Cơ hội nào cho ngành công nghiệp game Việt Nam vươn ra thế giới?
Nhiều ngành nghề được thúc đẩy phát triển trong kỷ nguyên chuyển đổi số giữa mùa Covid-19, nhưng ngành game của Việt Nam vẫn đang đứng ngoài cuộc chơi này.
Covid-19 bùng nổ đã thay đổi hoàn toàn cách cả thế giới vận hành. Từ chỗ tập trung đông người trong những sự kiện offline hoành tráng, nhiều mô hình đã phải chuyển sang hình thức online dẫn tới gia tăng chi phí cho nghiên cứu & phát triển, vận hành.
Giữa lúc nhiều ngành nghề gặp khủng hoảng, thậm chí một số thương hiệu khách sạn, hàng không còn phải tuyên bố phá sản, ngành công nghiệp game trên toàn thế giới nhìn chung vẫn tăng trưởng tốt.
Bởi game là ngành kinh doanh đặc thù xuyên biên giới khi bất cứ thị trường nào cũng có thể là nơi vừa tiêu thụ vừa là nơi sản xuất game. Cơ hội vì thế rộng mở cho bất cứ quốc gia khởi nghiệp nào chứ không chỉ riêng những nước có ngành công nghiệp game phát triển mạnh như Mỹ, Nhật, Hàn hay Trung Quốc.
Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường phát triển ở châu Á, theo báo cáo của Niko
Dự báo của Niko đến năm 2024, nhóm 10 nước châu Á sẽ có 826 triệu người chơi game và tạo ra doanh thu 42 tỷ USD. Khi đó, doanh thu toàn cầu của cả thị trường ước đạt 195 tỷ USD, theo Newzoo.
Đây có thể xem là cơ hội vàng cho các nhà phát triển game Việt Nam. Tuy vậy, số lượng startup khởi nghiệp ở lĩnh vực này trong những năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà phần nhiều là các studio độc lập (indie) làm game nhỏ phát hành ra nước ngoài (go global). Cơ hội để cho người Việt ‘tái định nghĩa’ ngành game vì thế vẫn còn khá mơ hồ, dù người chơi trên toàn cầu vẫn luôn rất cởi mở với các sản phẩm mới.
Thế nào là tái định nghĩa?
Tái định nghĩa là cách nói vui của dân công nghệ dành cho Apple, từ chuyện bỏ ổ CD/DVD trên máy Macbook Air ngày xưa cho đến bán iPhone 12 không kèm củ sạc ngày nay.
Mỗi lần thay đổi, Apple lại tái định nghĩa một thứ gì đó và khiến cả ngành công nghiệp chạy theo, bắt chước theo, tạo thành xu hướng cho cả thế giới.
Với ngành game cũng xảy ra điều tương tự, lật giở lại lịch sử cách đây 20 năm, Diablo II khi ra đời cũng đã tái định nghĩa thế nào là một game RPG, từ chuyện thiết kế thanh máu, cây kỹ năng đến hệ thống đồ đạc, quái vật.
Video đang HOT
Diablo II được xem là tượng đài game nhập vai phương Tây, tái định nghĩa UX/UI cho thể loại này
Gần đây hơn chúng ta có PUBG tạo ra chuẩn mực mới cho game bắn súng với khái niệm đấu trường sinh tồn 1v99 (battle royale). Xen lẫn thời kỳ này là sự bùng nổ nhất thời của thể loại cờ nhân phẩm (auto battler) với cái tên tiêu biểu là Auto Chess và loại trừ xã hội (social deduction) với hiện tượng Among Us.
Điểm đặc biệt là những game nói trên được game thủ đón nhận mà không hề có sự phân biệt về nguồn gốc xuất xứ. Và như đã nói ở trên, với mỗi năm lại có một game mới nổi tạo thành trào lưu cho cả thế giới học theo, cơ hội vì thế cũng mở rộng cho bất cứ lập trình viên nào, không kể đó là người Việt, Mỹ, Hàn hay Nhật.
