Cơ hội nghìn năm khó tìm: thưởng thức món cơm gà quay Hong Kong được sao Michelin ngay tại Hà Nội
Ngày 23/3 tới đây, con dân Hà Nội sẽ có cơ hội ăn thử món cơm gà quay Michelin “chính chủ” chỉ với khoảng 46k tại lễ hội Singapore 2019 được tổ chức tại Hà Nội.
Mới đây, đại sứ Singapore Catherine Wong Siow Ping đã thông báo về lễ hội du lịch lớn của Singapore tại Việt Nam được tổ chức vào ngày 23/3 tới đây. Trước đây, Singapore đã từng tổ chức nhiều lễ hội du lịch tương tự tại các nước như Myanmar, Ấn Độ, Mỹ… song đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Lễ Hội Singapore – hình minh hoạ.
Được biết, lễ hội Singapore tại Hà Nội sẽ dịp để chia sẻ hình ảnh và văn hoá Singapore đến với người dân Việt Nam. Lễ hội sẽ bao gồm các hoạt động như ca múa truyền thống, âm nhạc hiện đại, show thời trang và nhất là ẩm thực.
Các thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của Singapore như thịt nướng bak kwa, các món Nonya gia truyền, bánh mì nướng bơ dừa trứng, trà sữa Singapore… Ngoài ra, điều đáng mong chờ nhất chính là món cơm gà Hong Kong trứ danh đã đạt được sao Michelin cùng với sự xuất hiện của đầu bếp Chan Hon Meng tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ lễ hội Singapore 2019 ở Hà Nội, đầu bếp Michelin Chan Hon Meng sẽ đến Việt Nam vào ngày 23/3.
Dành cho bạn nào không biết, vào năm 2017, món gà quay Hong Kong của ông Chan Hon Meng tại Singapore đã được bất ngờ trao tặng sao Michelin danh giá trong giới ẩm thực, trở thành một trong số ít những quán ăn đường phố làm được điều này.
Đây là một sự kiện gây tiếng vang lớn không chỉ bởi một món ăn đường phố được sao Michelin, mà còn là một món ăn với giá rất rẻ (chỉ khoảng 2 USD, tương đương 46k tiền Việt). Điều này đã tái định nghĩa lại giá trị của ẩm thực nói chung, rằng ẩm thực không chỉ là những món đắt đỏ, được phục vụ trong nhà hàng sang trọng. Rằng bạn không cần phải bỏ thật nhiều tiền thì mới được ăn ngon.
Video đang HOT
Tiệm vịt quay đường phố được sao Michelin đã từng là tin tức “bùng nổ” nhất trong giới ẩm thực.
Thương hiệu Hawker Chan vốn rất nổi tiếng ở Singapore, là một thương hiệu cơm và mì gà quay quen thuộc với nhiều người. Chỉ từ một quầy thức ăn nhỏ nằm trong khu thương mại phức hợp giống như nhiều quầy ẩm thực đường phố hay quầy bán đồ ăn trong các chợ truyền thống nhưng không ai ngờ thương hiệu này lại nhận được cả sao Michelin.
Trước đó, ông Chan cho biết: “Tôi chẳng biết gì về Michelin cả, chỉ ngờ ngợ rằng nó là giải thưởng rất cao quý”. Thậm chí, ông Chan còn xem việc mình được sao Michelin như một trò đùa, không tin khi đại diện Michelin liên hệ với ông.
Tiệm vịt quay nhỏ chẳng khác hàng vịt quay bình thường.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi quán ăn của ông Chan vốn chỉ là một tiệm gà quay nhỏ nằm trong một khu phố ẩm thực của Singapore. Bề ngoài, nó trông chẳng khác một hàng gà quay bình thường với cảnh tượng quen thuộc là hàng gà quay ướp được treo sau tủ kính, bao trùm bởi tiếng chặt thịt trên thớt gỗ, tiếng xôn xao trò chuyện của phố xá.
Ấy vậy mà trong số những nhà hàng danh tiếng ở Singapore, chỉ có món gà quay kiểu Hong Kong của ông Chan đã đạt được sao Michelin danh giá. Món gà quay của ông Chan được đánh giá là “Món ăn Michelin rẻ nhất thế giới”, chỉ với khoảng 2 USD cho một phần cơm.
Công thức thịt quay của tiệm được truyền lại từ một người bà con của ông Chan, có xuất xứ từ Hong Kong. Tuy nhiên, để được nhiều người yêu thích như bây giờ, ông Chan đã trải qua một quá trình cải thiện công thức, cho ra đời món gà quay mang hương vị đặc trưng riêng.
Ông Chan Hon Meng cùng món cơm vịt quay Michelin chỉ khoảng 46k.
