Có hay không chứng bệnh dị ứng với sóng WiFi?
Bạn có thấy đau đầu, chóng mặt buồn nôn và da mẩn ngứa sau khi tiếp xúc với sóng Wi-Fi một thời gian dài? Nếu vậy, có thể bạn đã mắc chứng bệnh “ dị ứng” Wi-Fi rồi.
Gần đây, ngày càng có nhiều người than phiền về chứng đau đầu, chóng mặt và kích ứng da tái phát rất khó hiểu mà họ đang gặp phải. Họ cho rằng đây là những triệu chứng của bệnh “nhạy cảm thái quá với với điện từ” (“electromagnetic hypersensity”, viết tắt là EHS), theo lời của Tổ chức Y tế Thế giới.
“Dị ứng” với sóng Wi-Fi: là thật hay hoang tưởng?
Mới đây, một cô gái 15 tuổi sống ở Anh đã tự tử, vì lí do không thể chịu đựng nổi chứng dị ứng với sóng Wi-Fi của mình. Gia đình cô phát biểu với tờ The Daily Mirror rằng, sóng Wi-Fi ở trường đã khiến cô thấy buồn nôn, đau đầu dữ dội và khó tập trung.
Trong một bài khảo sát dành cho những người cho rằng mình bị EHS, người ta cũng mô tả các triệu chứng bệnh như đau đầu hay uể oải cứ xuất hiện mỗi khi lại gần các thiết bị thu phát điện từ, ví dụ như máy phát sóng Wi-Fi, điện thoại và màn hình máy tính. Còn khi tránh xa khỏi các thiết bị trên, các triệu chứng có vẻ giảm bớt.
Mặc dù vậy, trong những cuộc kiểm tra khoa học, nếu người tham gia tiếp xúc với tín hiệu điện từ nhưng không được cho biết khi nào tín hiệu đang tắt hay đang bật, họ không thể xác định được khi nào có tín hiệu khi nào không. Đây là kết quả được đề cập trong bài tổng hợp của tiến sĩ James Rubin thuộc Đại học King’s College về 46 cuộc nghiên cứu liên quan chủ đề này trên tạp chí Điện từ Sinh học.
Nhiều người nhận thấy, cứ tiếp xúc với tín hiệu điện từ là xuất hiện các triệu chứng đáng ghét.
Trong bài, tiến sĩ Rubin viết: “Những người nói mình gặp phải EHS rõ ràng là có vấn đề về sức khỏe. Nhưng khoa học cho thấy chưa chắc tín hiệu điện từ đã gây ra các triệu chứng đó.”
WHO cũng viết trên website chính thức rằng: “Không có cơ sở khoa học nào liên hệ giữa việc tiếp xúc với điện từ nhiều có thể gây ra các triệu chứng được cho là của EHS.”
Video đang HOT
Về phía những người cho rằng mình mắc EHS, họ khẳng định các triệu chứng làm họ suy nhược và ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của họ.
Gần đây nhất, phụ huynh của một cậu bé 12 tuổi tại Massachusetts đã đâm đơn kiện trường của cậu vì cho rằng hệ thống “Wi-Fi công suất lớn” tân tiến ở trường đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cậu bé, theo nguồn tin từ Courthousenews.com.
Trang báo này cho biết, đơn kiện nói rằng cậu bé bị đau đầu, da mẩn ngứa; thậm chí là chảy máu cam, chóng mặt và tim đập nhanh. Các triệu chứng này chỉ xảy ra khi cậu bé học ở trường, điều mà các bác sĩ cũng không thể giải thích được.
“Dị ứng” với sóng Wi-Fi có thể xảy ra với bất cứ ai?
Ban giám hiệu nhà trường phủ nhận kết luận rằng sự suy nhược của cậu bé bắt nguồn từ việc tiếp xúc với sóng Wi-Fi. Cùng với đó, bản đánh giá hệ thống Wi-Fi chỉ ra rằng mức sóng vẫn bảo đảm an toàn, đạt tiêu chuẩn của Ủy ban Truyền thông Liên bang. Tuy nhiên, gia đình của cậu bé quả quyết rằng các triệu chứng trên là biểu hiện của EHS và yêu cầu nhà trường phải điều chỉnh lại hệ thống Wi-Fi.
