Có hay không mối liên kết giữa phim ảnh bạo lực và tệ nạn trong cộng đồng?
Từ phim hành động cho tới kinh dị, hay thậm chí là hài – tình cảm, không khó để nhận ra yếu tố bạo lực có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu.
Đã từ rất lâu nay, mức ảnh hưởng của bạo lực trên phim ảnh tới đời sống thật đã trở thành một đề tài tranh cãi quen thuộc. Từ thuở “sơ khai”, phim ảnh trên khắp thế giới đã coi bạo lực – hành động như một trong những hình hài, cách kể chuyện nổi trội nhất. Từ phim hành động cho tới kinh dị, hay thậm chí là hài – tình cảm, không khó để nhận ra yếu tố bạo lực có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, trong nền điện ảnh của bất kỳ quốc gia nào, cho dù là Hollywood hay Việt Nam.
Sự bạo lực – cho dù đơn giản từ một cái tát cho tới những hành động mạnh bạo hơn như tra tấn, giết người – xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim lớn và nhỏ, vì nó là một trong số những công cụ tốt nhất để tạo nên cao trào cho câu chuyện. Tuy nhiên, hệ luỵ của việc để những yếu tố vốn bị coi là phạm pháp, tiêu cực hiện diện quá nhiều trên phim ảnh cũng đặt ra câu hỏi: Có hay không mối liên kết giữa phim bạo lực và tỷ lệ tệ nạn ở đời thực? Nếu có, mối quan hệ này phát triển theo tỉ lệ thuận hay nghịch?
Ảnh trong phim Kill Bill
Sự gia tăng của bạo lực trên phim
Trong chiều dài phát triển của điện ảnh thế giới, bạo lực trên phim đang có xu hướng gia tăng. Một vài nhà nghiên cứu đã phân tích loạt phim Điệp viên 007 – một trong những thương hiệu phim lâu đời và ăn khách nhất thế giới. Bắt đầu từ bộ phim Dr. No (1962) cho tới phần Quantum of Solace (2008), thương hiệu này có tổng cộng 22 bộ phim. Trong phần Quantum of Solace , nhân vật James Bond và các kẻ phản diện có khả năng tấn công nhau cao gấp 3 lần so với những ngày đầu. Các hoạt động tấn công này bao gồm đấm, đá hay sử dụng vũ khí. Nếu như chỉ có khoảng 12 nhân vật thiệt mạng trong Dr. No , thì có tầm 33 người chết trong Quantum of Solace .
Sự gia tăng trong chủ đề bạo lực này tại Hollywood có thể được lý giải do chi phí sản xuất phim đang ngày càng gia tăng. Chính vì rủi ro tài chính lớn, các hãng phim mới mạnh tay đầu tư, gia tăng các phân cảnh hành động, bạo lực “máu lửa” để khiến phim trở nên hấp dẫn, dễ thu hút khán giả hơn. Những bộ phim hành động nổi tiếng như Fast & Furious cũng luôn được đón chờ, cho dù nổi tiếng với nội dung ở mức “làng nhàng”.
Hình ảnh trong James Bond: Quantum of Solace
Chính vì rủi ro tài chính lớn, các hãng phim mới mạnh tay đầu tư, gia tăng các phân cảnh hành động, bạo lực “máu lửa” để khiến phim trở nên hấp dẫn, dễ thu hút khán giả hơn.
Tại Việt Nam, phim hành động, bạo lực là một trong những thể loại ít thấy do sự khó khăn trong khâu sản xuất, kinh phí. Đồng thời, lo ngại về việc phim ảnh hưởng tới đời thật cũng từng khiến nhiều nhà làm phim chùn bước.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang dần có nhiều hơn những bộ phim đề tài hành động, tội phạm. Nếu như trước đây khán giả chỉ biết tới Cảnh Sát Hình Sự hay Dòng Máu Anh Hùng , thì gần đây còn có những cái tên mới như Người Phán Xử, Hai Phượng , hay Chị Mười Ba . Tuy nhiên khác với Hollywood, dòng phim bạo lực – tội phạm vẫn chỉ đang “chập chững” tại Việt Nam và chưa tạo được thương hiệu đáng kể.
Video đang HOT
Hành trình đầy bạo lực, máu me của nhân vật Hai Phượng đi cứu con gái được khen ngợi, không gây phản cảm
Thông thường, các bộ phim đặt kẻ xấu vào vị trí trung tâm sẽ là những cú “phản đề” nhằm nói lên các góc khuất tiêu cực của xã hội, cuộc sống
Phần lớn các bộ phim bạo lực đều xây dựng nhân vật chính phải hành động vì “chính nghĩa”. Những bộ phim như vậy tạo dựng được sự hào hứng cho khán giả, đồng thời không khiến người xem phải cảm thấy “tội lỗi”, hay có nhu cầu làm việc xấu vì những kẻ xấu đều chịu hình phạt thích đáng.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngược lại. Những tác phẩm đặt kẻ xấu vào vị trí trung tâm, điển hình như Joker hay loạt phim trộm cắp Money Heist , phải tìm cách khó hơn để lý giải hành vi phạm tội của nhân vật chính. Thông thường, các bộ phim này sẽ là những cú “phản đề” nhằm nói lên các góc khuất tiêu cực của xã hội, cuộc sống. Cùng với đó, các bộ phim có chủ đề nặng nề sẽ phải được dán nhãn kiểm định phù hợp với số tuổi người xem.