Và giờ đây, món ăn ấy lại lên đường sang Việt Nam cùng với ông Chan, vào lễ hội Singapore 2019 ở Hà Nội ngay ngày 23/3 tới đây. Nếu bạn vẫn chưa được thử hương vị của một món ăn Michelin và thắc mắc không biết nó có chất lượng như thế nào, thì đây là một cơ hội không thể tốt hơn nữa! Chỉ với 2 USD (tầm 46k), bạn đã có thể thưởng thức món cơm gà quay Michelin trứ danh rồi đấy.
Theo Trí thức trẻ
Món salad 'giàu sang' của Singapore
Mỗi thành phần trong món salad cá đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thích hợp dùng trong dịp sinh nhật, đầu năm mới.
Vào dịp Tết Nguyên đán, các đầu bếp trên khắp đất nước Singapore sẽ làm món salad cá sống mang tên Yu Sheng. Họ cắt lát hoặc thái nhỏ các nguyên liệu, mỗi thành phần đều có ý nghĩa riêng. Theo cách viết của tiếng Trung, "cá" có nghĩa là thịnh vượng. Bởi vậy, món ăn trên được gọi là salad "giàu sang" và người dân thường ăn nó với hy vọng có được sự sung túc.
Món salad Yu Sheng được nhiều người Singapore ưa thích trong Tết Nguyên đán. Ảnh: Thebestsingapore.
Theo truyền thuyết, món ăn này bắt nguồn từ câu chuyện một cặp vợ chồng gặp nạn trong cơn bão đã sống sót nhờ ăn cá trộn giấm. Một số ý kiến khác cho hay, món Yu Sheng do các ngư dân Quảng Châu, Trung Quốc nghĩ ra. Họ thường thưởng thức thành quả của mình trong sinh nhật và ngày thứ 7 của Tết Nguyên đán.
Khi thức ăn trên được những người nhập cư Trung Quốc mang tới Singapore, nó khá giống với món Yu Sheng ngày nay. Ban đầu, nó được bán ngoài đường phố với một chút cá sống, gừng thái nhỏ, rau diếp và hành lá, sau đó khách hàng sẽ tự thêm muối, đường và giấm. Một số người dùng rau diếp để cuộn ngoài miếng cá sống.
Các thành phần trong món Yu Sheng đều có ý nghĩa may mắn. Ảnh: HotelJen.
Năm 1964, bốn đầu bếp đã tạo ra một công thức nổi tiếng cho món salad này. Họ được mệnh danh là Tứ đại thiên vương của ẩm thực Singapore. Đó là Lau Yoke Oui, Tham Yui Kai, Hooi Kok Wai và Sin Leong. Đầu bếp Lau và Tham đã qua đời. Ông Sin, 91 tuổi và ông Hooi, 79 tuổi hiện làm việc tại nhà hàng Red Star bên cạnh dòng sông Valley, nơi mà họ cùng gây dựng trong 45 năm qua.
Họ đã lựa chọn những nguyên liệu với các ý nghĩa may mắn. Mỗi khi họ thêm một thành phần vào, khách hàng sẽ nhận được một lời chúc tốt đẹp. Cá sống có ý nghĩa "Thịnh vượng trong năm mới", dầu ăn là "Dồi dào của cải", nước sốt mận là "Tình duyên suôn sẻ", hạt tiêu là "Tài lộc và của cải". Cuối cùng, khi những chiếc bánh được đưa vào, bạn có thể hy vọng "Vàng bạc đầy ắp trong gia trang".
Bạn phải dùng đũa lớn để thưởng thức món salad "giàu sang". Ảnh: Thehoneycombers.
Sự xuất hiện của Yu Sheng trong các bữa tối ngày càng phổ biến, kích thước của món ăn cũng thay đổi. Nhiều nguyên liệu được cho thêm vào đó. Tới những năm 1970, các loại đũa lớn, thường chỉ dùng trong việc nấu mỳ, đã được sử dụng để thưởng thức món salad quá khổ này.
Các thực khách tin rằng, nếu họ càng trộn món salad nhiều thì họ sẽ càng nhận được nhiều may mắn. Vì vậy, Yu Sheng đã có một tên mới là "lo hei" có nghĩa là "món trộn may mắn".
Lan Hương
Theo VNE
10 món độc đáo trên bàn ăn vào ngày đầu năm ở Singapore Ở Singapore, Tết Nguyên đán đồng nghĩa với các buổi họp mặt gia đình bên bàn ăn để thưởng thức những món ngon, mang tính biểu tượng độc đáo vào đầu năm. Lẩu: Ở Singapore, món lẩu bao gồm một nồi nước dùng lớn. Mỗi thực khách sẽ tự nấu phần ăn của mình bằng cách nhúng các nguyên liệu như cá, rau...