“Cô hầu gái” – làm phim kinh dị kiểu Tây
Bộ phim này không đi vào lối mòn của những phim kinh dị Việt với những cách “nhát ma” thông thường.
“Cô hầu gái” là phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Derek Nguyễn và cũng là sản phẩm tiếp theo đến từ những nhà sản xuất của bộ phim đạt kỷ lục doanh thu “Em là bà nội của anh”. Chọn thể loại phim kinh dị dễ hút khách, tuy nhiên Derek đã đưa đến một phong cách làm phim kinh dị rất “Tây”.
Nói bộ phim “Cô hầu gái” là một bộ phim rất “Tây”, bởi ngay từ kết cấu câu chuyện, đạo diễn đã cho người xem một cái nhìn rất khác lạ. Lấy bối cảnh là xã hội Việt Nam trong những năm 50, dù chỉ gói gọn tại một khu đồn điền, nhưng những gì diễn ra trong đó đều rất khác lạ với mường tượng của khán giả về một thời chiến tranh. Ở đó hoàn toàn có thể xuất hiện một câu chuyện tình yêu đầy đam mê và cả thù hận – đó là điều đạo diễn Việt kiều muốn mang tới.
Bối cảnh chính của phim là căn biệt thự Pháp cổ, điều này vô hình chung đã tạo nên một không khí khá giống những phim kinh dị cổ điển Châu Âu. Tạo hình linh hồn của Madame Camille, vợ đại tá Sebastien cũng được xây dựng theo phong cách rất cổ điển như một nữ hoàng bóng đêm. Bên cạnh đó là những phân đoạn lãng mạn giữa nhân vật Linh và Sebastien cũng làm người xem liên tưởng đến một bộ phim tình cảm Pháp. Những chi tiết này, đôi lúc khiến khán giả quên bẵng đi rằng mình đang xem một câu chuyện xảy ra trong thời chiến tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc thêm vào phim những tình tiết như xác sống, sự thật về thân phận của Linh, cũng là một trong những dấu ấn của việc đạo diễn đã thổi làn gió Tây phương vào một câu chuyện Việt. Việc làm này sẽ khiến khán giả cảm thấy thú vị, giống như ăn một món ăn quen thuộc được nấu bằng công thức mới. Nhưng bên cạnh đó, sự kết hợp chưa nhuần nhuyễn, đôi chỗ đã trở thành hạt sạn và tạo cảm giác thiếu logic với khán giả.
Nổi bật nhất là vấn đề lời thoại tiếng Việt. Đạo diễn Derek Nguyễn vốn là không biết nhiều tiếng Việt do anh lớn lên từ nhỏ ở Mỹ, cho nên với lời thoại tiếng Anh anh đã làm rất tốt, chỉ có phần tiếng Việt là cho khán giả cảm giác đó là lời thoại được dịch từ tiếng Anh ra.
Một số câu thoại chỉ có thể hay khi nói bằng tiếng Anh, khi nói bằng tiếng Việt thì lại trở nên quá rườm rà và hoa mỹ, đây là điều tối kị bởi nó thiếu đi sự linh hoạt và mềm mại của tiếng Việt.
Dẫu vậy, “Cô hầu gái” vẫn là một minh chứng cho sự cố gắng của các đạo diễn Việt kiều khi đem những kiến thức cũng như kinh nghiệm nhà nghề của điện ảnh Tây phương vào bối cảnh của Việt Nam, kể những câu chuyện Việt Nam một cách mới hơn. Và quan trọng là trong bộ phim này, đạo diễn đã không đi vào lối mòn của những phim kinh dị Việt với những cách nhát ma thông thường.
“Cô hầu gái” chính thức ra mắt khán giả Việt vào ngày 16/9/2016.
Theo Nguyệt Anh (Dân Việt)
"Tây du ký" mới ra mắt đúng đêm trăng tròn
Với kinh phí hơn 20 triệu USD, "Đại thoại Tây Du 3" hứa hẹn sẽ khiến khán giả mãn nhãn.