Không thể phủ nhận sự liên kết giữa những vụ án có thật với phim ảnh
Trên thế giới, đã có nhiều lần những kẻ phạm tội liên kết tội ác của mình với phim ảnh. Thậm chí, nhiều kẻ thủ ác đã bộc lộ rằng tội ác của chúng được “truyền cảm hứng” bởi phim.
Điển hình, có thể kể đến ngày 20/7/2012, khi một người đàn ông đã xả súng trong rạp phim đang chiếu bom tấn siêu anh hùng The Dark Knight Rises . Ít nhất 12 người đã thiệt mạng và 58 người bị thương trong cuộc tấn công. Danh tính kẻ thủ ác là James Holmes. Theo cảnh sát, Holmes khi đó nhuộm tóc đỏ, nói với cảnh sát rằng hắn chính là “Joker”. Joker là gã hề phản diện trong phần phim The Dark Knight trước đó, là kẻ giết người hàng loạt điên cuồng không có lòng trắc ẩn với nhân sinh quan mục nát.
James Holmes (trái) tự nhận mình là nhân vật Joker trong thế giới phim Người Dơi
Trước đó, một vụ xả súng khác vào năm 1999 bởi 2 thanh niên Eric Harris và Dylan Klebold khiến 13 người chết và 20 người bị thương đã khiến dư luận khiếp sợ. Cả Harris và Klebold đều là fan của bộ phim Natural Born Killers kể về một cặp đôi có tuổi thơ đau đớn, sau đó trở thành những kẻ giết người hàng loạt.
Phim Natural Born Killers của đạo diễn Quentin Tarantino được coi là một tác phẩm gây tranh cãi vì tính bạo lực không che đậy
Còn nhiều hơn những vụ án đau lòng khi những kẻ tàn độc ra tay hại người với lý do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, và càng nhấn mạnh mối liên quan giữa sự bạo lực trên phim – ngoài đời. Tuy nhiên, khó có thể đưa ra nhận định rằng phim là yếu tố tạo ra bạo lực.
Khó có thể kết luận rằng phim ảnh là lý do gây ra bạo lực ngoài đời
Thay vì coi bạo lực trên phim là lý do tạo ra bạo lực ngoài đời, vẫn có một cách giải thích khác cho mối liên hệ này. Một nghiên cứu từ đại học Texas đưa ra góc nhìn mới: có thể những người có bản tính bạo lực đã tự tìm đến các sản phẩm bạo lực để giải trí, thay vì việc những bộ phim có chủ đề đánh đấm, tội phạm là lý do khiến khán giả trở nên cộc cằn và có xu hướng làm việc ác. Không thể nói rằng những bộ phim bạo lực như The Dark Knight, Natural Born Killers hay thậm chí là Hai Phượng sẽ làm cho khán giả có khao khát “động chân động tay” với người khác.
Có nhiều hơn một yếu tố khiến những kẻ như John Holmes hay Eric Harris, Dylan Klebold giết người, thay vì chỉ do những bộ phim điện ảnh. Có nhiều báo cáo cho rằng Eric Harris đã có thời gian trầm cảm kéo dài và muốn tìm cách tự tử, hay John Holmes không lâu trước khi gây tội đã bị đuổi học khỏi trường. Rất có thể, đây mới chính là những yếu tố đã “châm ngòi” cho sự bạo lực của họ. Các kẻ phạm tội thường coi phim ảnh bạo lực như “nguồn cảm hứng” cho cách thể hiện (ví dụ như mặc quần áo giống kẻ ác, nhuộm tóc hay tự gọi mình là Joker) thay vì bị “sang chấn tâm lý” sau khi xem phim đến mức gây tội ác.
FBI kết luận Eric Harris (tóc ngắn) có vấn đề tâm thần, thể hiện sự thiếu đồng cảm, hung hăng, ái kỷ và hung hăng mất kiểm soát. Dylan Klebold (tóc dài) được kết luận là một người trầm cảm có xu hướng nóng giận, lòng tự trọng thấp, dễ lo lắng và có thái độ muốn trả thù những người anh ta tin là đã ngược đãi mình
Mỗi cá nhân cần có sự giáo dục và hướng dẫn không chỉ qua phim ảnh mà còn bởi môi trường sống, trình độ văn hoá và sự tu dưỡng tính cách để không bước qua lằn ranh của thiện – ác.
