Có hay không cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu?

Theo dõi VGT trên

Trang mạng của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) mới đây có bài viết cho biết theo dữ liệu mới nhất từ Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2023 đạt mức đáng kinh ngạc 2,443 nghìn tỷ USD.

Báo cáo thường niên được công bố gần đây của SIPRI có nhan đề “Xu hướng chi tiêu quân sự toàn cầu” kết luận rằng đây là mức tăng chi tiêu quốc phòng hằng năm cao nhất từ trước đến nay kể từ năm 2009 và thế giới chưa bao giờ – ít nhất là trong suốt thời gian tồn tại của SIPRI – lại chi tiêu nhiều tiề.n như vậy cho việc chuẩn bị quân sự. Trên thực tế, một số quốc gia riêng lẻ từ lâu đã chi tới 2,3% tổng GDP chỉ để đảm bảo an ninh cho chính mình. Ngẫu nhiên thay, số liệu chưa được kiểm chứng này đã vượt đáng kể mục tiêu mà NATO đặt ra là buộc các quốc gia thành viên phân bổ không dưới 2% GDP cho quốc phòng.

Những con số thống kê

Con số 2,443 nghìn tỷ USD lớn đến mức khó có thể tưởng tượng được. Chỉ có 7 quốc gia trên thế giới có GDP danh nghĩa vượt quá 2,4 nghìn tỷ USD (GDP danh nghĩa của Nga năm 2023 là 2,215 nghìn tỷ USD). Cần nói thêm rằng, mức tăng trưởng trung bình của ngân sách quốc phòng năm 2023 cao hơn gấp đôi mức tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu (khoảng 3%). Nếu những động lực đó được duy trì ổn định thì đến giữa những năm 2030, tổng chi tiêu quốc phòng hằng năm trên toàn cầu có khả năng vượt quá 5 nghìn tỷ USD và đến giữa thế kỷ này, tổng cộng sẽ là 10 nghìn tỷ USD.

Có hay không cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu? - Hình 1
Tòa nhà của Viện Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Thụy Điển.

Không thể đoán được nền văn minh của chúng ta sẽ đạt được điều gì nếu tất cả các nguồn lực này được đầu tư vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, các dự án không gian quy mô lớn hoặc tìm kiếm phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư và các bệnh nan y khác.

Các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đang tìm kiếm nhiều lý do thuyết phục để nâng cao vị thế trong cuộc cạnh tranh quân sự toàn cầu. Như nhiều lần trong quá khứ, họ đang tích cực tham gia vào một trò chơi đổ lỗi bất tận với ý định hiển nhiên là áp đặt mọi trách nhiệm về cuộc chạy đua vũ trang lên các đối thủ địa chính trị của mình. Tuy nhiên, những số liệu thống kê khô khan không có chỗ cho sự mơ hồ – Mỹ đã và đang tiếp tục là nước dẫn đầu thế giới trong cuộc chạy đua vũ trang: ngân sách của Lầu Năm Góc đã đạt kỷ lục lịch sử là 916 tỷ USD vào năm 2023.

Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chi 1,341 nghìn tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023, chiếm 55% chi tiêu toàn cầu và vượt đáng kể tỷ trọng của các nước NATO trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu tính cả ngân sách quốc phòng đang tăng nhanh của các quốc gia như Ukraine (64,8 tỷ USD), Nhật Bản (50,2 tỷ USD), Hàn Quốc (47,9 tỷ USD), Australia (32,3 tỷ USD) và chi tiêu quân sự của một số đồng minh nhỏ hơn của Mỹ, tổng ngân sách quân sự của phương Tây nhìn chung chiếm hơn 2/3 tổng ngân sách toàn cầu cho cùng việc. Theo ước tính của SIPRI, tổng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc (296 tỷ USD) và Nga (109 tỷ USD) tương ứng với 16,5% tổng chi tiêu toàn cầu, chưa đến 1/4 chi tiêu của toàn phương Tây.

