Cơ hội để ngành sản xuất vật liệu “xanh” Việt Nam bứt phá
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường cùng sự phát triển của đô thị hiện đại, vật liệu xây dựng “xanh” đang trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của mỗi công trình, đặc biệt là sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng.
Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là vật liệu xanh) ngày càng được ưu chuộng trong xây dựng, kiến trúc đang mở ra cơ hội mới cho ngành sản xuất này bứt phá.
Xu hướng sử dụng vật liệu xanh “tỉ lệ thuận” với sự phát triển đô thị
Với tỷ lệ đô thị hóa cao cùng sự gia tăng nhanh chóng của các tòa nhà cao tầng, chung cư, khách sạn… Việt Nam đang sở hữu một thị trường rộng lớn cho sự phát triển ngành xây dựng, đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nước. Theo thống kê, bình quân mỗi năm Việt Nam ước có khoảng 80 – 90 triệu m2 hạ tầng xây dựng, trong đó, vật liệu xây dựng chiếm tới 30 – 50% tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng.
Đặc biệt, trên thị trường cung ứng vật liệu xây dựng hiện nay, vật liệu xây dựng xanh đang là xu hướng được ưa chuộng rộng rãi. Trong đó, kính tiết kiệm năng lượng chiếm tỷ trọng đáng kể bởi tính thẩm mỹ, hiện đại và hiệu quả tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của Hiệp hội kính và thủy tinh Việt Nam, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm xanh ngày một tăng cao. Điều này góp phần khẳng định sự ưa chuộng của loại hình vật liệu này trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc.
Cũng chính vì thế, đòi hỏi về tiêu chuẩn sản phẩm cũng ngày càng gắt gao hơn, không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng mà còn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần có của vật liệu xây dựng xanh.
Video đang HOT
Kính xây dựng thông thường đang được thay thế dần bằng kính tiết kiệm năng lượng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Xu hướng xây dựng bền vững khuyến khích sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm hạn chế tối đa tác động lên môi trường mà vẫn đảm bảo công năng, thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế của công trình. Sự xuất hiện của dòng kính tiết kiệm năng lượng với các chức năng tối ưu hóa cho nhà ở hiện đại đã và đang trở thành ưu tiên hàng đầu, được ngành xây dựng, kiến trúc đặc biệt ưu ái.
Hướng đến sự phát triển bền vững
Mặc dù ngành vật liệu xây dựng những năm trở lại đây đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững. Tại tọa đàm Xây dựng đề án “Phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ đã xác định: cần hướng đến phát triển bền vững ngành vật liệu xây dựng, đẩy mạnh sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm vật liệu xây dựng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đồng thời, tại tọa đàm, đại diện Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cũng đề xuất trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
Đối với ngành sản xuất kính xây dựng, mặc dù có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng lại khá hiếm đơn vị có đủ khả năng sản xuất được dòng sản phẩm kính tiết kiệm năng lượng. Tại Việt Nam, Viglacera là một trong số ít doanh nghiệp sở hữu Nhà máy gia công kính tiết kiệm năng lượng với dây chuyền, công nghệ sản xuất tiên tiến bậc nhất hiện nay.
Nhà máy này là một trong số ít sử dụng công nghệ tiên tiến về tôi kính bởi hệ thống tuần hoàn khí nóng cả phía trên và phía dưới giúp nhiệt độ tấm kính được nâng lên đồng đều trên toàn bộ diện tích nung. Đặc biệt với công nghệ này tôi được sản phẩm kính phủ từ 2 đến 3 lớp bạc với độ phát xạ (E-value) bé hơn hoặc bằng 0,02.
Các sản phẩm kính từ thương hiệu này đều được Viện nghiên cứu IFT Rosenheim kiểm tra và chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế DIN 1096:2012 (CHLB Đức).
Bảo tàng Quảng Ninh là một trong những công trình sử dụng sản phẩm kính từ Viglacera
Trên thị trường, vật liệu xây dựng xanh như kính tiết kiệm năng lượng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm kính truyền thống. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài, những sản phẩm công nghệ mới sẽ tiết kiệm năng lượng nhiều hơn, tối ưu hơn với vòng đời sử dụng dài hơn. Chính vì vậy, theo nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán, vật liệu xanh nói chung và kính tiết kiệm năng lượng nói riêng sẽ dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình hiện đại
Gelex cầm cố cổ phiếu VGC đảm bảo cho công ty con
Gelex mới đây có thông báo cầm cố cổ phiếu VGC bên cạnh đó tổ chức ĐHĐCĐ để tăng vốn điều lệ.
Mới đây, HĐQT Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, GEX) công bố Nghị quyết thông qua việc cầm cố cổ phiếu Tổng Công ty Viglacera (VGC) để làm tài sản bảo đảm cho CTCP Hạ tầng Gelex phát hành trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền năm 2020.
Công ty Hạ tầng Gelex là công ty con do Gelex sở hữu 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này chuyên quản lý các khoản đầu tư trong lĩnh vực năng lượng và hạ tầng.
Trước đó, Gelex cũng từng thế chấp cổ phiếu VGC để bảo đảm cho nghĩa vụ vay của CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) hồi cuối tháng 9. Gelex Electric là công ty con của Gelex, do Gelex sở hữu tới 99,998% vốn điều lệ hơn 2.200 tỷ đồng.
Diễn biến gần đây vào ngày 8/10, Gelex thông báo đã mua vào thành công hơn 94,6 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera và nâng tỷ lệ nắm giữ từ 24,96% lên 46,07% vốn điều lệ.
Song song đó, Gelex cũng đã đưa thêm người vào Viglacera khi tiến cử ông Lương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch HĐQT Gelex vào vị trí Phó Tổng giám đốc của Viglacera.
Viglacera và Gelex đang phối hợp với nhau với mục tiêu trở thành nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hai bên đang triển khai các thủ tục pháp lý để mở rộng dự án 100 ha tại Tây Ninh lên 600 ha, đã mua khu công nghiệp Long Sơn 800 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Riêng Viglacera hiện sở hữu 12 khu công nghiệp ở miền Bắc với tổng quỹ đất hơn 5.000 ha.
HĐQT Gelex cũng vừa thông báo tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 29/12 nhằm biểu quyết thông qua phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu để tăng vốn. Ngày chốt danh sách cổ đông là ngày 14/12.
Cổ đông đồng ý cho Gelex bán 12 triệu cổ phiếu quỹ giá 12.000 đồng/cp Cổ đông của Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, GEX) đã thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ theo chương trình ESOP với tỷ lệ đồng ý lên đến 68,37%. Trước đó, Gelex lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc bán 12 triệu cổ phiếu quỹ theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với...