Xuyên suốt sự phát triển của phim ảnh thế giới, những tác phẩm mang hình ảnh bạo lực hay phạm tội thường mang tính chất giải trí hơn là chủ đích truyền bá, hay gieo rắc sự tàn độc, máu lạnh. Mỗi cá nhân cần có sự giáo dục và hướng dẫn không chỉ qua phim ảnh mà còn bởi môi trường sống, trình độ văn hoá và sự tu dưỡng tính cách để không bước qua lằn ranh của thiện – ác. Thay vì phải kiên quyết “che đậy”, “cất giấu” những hành vi bạo lực trên phim ảnh, tội ác có thể suy giảm thông qua sự giáo dục toàn diện và hoạt động định hướng đúng cách.
Sát thủ Lương Bổng của Người Phán Xử: "Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này!"
Thiếu tướng Lê Tấn Tới gây xôn xao với phát ngôn: "Sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm "xã hội đen" xảy ra rất nhiều".
Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Tại phiên họp này, Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng cần quy định rõ, chi tiết hơn về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh.
Đáng chú ý, Thiếu tướng Lê Tấn Tới thẳng thắn đưa ra nhận định: "Điển hình, sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm "xã hội đen" xảy ra rất nhiều.
Đất nước chúng ta quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim thì pháp luật không giải quyết được, mà đưa cho ông trùm làm người phán xử, kể cả phán xử lực lượng công an. Phán xử tất cả. Mà phim đó chiếu trên giờ vàng thì ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?"
Liên hệ với NSND Trung Anh - người thủ vai "sát thủ" Lương Bổng trong Người Phán Xử , nam nghệ sĩ cho hay ông đã đọc rất nhiều thông tin liên quan đến phát ngôn này của Thiếu tướng Lê Tấn Tới:
"Từ hôm qua đến nay, tôi đọc khá nhiều bài báo, thông tin liên quan đến phát ngôn của Thiếu tướng Lê Tấn Tới về phim Người Phán Xử . Tôi thấy người ta xôn xao về phát ngôn của đồng chí ấy. Nói thật, tôi cảm thấy chán!
NSND Trung Anh trong vai Lương Bổng phim Người phán xử
Đồng chí nói như thế là nói theo bản năng, không có căn cứ. Đồng chí cần đưa ra nghiên cứu xã hội học về vấn đề mà đồng chí nói chứ không thể thích thế nào thì nói như thế.
Phát ngôn của đồng chí sẽ ảnh hưởng tới không chỉ một bộ phim mà còn rất nhiều vấn đề xung quanh nữa. Thiếu tướng Lê Tấn Tới làm về luật Điện ảnh, phát ngôn này rất ảnh hưởng tới toàn ngành".
NSND Trung Anh cho hay, ông cảm thấy bị xúc phạm với phát ngôn này của Thiếu tướng Lê Tấn Tới:
"Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này. Bộ phim chẳng có gì xấu! Phim kết thúc với sự ca ngợi đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu. Phim vạch ra cái xấu của xã hội.
"Tôi cảm thấy bị xúc phạm trước phát ngôn này"
Không phải cứ để công an "đánh dập đầu" kẻ địch mới là ca ngợi chiến thắng, mới là đề cao lẽ phải.
Ý đồng chí là xã hội Việt Nam làm gì có người nào phán xử thay cho pháp luật. Năm Cam và nhiều tội phạm khác cũng là 1 dạng người phán xử, nhưng ở dạng khác thôi, và rõ ràng giới xã hội đen cũng có luật lệ của riêng họ, tại sao lại bảo là không có?
Đồng chí bảo "sau khi VTV chiếu phim Người Phán Xử thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm tăng lên", đồng chí căn cứ vào đâu để nói như thế? Tôi thấy đây là ý kiến vô căn cứ và xúc phạm đến không chỉ ê-kíp làm phim hay riêng đoàn phim Người phán xử mà cả nền điện ảnh, cả VFC - đơn vị phát hành phim.
"Mọi người cũng biết phim Người phán xử cũng đề cao tình cảm gia đình".
Mọi người cũng biết phim Người Phán Xử cũng đề cao tình cảm gia đình. Rất nhiều câu thoại, tình tiết trong phim nhắc tới vấn đề này. Điển hình như câu thoại nổi tiếng của Phan Quân như: "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác, có hay không có, không quan trọng!"
Tôi thấy trên mạng, mọi người cũng phản ứng khá nhiều về vấn đề này".
Kỷ lục của điệp viên 007 "No Time To Die" phải đạt doanh thu 1,27 tỷ USD để Daniel Craig trở thành James Bond thành công nhất mọi thời đại về mặt phòng vé. Ngày 5/9, theo Daily Mail , No Time To Die - bộ phim cuối cùng của Daniel Craig trong vai James Bond - có thể giúp nam diễn viên vượt qua Sean Connery, giành kỷ...