Ngay cả khi điều chỉnh hết sức có thể sự bất cân xứng về cơ cấu ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và các đối thủ địa chính trị của nước này thì rõ ràng là việc lập kế hoạch ngân sách chi tiêu quốc phòng của Washington và các đồng minh vẫn không được thực hiện theo các nguyên tắc hợp lý và có tính răn đe tối thiểu. Nếu bất cứ điều gì đang cản trở sự tăng trưởng ngân sách quân sự ở phương Tây thì đó không phải là những hạn chế về mặt chính trị mà là về mặt kinh tế – hoặc tình trạng thiếu lao động có trình độ đang gia tăng và các vấn đề mới phát sinh trong chuỗi cung ứng.

“Công xưởng thế giới”

Video đang HOT

Có thể nhận thấy một xu hướng rõ ràng không kém trong hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu. Theo SIPRI, Mỹ đã bán số vũ khí trị giá 223 tỷ USD cho nước ngoài trong năm 2023, tăng 16% so với một năm trước đó. Đây là một xu hướng dài hạn – trong 5 năm qua, thị phần quân sự toàn cầu của Mỹ đã tăng từ 34% lên 42%. Xu hướng này được ghi nhận trong bối cảnh thị phần của Mỹ trong tổng xuất khẩu thế giới đang giảm dần và hiện chỉ chiếm hơn 8%. Như vậy, trong khi mất đi vai trò “công xưởng thế giới” vào tay Trung Quốc và các nước khác, Mỹ ngày càng định vị mình là bên cung cấp vũ khí chính của thế giới.

Có hay không cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu? - Hình 2
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng Máy bay né.m bo.m chiến lược B-52 đến năm 2064.

Số liệu thống kê của NATO cũng mang tính biểu tượng – thị phần của liên minh trong việc cung cấp vũ khí toàn cầu cho nước ngoài trong năm 2019-2023 tăng từ 62% lên 72% tức là NATO chiếm gần 3/4 thị trường vũ khí thế giới. Pháp đã chứng minh mức tăng đặc biệt mạnh – 47% trong 5 năm. Ngoài việc cung cấp vũ khí thương mại, Mỹ và các nước NATO khác đang mở rộng mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ kỹ thuật – quân sự cho nhiều đối tác ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi. Hầu hết các dự báo đều cho rằng Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục củng cố vị thế của mình trong việc trang bị vũ khí cho phần còn lại của thế giới, từ đó làm trầm trọng hơn vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang.

Với xu hướng này, không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính quyền gần đây của Mỹ thường bày tỏ thái độ hoài nghi về việc kiểm soát vũ khí. Nếu có hy vọng giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vũ trang thì tại sao lại phải thương lượng với những kẻ thất bại? Nếu tự tin vào ưu thế công nghệ của mình thì tại sao lại phải hạn chế ưu thế này bằng cách tuân theo các điều khoản của một số hiệp định quốc tế và thậm chí đồng ý với các thủ tục kiểm soát và xác minh ngặt nghèo? Nếu có cầu về vũ khí ổn định trong và ngoài nước thì việc tự hạn chế nguồn cung của mình có đáng hay không?

Năm 2002, dưới thời Tổng thống George W. Bush, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), vốn là nền tảng cho sự ổn định chiến lược giữa Moscow và Washington trong 30 năm trước đó. Mỹ cùng với các thành viên NATO khác chưa thông qua Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), được cập nhật năm 1999 tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) ở Istanbul.

Năm 2019, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), vốn từ năm 1987 đã cấm Moscow và Washington sản xuất, thử nghiệm và triển khai các hệ thống tên lửa trên mặt đất với tầm bắ.n hiệu quả từ 500 đến 5.500 km. Mỹ chưa bao giờ thông qua Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).