Nút thắt ở thị trường Việt Nam
Thực tế, năm 2014, Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông cũng từng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu. Dù không phải game tiên phong hay tạo ra doanh thu ‘khủng’, nhưng Flappy Bird đã phần nào tái định nghĩa chuẩn mực thiết kế game mobile thời đó bằng sự đơn giản trong thiết kế, dễ chơi nhưng khó giỏi.
Dù thành công này không thể duy trì được lâu, nhưng Flappy Bird giống như mũi tên chỉ đường cho các studio Việt muốn tạo dựng một sản phẩm thành công, dù chỉ có một người và đam mê. Nhưng từ đó đến nay, không có thêm một cái tên nào đủ xuất sắc để tạo nên tiếng vang trên trường game quốc tế.
Vấn đề ở đây là gì, khi Việt Nam không thiếu các lập trình viên xuất sắc nhưng lại chỉ giỏi làm ra các game nhỏ, ít đột phá. Đem trăn trở này hỏi những người trong cuộc, đây có lẽ vẫn là bài toán khó giải đối với các nhà làm game Việt.
Flappy Bird từng vụt sáng rồi tắt lịm trong thoáng chốc
“Thế giới mỗi năm chỉ tạo được một hai xu hướng rầm rộ, vì thế để an toàn và nuôi sống doanh nghiệp, các studio Việt vẫn đi theo hướng làm game nhái (clone) là chính. Kiểu chăm chút một game để thành công ngay lập tức (one-hit wonder) chỉ phù hợp với các đội ngũ nhỏ không còn gì để mất, làm nhiều năm trời với hy vọng may mắn tạo được hit. Còn khi đội ngũ đã lớn thì việc nuôi sống team là ưu tiên hàng đầu. Vì thế quan trọng đội ngũ của bạn phải sống đủ lâu trước khi may mắn gõ cửa”, anh Khánh Nguyễn (founder & CEO, WolfFun) chia sẻ.
Cùng chung quan điểm này, anh Nam Nguyễn (cựu Game Designer, VTC Intecom) đánh giá, về mặt kỹ thuật chúng ta có đủ sức nhưng còn thiếu tư duy chất xám, nguyên do là thiếu nguồn lực cả về con người lẫn tiền bạc. Vì thế xu hướng làm game hiện nay vẫn chủ yếu là làm game nhái.
Qua quan sát thị trường những năm qua, anh cho biết có hai xu hướng khá rõ rệt ở Việt Nam là một số studio làm game thực dụng, vòng đời ngắn, nhanh hái ra tiền thì thành công rực rỡ, còn một số studio mơ mộng làm game bom tấn tầm cỡ thế giới thì đã lụi bại trước khi chạm ngõ thành công.
“Cơ hội thì nhà phát triển nước nào cũng có, nhưng dev Việt hầu hết thích ăn chắc mặc bền không dám mạo hiểm, muốn làm cái gì đó ăn ngay chứ không khoái làm cái gì sáng tạo quá mới, nói chung cơ hội của chúng ta thấp vì không chịu tiếp cận”, anh Trương Hải Nam (Peanut Games) thẳng thắn nhìn nhận
Những tựa game "made in Việt Nam" khiến quốc tế ngỡ ngàng, nhiều cái tên lập kỷ lục vang danh thế giới
Không chỉ thế giới mà tại Việt Nam, có những nhà phát triển đã tạo ra các tựa game made in Việt Nam khiến thế giới phải nể phục.
Flappy Bird
Flappy Bird là một hiện tượng mà không ai có thể ngờ tới. Trò chơi được phát hành vào năm 2013 bởi nhà phát triển Việt Nam - anh Nguyễn Hà Đông. Cách chơi của trò chơi cực kỳ đơn giản. Bạn sẽ điều khiển một con chim, cố gắng bay qua những cột ống xanh dài bất tận mà không đâm vào chúng. Nhà phát triển tiết lộ rằng anh đã tạo ra trò chơi chỉ trong vài ngày.
