Có hay không việc tiền điện tăng bất thường ???
EVN HANOI phần mềm chạy trên hệ điều hành Android, IOS và Windows phone.
Trong những ngày qua trên một số diễn đàn, một số trang mạng có đăng tải nội dung “Choáng với tiền điện tăng bất thường” hoặc là “Sốc với hóa đơn tiền điện tăng gấp 3 lần”, thấy nhiều bạn cũng mang trong mình nỗi niềm, tâm trạng như vậy lân la tại một số khu vực để tìm hiểu thực hư việc có hay không tiền điện tăng bất thường trong các tháng giáp Tết.
Chị Trần Thị Yến – Ngõ 179 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: Gia đình tôi cũng là một khách hàng sử dụng điện như bao gia đình khác cũng phải sử dụng điện một cách hết sức tiết kiệm. Tuy nhiên tôi phải khẳng định một điều rằng tiền điện tháng 2 (thực chất là ngày sử dụng của tháng 1- PV) số tiền nhiều hơn so với vài tháng trước đó, mặc dù không mua sắm thêm thiết bị, thời gian sử dụng điện không thay đổi. Vào các tháng trước Tết, cụ thể
là tháng 1/2016, có 4 – 5 đợt rét đậm, rét hại và mưa phùn quần áo giặt giũ, phơi quần áo không thể khô được, mặc dù tiết kiệm lắm nhưng cũng phải bật tủ sấy quần áo, ai cũng muốn sạch sẽ, quần áo thơm tho để chuẩn bị đón Tết mà. Cầm biên nhận thanh toán tiền điện thấy có tăng nhưng cũng là chuyện hết sức bình thường.
Bà Đào Thị Liên – Ngõ 129 Trương Định nhanh nhảu cho biêt: Thời tiết năm vừa qua khắc nghiệt quá, nóng thì nóng quá, mà lạnh thì lạnh quá, tôi nghe trên tivi là năm qua thời tiết khắc nghiệt kỷ lục hơn 40 năm qua đấy, rét quá đêm không ngủ được mà tôi không nằm được điều hòa do vậy cậu con trai mới mua cho cái chăn điện sử dụng bằng điện ấm lắm nên ngủ ngon hẳn, khỏe hẳn ra, chứ tuổi già không ngủ được thì mệt lắm, tết nhất đến nơi rồi chú ạ.
Anh Nguyễn Văn Nam – chủ cửa hàng sửa xe Nam Tới có địa chỉ 142 Trương Định cho biết: Với nền nhiệt độ ngoài trời cứ 10-12 độ C thì thời gian làm nóng nước trong bình nóng lạnh cũng lâu hơn dẫn đến tiêu tốn nhiều điện năng hơn; muốn làm ấm không khí trong nhà thì điều hòa nhiệt độ, quạt sưởi, đèn sưởi, chăn điện…cũng tiêu thụ điện nhiều hơn so với khi nền nhiệt độ ngoài trời cao hơn; tủ sấy quần áo cũng tiêu tốn nhiều hơn.
Video đang HOT
Phần mềm chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động
Để cập nhật thông tin kịp thời tôi đã tải về phần mềm chăm sóc khách hàng của EVN HANOI phần mềm chạy trên hệ điều hành Android, IOS và Windows phone. Sau khi tải về chỉ cần đăng nhập Tên và Mật khẩu chính là mã khách hàng được in trên biên nhận thanh toán tiền điện hàng tháng (PDxxxxxxxxxxx) là có thể tra cứu được lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện, chỉ số điện năng tiêu thụ và hóa đơn tiền điện, ngoài ra không may gia đình nào bị mất điện hoặc có thắc mắc, cần tư vấn các dịch vụ về điện chỉ cần gọi tới Trung tâm chăm sóc khách hàng số điện thoại 19001288, trực 24/24, đơn giản mà tiện lợi phết đấy – Anh Nam vui vẻ cho biết thêm.
Theo_Báo Đất Việt
Choáng váng vì tiền điện tăng sốc
Hoá đơn tiền điện của nhiều hộ dân Hà Nội tăng gấp đôi, gấp ba trong 2-3 tháng nay khiến nhiều người bức xúc.