Năm 2013, cựu Tổng thống Barack Obama đã ký Hiệp ước buôn bán vũ khí đa phương, nhưng 6 năm sau, ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi hiệp ước này. Năm 2020, Washington quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Tất nhiên, lợi ích kinh tế không phải là lý do chính khiến Mỹ từ bỏ những nghĩa vụ này và nhiều nghĩa vụ an ninh quốc tế khác, nhưng những lợi ích này cũng đóng một vai trò trong các quyết định của Mỹ.

Mất kiểm soát?

Tình hình địa chính trị hiện nay không có lợi cho bất kỳ hành động tự kiềm chế nào trong lĩnh vực chi tiêu quân sự, chưa kể các sáng kiến giải trừ quân bị sâu rộng. Việc kiểm soát vũ khí chiến lược giữa Nga và Mỹ đã bị đóng băng hoàn toàn và có thể không bao giờ được khôi phục theo hình thức trước đây. Việc kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu cũng không khá hơn – trong bầu không khí đối đầu quân sự giữa Nga và NATO – thì ngay cả ý tưởng về khả năng hạn chế lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự tại chiến trường châu Âu cũng giống như một trò đùa.

Việc nói về triển vọng trong việc kiểm soát vũ khí ở Trung Đông hoặc Đông Bắc Á trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza và việc trao đổi các cuộc tấ.n côn.g tên lửa giữa Israel và Iran sẽ bị coi là suy đoán không có căn cứ, nếu không muốn nói là phi lý.

Có hay không cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu? - Hình 3
Hệ thống tên lửa chống tên lửa Arrow 3 mà Mỹ bán cho Isarel.

Đán.h giá của SIPRI đã liên hệ một cách đúng đắn sự bùng nổ quốc phòng đang diễn ra với các cuộc xung đột ở những nơi như Ukraine và Palestine, cũng như căng thẳng gia tăng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 2024 rất khó có thể trở thành một bước ngoặt mang tính quyết định giúp chuyển mũi nhọn của chính trị thế giới từ chiến tranh và khủng hoảng sang hòa bình hoặc ít nhất là các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra hiện nay sẽ chấm dứt, thì cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu vẫn sẽ không dừng lại.

Các chương trình mua sắm quân sự hiện đại có sức ì nội bộ rất lớn. Ví dụ, máy bay né.m bo.m chiến lược nổi tiếng B-52 của Mỹ được thử nghiệm năm 1952, đưa vào sử dụng năm 1955 và theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ, có thể tiếp tục phục vụ cho đến năm 2064. Máy bay trực thăng vận tải quân sự hạng nặng Chinook được đưa vào phục vụ trước Chiến tranh Việt Nam, tham gia hầu hết các hoạt động lớn của Mỹ ở nước ngoài và sẽ tiếp tục phục vụ trong ít nhất 3 thập kỷ nữa.

Các tên lửa đạn đạo chiến lược, tàu ngầm tấ.n côn.g và tàu sân bay đang được thiết kế ngày nay có thể sẽ được triển khai đầy đủ trong 15 đến 20 năm nữa và sẽ định hình bối cảnh chiến lược toàn cầu trong phần lớn nửa sau của thế kỷ 21. Một số hệ thống thành công nhất sẽ có thể tồn tại cho đến thế kỷ 22.

Chiếc hộp Pandora

Vấn đề không chỉ ở việc tước đi nguồn tài nguyên khổng lồ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu thiết thực và cấp bách nhất của nhân loại, mà một cuộc chạy đua vũ trang liên tục không chỉ được coi là kết quả tất yếu của sự nghi ngờ lẫn nhau, căng thẳng chính trị và xung đột quân sự, mà còn là nguồn gốc của chính những điều đó.

Trong một thế giới tràn ngập các hệ thống sát thương đã sẵn sàng đi vào hoạt động, nguy cơ xảy ra chiến tranh bất ngờ và không cố ý chắc chắn sẽ cao hơn. Nhìn chung, quá trình quân sự hóa ngày càng tăng của nền chính trị thế giới đang từng bước biến quan hệ quốc tế thành một trò chơi “được mất ngang nhau”, trong đó mục tiêu không phải là để giải quyết những vấn đề phức tạp trên cơ sở thỏa hiệp được hai bên chấp nhận thông qua đàm phán, mà là một chiến thắng cuối cùng và vô điều kiện trước kẻ thù.

