Có hay không tham nhũng ở các trường đại học Moldova?
Các giảng viên được trả lương thấp không có lựa chọn nào khác ngoài tìm kiếm những nguồn thu nhập bổ sung, như xuất bản sách, nhận quà tặng…
Một số người nói với sự châm biếm rằng, Moldova hiện là nơi có giáo dục nhất ở châu Âu, dựa trên số lượng văn bằng chứ không phải kiến thức thực sự. Ảnh: TI
Đó là bình luận của giáo sư Ararat Osipian – giảng viên tại Trung tâm Tội phạm khủng bố, tham nhũng xuyên quốc gia, Đại học George Mason, người đã dành thời gian từ tháng 6/2017 để thực hiện nghiên cứu thực địa về tham nhũng trong giáo dục đại học ở Moldova.
Cũng như các phân khúc khác của khu vực công, giáo dục đại học ở Moldova không hoàn toàn trong sạch. Các cuộc trò chuyện về tham nhũng giáo dục đại học của giáo sư Ararat Osipian với các sinh viên, cựu sinh viên, phụ huynh và các công dân khác đã mang lại một số kết quả.
Ở Moldova, nhu cầu bằng cấp học thuật rất cao. Đối với nhiều người, bằng tiến sỹ phải có để có uy tín và địa vị xã hội. Theo những người được hỏi, một số luận án có thể được bảo vệ thành công nhờ vào hối lộ.
Theo luật pháp Moldova, không chỉ hối lộ, mà các món quà cũng bị cho là bất hợp pháp. Bộ luật Hình sự nước này quy định rõ, không được phép tặng quà, sô cô la, và thậm chí là hoa. Tuy nhiên, việc tặng quà ở Moldova lại rất phổ biến trong thực tế.
Giáo sư Ararat Osipian cho rằng, việc Chính phủ trả lương thấp đã khiến nhiều người có tài năng, học thức từ bỏ ngành học thuật, rời bỏ đất nước để tìm kiếm thu nhập cao hơn.
Một số sinh viên được tiếp xúc với môi trường giáo dục quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như thực tiễn tham nhũng. Nước láng giềng Romania đã trao 5.000 học bổng cho các học sinh, sinh viên Moldova. Một cựu sinh viên chia sẻ, “tôi có những người bạn du học tại Romania và họ đã thất bại. Họ đã cố gắng đưa hối lộ, theo như “thông lệ” ở Moldova, nhưng họ đã thi trượt và phải quay trở lại Moldova”. Cần phải nói, Romania là một quốc gia thành viên của EU và họ phải chứng minh nỗ lực chống tham nhũng của mình.
Ở Moldova, hầu như mọi người đều có bằng đại học. Một số người nói với sự châm biếm rằng, đất nước họ hiện là nơi có giáo dục nhất ở châu Âu, dựa trên số lượng văn bằng chứ không phải kiến thức thực sự.
Video đang HOT
Đã có các biện pháp chống tham nhũng được thực hiện bởi các trường đại học. Chẳng hạn, Liên minh Sinh viên chống tham nhũng tại Đại học Quốc gia Moldova, hoạt động trong sự hợp tác với Cục Chống tham nhũng Quốc gia. Liên minh này có thể tiến hành, sắp xếp, bắt quả tang và truy tố hành vi hối lộ. Tuy nhiên, thực sự có bao nhiêu vụ được phanh phui? Có hay không một làn sóng chống tham nhũng, bắt giữ như vậy? Câu trả lời là: Không.
Trên thực tế, sinh viên có thể gặp rắc rối sau khi tiến hành điều tra. Họ có thể thất bại trong kỳ kiểm tra tiếp theo, bởi các giảng viên khác sẽ không muốn gặp kiểu rắc rối như thế này, hoặc công khai điểm xấu cho trường đại học…
Tại Moldova, mức lương mà giảng viên đại học nhận được là 120 – 200 USD/tháng, chỉ đủ để trang trải chi phí thức ăn, ngay cả khi một người ăn trong căng tin của trường đại học. Vậy, làm thế nào để họ tồn tại?
