Có hay không chuyện ‘chạy chọt’ ở bến xe Mỹ Đình?
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói gì trước dư luận có tiêu cực trong việc mua lốt tuyến tại bến xe Mỹ Đình?
Phát biểu tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 21/5, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (GTVT) Nguyễn Quốc Hùng cho hay, hiện bến xe Mỹ Đình mỗi ngày có 1.233 lượt xe.
Trong đó chỉ có 349 lượt do Sở GTVT Hà Nội thỏa thuận với các đơn vị vận tải, còn lại do Sở GTVT các tỉnh và Tổng Cục Đường bộ thỏa thuận với bến xe. Hàng ngày có khoảng 900 – 920 lượt chuyến xuất bến, những ngày cao điểm có thể lên tới 1400 lượt.
Không dung túng kẻ nhũng nhiễu!
Nhu cầu đi lại của người dân ở thủ đô rất lớn. Thế nhưng hiện số lượng bến xe ở Hà Nội rất ít, chỉ bao gồm bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, Mỹ Đình và hai bến xe xã hội hóa là bến xe Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Một số bến xe khác như bến xe Hải Bối, Gia Thụy… đã chuyển mục đích sử dụng.
Do vậy, để giảm tải, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị điều chuyển khoảng 500 lượt tuyến về các bến xe khác.
Người đứng đầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng khẳng định sẽ trực tiếp xử lý nếu có thông tin về các hành vi tiêu cực liên quan đến việc bố trí, điều chuyển lượt tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình
“Việc này được thực hiện công khai, không có chuyện “vô tư thỏa thuận”; đồng thời đã có các phương án kết nối những tuyến xe buýt giữa các bến xe để phục vụ hành khách tốt hơn.
Tuy nhiên, sau khi UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu Sở GTVT trước mắt tăng cường giải quyết tình trạng xe dù, bến cóc, đơn vị cũng đã tập trung xử lý những nội dung này.
Sở đã đề nghị các bến xe phải ưu tiên vận tải hành khách (thu lại các dịch vụ khác như cây xăng, bán hàng… trong khuôn viên bến), đảm bảo an ninh trật tự để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
Liên quan đến một số tiêu cực trong việc mua lốt tuyến tại bến xe mà dư luận phản ánh trong thời gian qua, ông Hùng khẳng định: “Việc chạy chọt ở bến xe không có. Ai bị nhũng nhiễu hãy điện thoại trực tiếp cho tôi. Tôi đảm bảo những tiêu cực, nhũng nhiễu, lợi ích nhóm sẽ không bao che, dung túng và sẽ bị xử lý nghiêm, bất kể người đó là ai. Đối với cán bộ có dư luận phản ánh không tốt, chúng tôi sẽ yêu cầu kiểm tra, chấn chỉnh.
Từ khi có thông báo 1382 đến nay phía Sở không thỏa thuận bất kỳ lốt tuyến nào vi phạm. Bản thân chúng tôi cũng gặp rất nhiều áp lực từ phía DN khi có thông báo này”.
Người đứng đầu Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng khẳng định sẽ trực tiếp xử lý nếu có thông tin về các hành vi tiêu cực liên quan đến việc bố trí, điều chuyển lượt tuyến xe khách tại bến xe Mỹ Đình.
Giao thông tĩnh chỉ đáp ứng được 10% thực tế
Một trong những thực trạng gây bức xúc trong thời gian qua là vấn đề giao thông tĩnh trên địa bàn thủ đô. Hiện giao thông tĩnh ở thành phố chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thực tế.
Số còn lại buộc phải đậu đỗ ở khu vực trường học, cơ quan công sở… Với một nhu cầu lớn như vậy nên thành phố vẫn tồn tại thực trạng nhiều khu vực dù đã có biển cấm nhưng xe vẫn đỗ.
Hiện giao thông tĩnh ở thành phố chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thực tế
Liên quan đến những bãi đỗ xe tại các gầm cầu, đường cao tốc trên cao, lãnh đạo Sở GTVT cho biết ngày 21/5, UBND TP đã có văn bản yêu cầu thu hồi những diện tích trông giữ xe không đúng quy định; đồng thời xem xét giải quyết một số điểm phục vụ giao thông tĩnh tại các khu vực trên nếu đảm bảo cảnh quan, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ.
“Không nên quá “cực đoan” và cần tận dụng những khu vực bãi sông, bãi bồi, một số khu vực gầm cầu để giải quyết nhu cầu giao thông tĩnh, nhưng với điều kiện phải đảm bảo yếu tố cảnh quan, giao thông, và không có nguy cơ cháy nổ”, ông Hùng cho hay.
Buông lỏng phí trông giữ xe?
Theo Dự thảo Tờ trình HĐND của UBND Thành phố Hà Nội về việc “Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác”, Thành phố Hà Nội đề xuất chuyển việc ấn định mức phí trông giữ xe chung như hiện nay sang cơ chế giá dịch vụ.