Nếu đến một lúc nào đó việc kiểm soát vũ khí được khôi phục, nó sẽ rất khác với mô hình Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20, nhiều khả năng sẽ mang tính đa phương hơn là song phương. Quá trình này có thể chú trọng vào tính cơ động, độ chính xác và hỏa lực hơn là vào số lượng đơn vị và đội hình, số lượng đầu đạn và phương tiện vận chuyển chúng. Có lẽ hình thức mới để ấn định các thỏa thuận sẽ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhiều bằng các hành động đơn phương song song của các bên tham gia quá trình đàm phán. Không thể loại trừ việc các thỏa thuận trong tương lai dưới hình thức này hay hình thức khác sẽ không chỉ liên quan đến các quốc gia mà còn cả các chủ thể phi nhà nước trong chính trị và kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, tất cả những vấn đề quan trọng này có thể và sẽ cần được giải quyết trong tương lai. Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất là đưa chương trình giải trừ vũ khí gần như bị lãng quên trở lại tâm điểm chú ý của công chúng thế giới. Những gì chưa đạt được ở cấp độ quốc gia phải được thực hiện ở cấp độ xã hội. Như kinh nghiệm từ Chiến tranh Lạnh cho thấy, chỉ có sức ép mạnh mẽ của công luận mới có thể buộc các nhà lãnh đạo và những người được hưởng lợi từ cuộc chạy đua vũ trang phải điều chỉnh lập trường và tiết chế ham muốn của mình.

Chi tiêu quân sự của Phần Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn 60 năm khi gia nhập NATO

Chi tiêu quân sự của quốc gia Bắc Âu này đã tăng từ 1,3% lên 2% GDP trong vòng vài năm, được củng cố bởi một số thương vụ mua sắm tốn kém như phi đội máy bay chiến đấu F-35 mới do Mỹ sản xuất.

Chi tiêu quân sự của Phần Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn 60 năm khi gia nhập NATO - Hình 1
Chi tiêu quân sự của Phần Lan tăng vọt 36% khi ngân sách quốc phòng toàn cầu đạt mức Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Defenseone.com

Sau khi chính thức gia nhập NATO vào đầu tháng này, Phần Lan đã ghi nhận mức tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm cao nhất kể từ năm 1962, đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.

Phần Lan, nước có chung đường biên giới dài nhất với Nga ở châu Âu với 1.300 km, ghi nhận mức tăng chi tiêu mạnh mẽ nhất trong EU (36%), được củng cố bởi một số giao dịch mua tốn kém, chẳng hạn như phi đội 64 máy bay chiến đấu F-35 mới từ hãng Lockheed Martin của Mỹ. Thương vụ mua sắm trị giá 10 tỷ euro được coi là khoản chi tiêu lớn nhất trong lịch sử của quốc gia Bắc Âu này.

Trong thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, Phần Lan đã chi khoảng 1,9% GDP cho quốc phòng, nhưng mức chi tiêu của nước này đã giảm mạnh trong những năm tiếp theo và đạt mức thấp nhất vào năm 2001 ở mức 1,1% GDP. Gần hai năm trước đây, chi tiêu quốc phòng của Phần Lan vẫn ở mức ít ỏi 1,3% GDP. Tuy nhiên, chỉ riêng năm ngoái, chính phủ 5 đảng sắp mãn nhiệm của Phần Lan do Đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo đã đồng ý bổ sung hơn 2 tỷ euro cho chi tiêu quốc phòng, lấy lý do là vì cuộc xung đột ở Ukraine.

Với động thái trên, Phần Lan đã làm lu mờ các quốc gia châu Âu đồng minh của mình, chẳng hạn như Litva, Thụy Điển và Ba Lan, những nước có ​​​​sự gia tăng đột biến lớn nhất tiếp theo trong ngân sách quốc phòng của họ lần lượt là 27%, 12% và 11%.