Nghiên cứu của giáo sư Ararat Osipian chỉ ra, các giảng viên cần phải làm nhiều công việc để có thu nhập bổ sung. Các sinh viên chia sẻ, tặng quà là một chuyện “thường ngày”, nhất là trong các dịp kiểm tra, thi cử.
Xuất bản sách cũng là một một hình thức kinh doanh phổ biến. Một số giáo sư bán sách và giữ hồ sơ của những người đã mua sách, những người không mua. Một số người được hỏi cho biết, nếu một sinh viên không mua sách, rất có thể, người này không thể vượt qua kỳ thi.
Trong khi đó, các giáo sư đưa ra giải thích khá hợp lý rằng, chỉ những người học dựa trên cuốn sách của họ mới có được kiến thức cần thiết để vượt qua kỳ thi.
Hoài Phương
Theo thanhtra.com
9 người bị tuyên án tử hình, chung thân vì tham nhũng
Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân.
Sáng 12/9, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chống tham nhũng "không dừng, không nghỉ"
Báo cáo nhấn mạnh, trong năm 2019, công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, "không dừng", "không nghỉ", "không chùng xuống" với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, tiếp tục khẳng định quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai" trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. (ảnh: Quochoi.vn)
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán được đẩy mạnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức đảng, đảng viên sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các địa phương có nhiều tiến bộ, có nhiều vụ việc phức tạp đã thực hiện vượt tiến độ, kế hoạch, khắc phục dần tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"; "tham nhũng vặt" được quan tâm chỉ đạo, tạo chuyển biến bước đầu trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Ông Lê Minh Khái cho biết, qua việc tự kiểm tra nội bộ phát hiện 19 vụ, 22 đối tượng. Qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 48 vụ, 37 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 13 vụ, 30 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng.
Cơ quan điều tra đã khởi tố mới 214 vụ, 487 bị can (giảm 18 vụ, tăng 56 bị can so với cùng kỳ năm 2018); thiệt hại trên 1.028 tỷ đồng và 22.069 m2 đất; thu hồi 615.06 tỷ đồng và 11.867 m2 đất; kê biên trên 795 tỷ đồng. Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 217 vụ, 653 bị can.
"Cơ quan điều tra VKSND tối cao khởi tố mới 12 vụ/16 bị can. Tòa án nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ, 849 bị cáo; đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân" - ông Lê Minh Khái cho biết.
Kiên quyết hủy bỏ quyết định không đúng về công tác cán bộ
Tuy vậy, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, một số bộ, ngành, địa phương còn có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định pháp luật về PCTN.
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa phát huy toàn diện. Một số biện pháp hiệu quả thấp.Một số nơi, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch, cung cấp thông tin trong hoạt động các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.
Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém, rất ít vụ việc, vụ án được phát hiện qua tự kiểm tra trong nội bộ...
"Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương" - ông Lê Minh Khái nói, đồng thời nhấn mạnh tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại.
Bên cạnh đó vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Công tác giám định, định giá tài sản phục vụ cho xử lý tham nhũng tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn bất cập.
Về nhiệm vụ năm 2020, Chính phủ tiếp tục xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về công tác PCTN; tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
"Kiên quyết loại bỏ những cán bộ hư hỏng, tham nhũng ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước, trước hết là trong các cơ quan phòng chống tham nhũng; Tập trung khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ" - báo cáo nêu rõ.
Cùng với đó là kiểm tra công tác quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước; kiên quyết hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
3 Phó TGĐ Mobifone bị khởi tố sau có vai trò gì trong vụ mua AVG? Trong vụ Mobifone mua cổ phần của AVG vi phạm quy định pháp luật, có 5 lãnh đạo của Mobifone bị khởi tố sau cùng. Họ cùng khởi tố ngày 26/8 thì 5 ngày sau đó (31/8), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra. Những người bị khởi tố sau có vai trò thế nào...