cho nhà đầu tư.
Đơn cử là vụ đổ bể của chuỗi cửa hàng The KAfe gần đây. Trong hoàn cảnh khó khăn cần vốn, người đứng đầu chuỗi cửa hàng phải chấp nhận được rót vốn trong điều kiện bị ép giá, nhưng đáng tiếc hơn là còn phải chấp nhận ký vào hợp đồng đầu tư với những điều khoản bất lợi.
Kết quả, khi tình hình kinh doanh có vấn đề, người sáng lập chuỗi đã bị hất khỏi vị trí đứng đầu chuỗi cửa hàng do chính mình sáng lập vì giá cổ phần liên tục giảm.
Ông Hoàng Minh Đức, luật sư thuộc Công ty Luật Duane Morris khuyến nghị, các doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp mới khởi nghiệp Việt dù rất cần vốn song trước bất cứ một thương vụ nào cần đọc kỹ, nắm chắc các nội dung, bản chất nội hàm và điều khoản của hợp đồng để đảm bảo việc hợp đồng ổn thỏa trong quá trình hợp tác dài hạn, có giải pháp xử lý thỏa đáng khi có vấn đề phát sinh giữa các bên trong quá trình hợp tác kinh doanh.
Các start-up Việt Nam nên chủ động hoàn thiện sẵn sàng hồ sơ gọi vốn và đặc biệt là quan tâm đến vấn đề luật pháp để đảm bảo kín kẽ, chặt chẽ khi gọi vốn cũng như trong quá trình nhận vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, tránh để xảy ra các rủi ro không mong muốn.
Theo Văn phòng Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025″ (Đề án 844), trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện nay có gần 100 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động, trong đó có khoảng 20 quỹ nội.
“Quỹ nội và quỹ ngoại có xu hướng kết hợp nguồn lực với nhau để cùng đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp, đặc biệt cho các trường hợp là doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong bối cảnh Covid-19 khi nhà đầu tư ngoại bị hạn chế di chuyển thì hình thức liên kết này càng được đẩy mạnh. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ và phân nhóm nhà đầu tư tiềm năng theo định hướng và mục tiêu phát triển của mình”, bà Dung nói.
ADB: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt thiếu cơ quan xếp hạng đáng tin cậy và có uy tín
ADB vừa xuất bản báo cáo "Tiềm năng đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín dụng trong nước tại Việt Nam" (nguyên bản tiếng Anh "The Potential for Foreign Investment in a Domestic Credit rating Agency in Viet Nam") để đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Việt Nam từ quan điểm của một cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu.
Việc thu hút một cơ quan xếp hạng toàn cầu đầu tư vào một trong những cơ quan xếp hạng địa phương hiện tại hoặc trong tương lai là rất quan trọng cho sự tín nhiệm.
Theo Báo cáo, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ sáu của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) trong 18 tháng vừa qua đã thúc đẩy việc dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
So với các quốc gia châu Á khác, Việt Nam bị ảnh hưởng ít nhất từ dịch bệnh do vi-rút corona gây ra. Mặc dù dự kiến có sự suy giảm tăng trưởng kinh tế ngắn hạn trong năm 2020, song nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2021 và giữ vững vị thế là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của khu vực.
Báo cáo cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2017. Trong năm 2019, lượng phát hành đạt trị giá 12,8 tỷ USD, lớn hơn so với con số của Indonesia và Philippines. Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2018 và 2019, sau khi có sự nới lỏng các quy định về công bố thông tin và điều kiện phát hành.
"Tuy nhiên, việc thiếu văn hóa xếp hạng tín nhiệm đặt ra những rủi ro đáng kể đối với thị trường trái phiếu và lĩnh vực tài chính, đặc biệt khi các nhà đầu tư riêng lẻ hiện đang sở hữu gần một phần tư tổng lượng trái phiếu phát hành", Báo cáo nhấn mạnh.
Việc thiếu nhu cầu xếp hạng tín nhiệm trong quá khứ luôn là nhân tố hạn chế đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước ở Việt Nam.
Hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước đã được Bộ Tài chính cấp phép (công ty thứ nhất trong năm 2017 và công ty thứ hai vào tháng 3/2020) đều chưa hoạt động.
Trong khi đó, Luật Chứng khoán mới ban hành năm 2019 yêu cầu một số trái phiếu phát hành ra công chúng (nhưng không phải phát hành riêng lẻ) phải được xếp hạng bởi một đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước sẽ có hiệu lực kể từ tháng 1/2021.
Hơn nữa, dự thảo các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán mới chỉ đòi hỏi rất ít, nếu không muốn nói là không đòi hỏi, trái phiếu phát hành phải được xếp hạng. Điều này khác với các thị trường ASEAN khác, nơi quy định bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm đối với các trái phiếu phát hành ra công chúng - và thường là cả phát hành riêng lẻ - trong suốt những năm hình thành trái phiếu.
Hai công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước đã được Bộ Tài chính cấp phép (công ty thứ nhất trong năm 2017 và công ty thứ hai vào tháng 3/2020) đều chưa hoạt động.
Theo ADB, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đang mong muốn nhìn thấy sự tăng trưởng có trật tự của một thị trường trái phiếu lành mạnh và đã bày tỏ cam kết mạnh mẽ đối với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước.
Sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2017 là bền vững và bối cảnh kinh doanh cho một công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu gia nhập thị trường Việt Nam thông qua một thỏa thuận dịch vụ kỹ thuật là rất hấp dẫn. Một thỏa thuận dịch vụ kỹ thuật sẽ mang lại việc gia nhập thị trường với rủi ro thấp.
Báo cáo nhận định các bên gia nhập thị trường của Việt Nam sẽ mong muốn được chứng kiến sự hợp tác của các thể chế địa phương với một công ty xếp hạng toàn cầu. Điều này sẽ dẫn tới sự pha trộn lý tưởng giữa thông lệ tốt toàn cầu với sự hiểu biết địa phương về văn hóa, doanh nghiệp và thực tiễn.
Hơn nữa, hợp tác kỹ thuật giữa một công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu và một đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước sẽ giúp nâng cao uy tín của đơn vị xếp hạng trong nước (thông qua danh tiếng của công ty xếp hạng toàn cầu về các quy trình quản lý và phân tích nghiêm ngặt), dẫn tới sự chấp nhận rộng rãi hơn của thị trường và sử dụng xếp hạng của công ty xếp hạng trong nước nhiều hơn.
"Càng nhiều trái phiếu được xếp hạng - cho dù thông qua những thay đổi trong văn hóa hay quy định về xếp hạng - bối cảnh kinh doanh sẽ càng rõ ràng hơn để một công ty xếp hạng quốc tế vượt ra ngoài khuôn khổ thỏa thuận kỹ thuật và đầu tư cổ phần vào một công ty xếp hạng tín nhiệm trong nước đã được thành lập hoặc một đơn vị mới", Báo cáo nhấn mạnh.
Báo cáo dự định sẽ giúp cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu cân nhắc việc tham gia thị trường, lý tưởng là hợp tác với các bên tham gia khác trên thị trường. Đây không phải là một báo cáo cho thị trường trái phiếu.
Vốn ồ ạt rót vào startup Đông Nam Á mặc Covid-19 Các startup thương mại điện tử và vận chuyển vẫn huy động được hàng trăm triệu USD mặc ảnh hưởng của Covid-19. Lượng đầu tư vào các startup Đông Nam Á đã tăng vọt trong quý thứ 2 của năm mặc ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Nhận được nhiều vốn nhất là nhóm các công ty về thương mại điện tử và công...