Như vậy, là một thành viên mới của NATO, Phần Lan đã nổi lên như một trong những quốc gia chi tiêu quân sự hàng đầu trong liên minh, chi tiêu khoảng 2% GDP. Vào năm 2022, chỉ có Mỹ (3,5% GDP), Ba Lan (2,4%), Estonia (2,3%) và Anh (2,1%) chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn Phần Lan tính theo phần trăm GDP.

Ngân sách quốc phòng của các thành viên NATO hiện tại chỉ tăng 0,9% từ năm 2021, do chi tiêu giảm ở các quốc gia như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Mặc dù mục tiêu ngân sách giành cho quốc phòng của NATO là 2% GDP, nhiều quốc gia vẫn thấp hơn nhiều so với mức này. Ví dụ, nước láng giềng của Phần Lan là Na Uy có mức chi tiêu chỉ 1,55% GDP.

Chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm ngoái trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, thúc đẩy các quốc gia châu Âu và nói chung là phương Tây đạt mức chi tiêu chưa từng có kể từ Chiến tranh Lạnh. Chỉ riêng chi tiêu quân sự của châu Âu đã tăng 13% trong năm 2022.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), tổng chi tiêu quân sự toàn cầu năm ngoái đã tăng 3,7%, lên mức 2,24 nghìn tỷ USD. Trong đó, chi tiêu quân sự của châu Âu vào năm 2022 đã tăng 13%, đạt 480 tỷ USD - đán.h dấu mức tăng trưởng cao nhất trong 30 năm gần đây.

SIPRI nhấn mạnh rằng việc tăng ngân sách này dựa trên các kế hoạch nhiều năm nhằm tăng chi tiêu của một số chính phủ, đó là lý do tại sao có thể dự báo chi tiêu quân sự ở Trung và Tây Âu sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
18:21:32 04/10/2024
Vụ cháy xe buýt tại Thái Lan: Người điều hành xe buýt bị buộ.c tộ.i cẩu thả làm chế.t người
11:10:53 05/10/2024
FBI truy tố 5 sinh viên Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp
22:04:04 04/10/2024
'Cặp đấu' Harris-Trump tất bật tại các bang chiến trường trong chặng nước rút trước Ngày Bầu cử
17:40:18 05/10/2024
Căng thẳng tại Trung Đông: IMF cảnh báo nguy cơ lớn đối với kinh tế toàn cầu
21:22:36 04/10/2024
Kế hoạch hai mũi nhọn của Tổng thống Biden nhằm bảo vệ Ukraine khi hết nhiệm kỳ
20:29:14 05/10/2024
Nga cảnh báo đáp trả nếu Mỹ lại tiến hành các vụ thử hạt nhân
19:57:05 05/10/2024
Shinkansen - Tuyến tàu điện cao tốc Nhật Bản làm thay đổi ngành đường sắt thế giới
16:20:13 04/10/2024

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Xuân Hạnh hại Á hậu Quốc tế "trắng tay", bị nhận lại thái độ lạ đầy ngỡ ngàng
11:36:10 06/10/2024

Tin mới nhất

Mỹ đáp trả khi Tổng thống Ukraine cáo buộc phương Tây 'kéo dài' việc cung cấp vũ khí tầm xa

13:16:25 06/10/2024
Nhà lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng phòng thủ của nước này.

Lực lượng Liên hợp quốc tại Liban không rời vị trí bất chấp đề nghị của Israel

12:46:05 06/10/2024
UNIFIL cũng tuyên bố: Chúng tôi thường xuyên điều chỉnh trạng thái và hoạt động của mình, cũng như có các kế hoạch dự phòng sẵn sàng kích hoạt nếu thật sự cần thiết .