Hoá đơn tiền điện của nhiều hộ dân Hà Nội tại các huyện, quận như Thanh Trì, Hà Đông đột ngột tăng sốc trong tháng 2, thậm chí có hộ hoá đơn tăng gấp đôi, gấp ba lại tái diễn 2-3 tháng nay.... khiến nhiều người bức xúc.
Anh Bình (Hà Đông - Hà Nội) than thở, đã từ rất lâu rồi anh chưa được cầm tờ hoá đơn tiền điện có chỉ số tiền dưới 800.000 đồng, mà chỉ toàn 900.000 - 1.000.000 đồng. "Đồ dùng trong nhà vẫn từng ấy thứ, mức dùng vẫn như xưa, nhưng tiền điện từ hồi chuyển về nhà mới này toàn gấp ba, gấp 4 lần hồi còn ở nhà thuê..."- anh Bình bức xúc và chìa tờ hoá đơn tháng 2/2016 vừa đóng.
Tiền điện cũng bỗng dưng tăng "sốc" gấp đôi trong tháng 2, chị Hoài (Thanh Trì - Hà Nội) tá hoả khi cầm tờ hoá đơn điện trên tay. Điều chị Hoài thấy nghi vấn là mức độ dùng điện của nhà chị các tháng trước và tháng 2 đều như nhau, vẫn từng ấy cái quạt, đèn, điều hoà... vậy nhưng tiền điện tháng 2 cận kề Tết lại tăng vọt so với các tháng trước. Chị Hoài cười đùa, "tháng trước nhà mình có hơn 300.000 đồng, vậy mà tháng này tăng tới trên 700.000 đồng. Mức dùng các thiết bị điện vẫn thế. Chắc ngành điện thưởng Tết. Không biết tháng 3 nghỉ Tết về quê gần chục ngày tiền điện có bớt đi được đồng nào không hay vẫn ngất ngưởng thế này".
"Khó hiểu quá" là câu cửa miệng chị Loan (chủ hộ sử dụng điện tại Thanh Trì - Hà Nội) thốt ra khi nhận hoá đơn điện từ nhân viên điện lực. Không sử dụng máy sưởi, máy sấy quần áo, không sử dụng bếp từ... trong những ngày Hà Nội vào đợt rét kỷ lục, nhưng tiền điện tháng 2 nhà chị Loan vẫn gấp rưỡi tháng trước, lên gần 700.000 đồng.
"Mình có thắc mắc với nhân viên thu ngân thì họ chỉ trả lời chắc tại do trời rét nhà dùng nhiều đồ sưởi ấm, nhưng thực tế thời gian vừa rồi nhà mình không sử dụng mấy đồ điện nói trên. Vì sao tiền điện lại tăng sốc vậy trời?"- chị đặt câu hỏi.
Hoá đơn tiền điện tăng cao gấp đôi, gấp ba trong tháng 2/2016 khiến nhiều hộ dân bức xúc
Choáng với hoá đơn điện tháng 2 bỗng dưng tăng lên tới gần 1,7 triệu đồng, anh Mạnh - một hộ sử dụng điện tại Thanh Trì (Hà Nội) chua chát nói, tiền điện cả công ty mấy chục người cũng chẳng hơn là bao so với gia đình 4 người dùng...
Không chỉ gia đình anh Bình, chị Hoài, chị Loan... có hoá đơn tiền điện tháng 2 cao bất thường so với tháng trước, mà theo phản ánh của nhiều hộ dân tại khu vực quận Hà Đông, huyện Thanh Trì (Hà Nội), tình trạng này đã xảy ra khoảng 2 - 3 tháng trở lại đây.
Thấy tiền điện tăng "sốc" bất thường, anh Bình đã liên hệ với phía điện lực kiểm tra công tơ điện nhưng chỉ nhận được câu trả lời "tất cả bình thường". "Chẳng có lẽ mua cái công tơ khác đấu trong nhà để so sánh với công tơ điện lực" - anh Bình nói.
Lời khuyên của "nhà đèn" là khi có bất kỳ sự bất thường nào về hoá đơn điện khách hàng có thể liên lạc với hotline để được giải đáp, nhưng theo đa số các hộ dân, giải đáp của ngành điện rất chung chung, không rõ ràng và không thoả đáng.