Trường hợp khác tại Pháp, một người phụ nữ được tặng khoản tiền hỗ trợ khuyết tật vì bà ta khẳng định rằng bệnh EHS của mình nghiêm trọng đến mức bà ta phải sống trong một trang trại được sửa chữa lại ở trên núi, nhằm bảo vệ bản thân khỏi tín hiệu từ trường, theo báo Agence France-Press. Mặc dù tòa quyết định các triệu chứng của bà ta đủ điều kiện là một dạng khuyết tật, nhưng EHS vẫn chưa được chính thức công nhận là một căn bệnh y học.
Trong bài viết năm 2009 của mình, Rubin đã tìm hiểu những nghiên cứu mà phân tích các triệu chứng và điều tra nguyên nhân đối với 1000 người mắc EHS nhưng không kết luận được gì.
Nhiều khả năng Wi-Fi không phải là thủ phạm chính, nhưng Rubin cho rằng các triệu chứng hẳn đã bị gây ra bởi một tác nhân nào đó. Có thể với mỗi người khác nhau, những yếu tố về sức khỏe hoặc môi trường sống chính là nguyên nhân.
Không rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng chính xác là gì, nhưng cẩn thận vẫn hơn!
Rubin cũng nói thêm rằng, một lý giải khác chính là “hiện tượng nocebo”: nếu một người tin rằng tiếp xúc với EMF có thể gây ra các triệu chứng thì chính niềm tin đó sẽ khiến các triệu chứng xuất hiện, mặc dù họ không hề tiếp xúc với sóng từ trường.
Dù bệnh “dị ứng” với Wi-Fi có thật hay không, những triệu chứng khó hiểu kia hoàn toàn là thật.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Dị ứng với bao cao su
Bao cao su có tác dụng tránh thai, giảm nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục nhưng lại gây dị ứng với một số phụ nữ.
Chị em có thể dị ứng với bao cao su hay nói chính xác hơn là dị ứng với mủ cao su, chất bôi trơn có trong bao cao su. Những phản ứng dị ứng này có thể xảy ra chỉ sau vài phút tiếp xúc hoặc một vài giờ khi tiếp xúc với bao cao su.
Dấu hiệu dị ứng bao cao su ở phụ nữ
Những phụ nữ bị dị ứng với bao cao su có thể gặp các triệu chứng khó chịu như sau:
- Phát ban
- Vùng 'cô bé' có màu đỏ và ngứa
- Cảm giác đau trong quá trình đi tiêu và quan hệ tình dục
- Hắt hơi liên tục
- Da trở nên nhạy cảm
- Đôi khi có thể gây chóng mặt và ngất xỉu
- Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc
Đôi khi triệu chứng dị ứng với bao cao su ở chị em thường tương tự như khi bạn bị nhiễm nấm tấn công vào bộ phận sinh dục.
Các nghiên cứu của Đại học Michigan cho thấy bao cao su cũng có thể lăng nguy cơ nhiễm nấm sinh dục. Điều này là do nonoxynol-9 - một chất bôi trơn diệt tinh trùng có thể gây nhiễm nấm.
Không ít chị em khó chịu, dị ứng với bao cao su (Ảnh: internet)
Làm gì nếu chị em bị dị ứng với bao cao su?
Nếu như chị em muốn dùng bao cao su để tránh thai thì bạn có thể thay thế bằng các lựa chọn khác như thuốc tránh thai hoặc vòng tránh thai. Tuy nhiên những biện pháp này đều không thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh qua đường tình dục.
Tốt hơn, bạn nên tìm hiểu xem nguyên nhân gây dị ứng với bao cao su là gì. Bạn đang dị ứng với mủ cao su hoặc các chất bôi trơn. Từ đó, nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng bao cao su, bạn nên sử dụng bao cao su không có chất bôi trơn.
Hoặc để xác định bạn đang bị dị ứng với bao cao su, điều tốt nhất để là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo Afamily
6 điều bất biến trong 'chuyện ấy' Có những đặc tính trong chuyện riêng tư này mà dù muốn dù không nó vẫn sẽ tồn tại, không thay đổi cho đến khi chúng ta 'nghỉ hưu'. Tất cả những gì chúng ta cần làm là chấp nhận và sống chung với những thói quen, sở thích hoặc có thể gọi là 'cái tật' đó. Sở thích xem ảnh 'nóng' Đây...