Đại sứ Nga tại Mỹ về nước khi chưa rõ người thay thế

12:44:05 06/10/2024
Ông Antonov đứng đầu phái bộ Nga tại Washington từ năm 2017. Vào tháng 7, Antonov cho biết nhiệm vụ của ông sắp kết thúc. Không có thông tin nào đề cập đến nhân vật sẽ thay thế ông.

Sắc màu lễ hội khinh khí cầu Albuquerque

12:37:03 06/10/2024
Những điểm đáng chú ý của lễ hội khinh khí cầu Albuquerque có thể kể đến như hoạt động cất cánh tập thể của hàng trăm khinh khí cầu, hay khinh khí cầu thắp sáng trên không trung vào buổi tối.

Pháo hoa rực rỡ trời đêm Seoul

12:32:30 06/10/2024
Để đảm bảo an toàn, Thủ tướng Hàn Quốc đã chỉ đạo cảnh sát, dịch vụ khẩn cấp và các đơn vị y tế cảnh giác cao độ, tập trung kiểm soát đám đông và yêu cầu người xem hợp tác để đảm bảo trật tự.

Lễ hội ánh sáng đầy màu sắc tại Berlin, Đức

12:22:03 06/10/2024
Cũng tại Lễ hội ánh sáng Berlin năm nay, lần đầu tiên những hình ảnh về người vô gia cư sẽ được trình chiếu. Ban tổ chức cho biết những hình ảnh này nhằm thu hút sự chú ý đến tình trạng khó khăn của những người vô gia cư ở Berlin.

Iran theo đuổi ngừng bắ.n ở Liban và Dải Gaza

12:20:15 06/10/2024
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Iran khẳng định Tehran sẽ có phản ứng phù hợp và thậm chí là mạnh hơn nếu Israel có động thái đáp trả nước Cộng hòa Hồi giáo.

Phản ứng của Nhật Bản trước sự thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc

05:53:42 06/10/2024
Từ kinh nghiệm đau thương đó, Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản, đầu tư vào các nhà sản xuất và chế biến thay thế, tăng cường tích trữ và thúc đẩy các giải pháp công nghệ thay thế.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

80 cảnh sát Pakistan bị thương trong đụng độ với người biểu tình

21:37:45 05/10/2024
Những người biểu tình có kế hoạch tập trung tại khu vực đỏ của thủ đô Islamabad, nơi có tòa nhà Quốc hội và nhiều đại sứ quán, bất chấp lệnh cấm tụ tập, nhằm gây sức ép đòi trả tự do cho ông Khan.

Phát huy sức trẻ Việt Nam tại Australia

21:35:36 05/10/2024
Tham tán Công sứ hy vọng SVAU sẽ nêu cao tinh thần đoàn kết, khát vọng, sáng tạo, kết nối các cộng đồng sinh viên quốc tế, kết nối với các thế hệ trẻ tiếp theo để xây dựng lực lượng kế cận, phát huy các thành tích đã đạt được của hội.

G7 thông qua kế hoạch trấn áp nạn buôn người

21:32:45 05/10/2024
Trong tuyên bố chung, các nước G7 kêu gọi thành lập các đơn vị thực thi pháp luật chuyên về các tội phạm và điều tra liên quan đến buôn lậu người di cư và buôn bá.n ngườ.i nếu các nước chưa có sẵn các đơn vị này.

Có thể bạn quan tâm

Đạt G bị đào quá khứ 'ra chưởng', Cindy Lư 'tẩy trắng' khiến CĐM bất ngờ

Sao việt

13:19:27 06/10/2024
Sau khi công khai chuyện yêu lại từ đầu, Cindy Lư và Đạt G đã thoải mái hơn trong việc chia sẻ hình ảnh đời thường bên nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh những lời chúc phúc, một số người lại liên tục đ.á xé.o mỉa mai mối quan hệ của cả hai.

Cá sấu 1,2 mét bơi trong bể cá Koi: vô chủ, nguyên nhân xuất hiện gây bất ngờ?