Nhiều người lo lắng nếu triển khai phương án này, giá vé gửi xe tại Hà Nội sẽ “loạn cào cào”
Tờ trình nêu rõ, hoạt động trông giữ xe hiện nay thực hiện theo cơ chế thu phí, mức phí do HĐND thông qua (không phải cơ chế giá dịch vụ). Với cơ chế này, các tổ chức, cá nhân thực hiện trông giữ xe gặp nhiều khó khăn trong công tác hạch toán hiệu quả kinh doanh, dẫn đến không hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy, Thành phố đề xuất chuyển sang cơ chế giá dịch vụ để khuyến khích đầu tư.
Nhiều người lo lắng nếu triển khai phương án này, giá vé gửi xe tại Hà Nội sẽ “loạn cào cào”. Trước vấn đề này, ông Hùng nói: “Không có chuyện Thành phố buông lỏng về phí trông giữ xe. Việc trông giữ xe hiện nay là phí chưa phải là giá.
Tới đây sẽ là xây dựng giá để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và người dân. Hiện nay lực lượng liên ngành thường xuyên đi kiểm tra xử lý việc vi phạm phí trông giữ xe, tuy nhiên vẫn còn đây đó có những chuyện vi phạm là không thể tránh khỏi.
Còn việc chỉ đáp ứng được 8%-10% nhu cầu đỗ xe đó là tính trong khu vực nội thành Hà Nội. Đây là một thực tế. Nhiều người có nhu cầu quá cấp bách nên dù cắm biển mà xe vẫn đỗ nên các lực lượng chức năng vẫn phải liên tục xử lý”.
Theo vietbao
Ép khách ký "tự nguyện nộp thêm tiền xe"
9h sáng (28/4), chiếc xe khách 24 chỗ ngồi BKS 36N- 3705 của nhà Quảng Mận, chạy tuyến Mỹ Đình - Thanh Hóa, bất chấp quy định đã "nhồi nhét" chật cứng khách.
Giá vé 75.000 đống/vé nhưng nhà xe đã thu thêm của hành khách 75.000 đồng sau khi khách lên xe.
Anh Lê Văn Hiệp, một hành khách đi xe cho biết, 8h sáng nay anh vào bến xe Mỹ Đình đi về TP.Thanh Hóa thì được nhân viên của nhà xe Quảng Mận lôi kéo lên xe và cho biết xe sẽ chạy khỏi bến ngay khi đủ khách.
Tuy nhiên, khi lên xe được khoảng 10 phút, anh Hiệp thấy hành khách đã ngồi kín ghế (đủ 24 người) nhưng nhà xe vẫn tiếp tục lôi kéo khách lên xe. Nhà xe còn tùy tiện tăng giá xe theo chỗ ngồi.
"Giá 150.000 đồng/người nếu khách chấp nhận ngồi 6-7 người một hàng. Còn ngồi 5 người thì phải trả 200.000 đồng/người. Do vậy xe chỉ 27 chỗ nhưng nhà xe đã chở tới gần 50 người", anh Hiệp cho biết.
Nhà xe Quảng Mận nhồi nhét và thu thu tiền vé quá cao.
Anh Hiệp cho biết thêm, sau khi xe xếp đầy khách, một số khách mua vé với giá 75.000 đồng tại quầy vé của bến xe sẽ bị chủ xe "cáu giận" đòi khách phải trả thêm 75.000 đồng nữa và đuổi bớt khách không mua vé ở bến trên xe xuống.
Điều đáng nói, sau khi xe ra khỏi bến và đi hết đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là khoảng 12h trưa thì nhà xe bất ngờ ép hành khách ký giấy "tình nguyện nộp tiền chứ nhà xe không ép khách để thu thêm".
Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình cho biết: Bến xe sẽ kiểm tra thông tin và nếu đúng nhà xe vi phạm, bến xe sẽ xử lý nghiêm, yêu cầu nhà xe phải xin lỗi hành khách.
Theo nguồn tin của PV cho biết, không chỉ nhà xe Quảng Mận mà trong 2 ngày qua lợi dụng tình trạng hành khách đi lại quá đông đã xuất hiện một số nhà xe nhồi nhét và thu tiền quá cao của hành khách theo quy định sau khi ra khỏi bến.
Có mặt tại Bến xe Mỹ Đình sáng nay, theo ghi nhận của PV, hầu hết các tuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình - Thanh Hóa đều trong tình trạng nhồi nhét khách và giá vé đều từ 150 - 200 ngàn, bất kể quãng đường xa hay gần.
Nhiều nhà xe chỉ cho người nhỏ con, ít đồ lên xe để "nhồi nhét" được nhiều người. Những người to lớn đều bị đuổi xuống. ..
Theo xahoi
Người dân vật vã về quê nghỉ lễ Ngay từ chiều nay 26/4, các bến xe như Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm (Hà Nội)... đã đông nghẹt người. Người dân đổ xô về các bến xe để về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ dài 30/4 - 1/5. Ngay từ đầu giờ chiều nay 26/4, các bến xe như Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm (Hà Nội) đông...