Theo anh Bình, dường như ngành điện đào tạo mặc định cách trả lời khách hàng hay sao mà lần nào gọi lên tổng đài phàn nàn tôi cũng chỉ nhận được câu trả lời do thời tiết nóng/lạnh nên khách hàng sử dụng tăng các thiết bị làm mát/nóng, do đó tiền điện tăng cao... Thử hỏi ngành điện đã kiểm tra để biết rõ nguyên nhân, trách nhiệm từ đâu chưa hay chỉ đổ lỗi cho dân... "Tôi gọi điện lên tổng đài để phản ánh, nhưng biết phản ánh chỉ để đấy thôi chứ chẳng có tác dụng gì" - anh buồn rầu.
Hồi tháng 3/2015 giá điện bình quân đã tăng 7,5% lên mức 1.622,05 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhờ tăng giá, doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng thêm 1.800 tỷ đồng, tương đương 18% so với năm 2014.
"Nhà đèn" đã không minh bạch trong việc rà soát chi phí đầu vào để làm cơ sở tính toán và điều chỉnh giá bán lẻ điện ... vẫn là điều mà các chuyên gia kinh tế nhắc tới khi bàn luận về giá điện, cách tính giá điện hiện nay. Mỗi lần nhắc đến chuyện giá điện, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đều thở dài bình luận, "nhà đèn đã không sòng phẳng với dân".
Còn nhớ, sau những bức xúc của dư luận về hoá đơn điện tăng bất thường, tại cuộc họp với ngành điện hồi tháng 7/2015 Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu ngành điện rà soát và nghiên cứu thay đổi lại cách tính biểu giá điện theo luỹ tiến, chia 6 bậc thang đã không còn phù hợp với tình hình thực tế. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tiền điện sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân tăng bất thường gấp đôi, gấp ba trong các tháng giữa năm 2015.
Theo đó, cách tính biểu giá điện mới có thể từ 6 bậc rút về còn 3 bậc để giảm gánh nặng cho người dân. Tính đến nay đã gần 7 tháng trôi qua nhưng bản bản dự thảo cách tính biểu giá điện mới vẫn chưa được xây dựng.
Lãnh đạo Bộ Công thường thừa nhận, biểu giá điện hiện có nhiều bậc thang khác nhau theo nguyên tắc càng dùng nhiều càng phải trả nhiều tiền là chưa thực sự thuyết phục và có lợi cho người dùng điện.
Sau nhiều than vãn của người sử dụng điện về cách tính điện đang có lợi cho "nhà đèn", bất lợi cho người tiêu dùng, ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) trong cuộc họp hồi tháng 2/2016 xác nhận, cơ quan này vẫn đang lấy ý kiến về phương án thay đổi cơ cấu giá bán lẻ. Cụ thể, nội dung đề xuất điều chỉnh giá bán điện 3 tháng/lần là để bắt nhịp hơn với tín hiệu thị trường. Điều này phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng là giá điện phải tiệm cận giá thị trường, song tất cả vẫn đang chờ xây dựng dự thảo.
Trong khi chờ đợi, người dân vẫn phải chịu cách tính giá luỹ tiến theo 6 bậc. Giá bán lẻ điện sinh hoạt thấp nhất là 1.484 đồng/kWh cho mỗi kWh điện từ 0 - 50 và cao nhất là gần 2.600 đồng cho mỗi kWh điện từ 401 trở lên.../.
Mẹo giảm tiền điện hiệu quả nhất
Dưới đây là một số mẹo giúp các gia đình sử dụng các thiết bị điện một cách tiết kiệm điện để giảm hóa đơn tiền điện.
Theo_VOV
Bài toán giá điện của EVN Tâp đoan Điên lưc Viêt Nam (EVN) vưa đưa ra lây y kiên công chung về Đề án cơ câu biêu gia điên sinh hoat ap dung giai đoan 2016-2017. Dù lựa chọn phương an biểu giá điện nào thì ap lưc tra thêm tiên điên cũng đều đô lên đâu đa số người sử dụng điện, nhất là ngươi ngheo - ngươi...