Vào tháng 1 năm 2014, đây là trò chơi được tải xuống nhiều nhất trong cả App Store và Google Play Store nhờ vào tính chất gây nghiện. Nhà phát triển đã kiếm được 50.000 đô la một ngày từ quảng cáo trong trò chơi trong thời gian này. Flappy Bird từng có thời điểm đứng đầu bảng xếp hạng Ứng dụng miễn phí tại Hoa Kỳ , Anh và Trung Quốc vào tháng 1 năm 2014 và cũng là Ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên App Store vào cùng thời điểm.
Thoáng chốc đã 7 năm trôi qua, cũng vào dịp hè nắng cháy bỏng năm 2013, một tựa game mobile bỗng nhiên trở thành hiện tượng trên khắp thế giới và trở thành kẻ tàn sát biết bao chiếc smartphone hiện đại lúc bấy giờ. Cái tên ấy, không ai khác chính là Flappy Bird, một tựa game của người Việt nhưng để lại dấu ấn đậm nét cho cả thế giới.
Free Fire
Nghe thì có vẻ rất lạ lẫm, song tựa game bắn súng sinh tồn đình đám này cũng được tạo ra từ một studio của Việt Nam. Cụ thể Free Fire được phát hành cho Android và iOS vào tháng 12 năm 2017 bởi Garena Studios và được phát triển bởi 111dots Studio (Việt Nam). Sau đó, Garena đã mua lại bản quyền tựa game này và phát hành tại nhiều thị trường như Ấn Độ, Brazil...
Tháng 6/2020 vừa qua, Free Fire xuất sắc đứng thứ ba trong top 10 tựa game mobile có doanh thu cao nhất thế giới, chỉ xếp dưới hai cái tên Peacekeeper Elite (PUBG Mobile Trung Quốc) và Vương Giả Vinh Diệu. Trước đó, vào tháng 12/2019, nhà phân tích nổi tiếng trong ngành công nghiệp game - Daniel Ahmad hay còn gọi là ZhugeEx cho biết, tựa game Garena Free Fire đã chính thứ vượt qua cột mốc tổng doanh thu 1 tỷ đô la .
Caravan War
Caravan War từng là tựa game lọt vào Top 10 game được tải nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Được ra mắt vào đầu năm 2018 và phát triển 100% bởi một công ty Việt Nam là Hiker Games.
Không phải tựa game Việt Nam nào cũng có thể làm được điều này, đặc biệt là tại các thị trường vốn dĩ là "sư phụ làng game mobile thế giới" như Hàn Quốc và Trung Quốc. Ấy vậy mà, Caravan War vẫn xuất sắc chen chân được vào Top 10 tựa game được yêu thích tại Trung Quốc, trước khi lấn sân sang xứ Kim chi.
Caravan War lọt top những tựa game mới được yêu thích tại thị trường Hàn Quốc
Metal Squad
Metal Squad được xem là một phiên bản Rambo Lùn "made in Việt Nam". Được phát triển bởi Sora Game, một nhóm sinh viên đam mê viết và lập trình game. Tựa game này đã từng cán mốc 10 triệu lượt tải trên toàn cầu.
7554
7554 tuy không phải là một sản phẩm game mobile, song chắc chắn là một trong những tựa game khiến người chơi Việt phải tự hào và nể phục . 7554 là cái tên hiếm hoi của người Việt nói về lịch sử chiến tranh Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu.
7554 tiếp tục là cái tên được phát triển bởi Hiker Games, khai thác bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 9 năm từ 1946 - 1954. Vào thời điểm ra mắt, 7554 tuy chưa thể sánh ngang được với các bom tấn lúc bấy giờ, song vẫn nhận được những đánh giá rất cao từ game thủ về đồ họa, cốt truyện và lối chơi.
Cùng là game thẻ bài Huyền Thoại Runeterra có gì khác so với phần lớn card-battle game tại Việt Nam? Huyền Thoại Runeterra (Legends Of Runeterra) là một game online thể loại thẻ bài chiến thuật được xây dựng theo cốt truyện của Liên Minh Huyền Thoại và được Riot giới thiệu lần đầu vào tháng 10/2019. Mặc dù cùng là game thẻ bài như nhiều tựa game khác đang có tại Việt Nam nhưng Huyền Thoại Runeterra sở hữu một lối chơi...