Xã hội

13:19:17 06/10/2024
Một cá thể cá sấu dài 1,2 mét đã bất ngờ xuất hiện trong bể cá Koi của một gia đình ở thành phố Lào Cai, gây hoang mang cho gia đình và hàng xóm. Sự xuất hiện của cá sấu ngay giữa khu dân cư thành phố đã gây không ít sự ngạc nhiên.

Lào Cai: Chủ nhà bàng hoàng phát hiện cá sấu nặng 7,5kg lạc vào bể cá koi của gia đình

Netizen

13:16:16 06/10/2024
Một người dân tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai mới đây đã bất ngờ phát hiện 1 cá thể cá sấu bơi vào bể cá Koi của gia đình.

Lễ hội áo dài 2024: Ấn tượng bộ sưu tập Giao mùa đêm Hà Nội

Thời trang

13:13:47 06/10/2024
Để kết hợp cùng áo dài, nhà thiết kế giới thiệu các mẫu áo chần bông, được ông phát triển trong nhiều bộ sưu tập gần đây. Chiếc áo trấn thủ của các làng nghề truyền thống Việt Nam được NTK Đức Hùng sáng tạo để ứng dụng với thời trang hi...

Diddy bất ngờ lộ quan hệ liên quan Jungkook BTS, nhà HYBE đứng ngồi không yên

Sao âu mỹ

13:09:33 06/10/2024
Sau khi Diddy bị bắt, mới đây, nhiều người phát hiện Jungkook BTS bất ngờ có mối quan hệ liên quan ông trùm Hip-hop . Từ đây, người hâm mộ các nghệ sĩ nhà HYBE trở nên lo lắng cho các thần tượng của mình liệu có bị lôi kéo vào hay không...

Xoài Non đăng hình "ẩn ý", Xemesis dính như sam với tình mới, CĐM bất ngờ

Trẻ

13:07:07 06/10/2024
Chia tay văn minh, cặp đôi Xemesis và Xoài Non hiện vẫn giữ mối quan hệ bạn bè sau ly dị. Giữa tháng 6, Xoài Non xác nhận đã chia tay Xemesis khiến dân tình bàn tán xôn xao.

3 ý tưởng cho nàng phối đồ với áo khoác chuẩn tài phiệt như Park Shin Hye

Phong cách sao

13:04:22 06/10/2024
Tuân thủ bảng phối tone sur tone, Park Shin Hye linh hoạt trong việc lựa chọn tông màu đồng điệu để tổng thể hài hòa nhất. Chỉ một chút biến hóa ở kiểu áo khoác, người đẹp cho thấy cá tính thời trang vô cùng đa dạng từ nghịch ngợm cho đ...

MEOVV lộ giọng thật, 1 thành viên phá team tan nát, vẫn được khen điểm này!

Sao châu á

12:53:35 06/10/2024
Được kỳ vọng sẽ mang đến làn gió mới cho Kpop, nhưng MEOVV từ khi ra mắt đến nay dường như chưa có gì nổi bật. Điều này khiến fan nhạc không khỏi thất vọng, song vẫn rất tò mò về giọng live của nhóm.

Điểm mặt những trang phục đáng chú ý trong lần chỉnh giá lớn nhất của Liên Quân Mobile

Mọt game

12:48:25 06/10/2024
Trong số hàng trăm trang phục giảm giá, đây vẫn là những lựa chọn được game thủ ưu tiên hàng đầu. Vừa qua, Garena đã chơi lớn , đại hạ giá cả trăm trang phục để chào đón năm 2024 bùng nổ.

Trò chơi có nhiều tư thế nhạy cảm gây tranh cãi tại Đảo Thiên Đường

Tv show

12:36:49 06/10/2024
Nhiều khán giả cho rằng trò chơi này vượt qua giới hạn của sự thoải mái và có thể gây hiểu lầm về mối quan hệ giữa các cặp

Bỏ quy định người dân được giám sát CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình

Tin nổi bật

12:20:01 06/10/2024
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.