Sau một thời gian mong ngóng, khán giả sắp được thưởng thức bộ phim Đại thoại Tây Du 3 vào đúng ngày rằm tháng Tám (ra mắt báo giới ngày 14 và công chiếu ngày 15.9 tới). Bộ phim thuộc thể loại hài cổ trang "ăn theo" câu chuyện từ hai phần trước của Đại thoại Tây Du do Châu Tinh Trì đóng chính từng gây bão làng điện ảnh năm 1995.
Video đang HOT
Poster phim Đại thoại Tây du 3
Đại thoại Tây Du 3 được cho là bom tấn của màn ảnh Hoa ngữ với kinh phí đầu tư lên đến 20 triệu USD cùng kĩ xảo hoành tráng. Đây là phần tiếp theo của phim điện ảnh hàiĐại thoại Tây Du từng gắn liền với tên tuổi của Châu Tinh Trì.
Trong phần 3, Tử Hà tiên tử (Đường Yên đóng) dùng Nguyệt Quang Bảo Hợp nhìn thấy thảm kịch của mình và Tôn Chí Bảo (Hàn Canh đóng). Để tránh bi kịch xảy ra, cô quyết định quay lại quá khứ để thay đổi vận mệnh. Cách duy nhất để thay đổi kết cục, cô phải khiến cho Tôn Chí Bảo không phải lòng với mình.
Từng cảnh quay trong phim đều được chau chuốt kĩ càng.
Đại thoại Tây Du 3 do Lưu Trấn Vĩ viết kịch bản kiêm đạo diễn. Ở hai phần phim Châu Tinh Trì, đạo diễn Lưu từng thể hiện vai Bồ Đề Lão Tổ. Ngoài nội dung quay trở về quá khứ hấp dẫn, phim còn quy tụ dàn diễn viên trẻ tài năng như Đường Yên, Hàn Canh, Vương Nhất Bác, Trương Siêu hay các ngôi sao Hong Kong gạo cội như Mạc Văn Úy, Ngô Kinh, Chung Hân Đồng và MC nổi tiếng Hà Cảnh.
Dàn diễn viên tham gia trong phim:
Cựu thành viên Super Junior - Hàn Canh đảm nhận vai Tôn Chí Bảo (hậu thân/kiếp sau của Tôn Ngộ Không). Ở hai phần trước, nhân vật này cho ngôi sao kiêm đạo diễn phim hài Châu Tinh Trì đảm nhận. Nhiều khán giả tỏ ý nghi hoặc năng lực diễn xuất của Hàn Canh khi anh chàng bị so với là "một trời, một vực" với Châu Tinh Trì về độ nổi tiếng và năng lực.
Đáp trả những nghi ngờ của khán giả, Hàn Canh cho biết anh bị áp lực trước cái bóng quá lớn của Châu Tinh Trì. "Châu Tinh Trì là bậc thầy về phim hài trong làng điện ảnh Trung Quốc. Tôi biết mình phải cố gắng rất nhiều, nếu không thể giống hệt tiền bối ít ra cũng sẽ làm khán giả hài lòng", nam diễn viên sinh năm 1987 cho biết.
Giống như Hàn Canh, nữ chính Đường Yên (vai Tử Hà tiên tử) cũng gặp nhiều áp lực khi đảm nhận vai diễn đã đem lại thành công cho Chu Ân. Nữ diễn viên sinh năm 1984 được khán giả đánh giá có ngoại hình xinh đẹp nhưng lại chưa đủ "khí chất" để vào vai Tử Hà tiên tử. Thậm chí, ngôi sao Bên nhau trọn đời còn bị chê diễn xuất một màu, đơ cứng và không tự nhiên.
Ngôi sao Hong Kong Mạc Văn Úy tiếp tục đảm nhận vai Bạch Tinh Tinh, người đem lòng yêu Tôn Chí Bảo. Ở hai phần trước, Mạc Văn Úy cũng là người thể hiện vai diễn này.
Ngôi sao võ thuật Ngô Kinh thể hiện vai Đường Tăng. Ở phần phim Châu Tinh Trì, vai diễn này do La Gia Anh đảm nhận.
Sau khi hồi phục chấn thương, nam diễn viên sinh năm 1974 đã quay lại với điện ảnh bằng hai bộ phim Wolf Warriors và SPL II: A Time for Consequences. Nhiều người hâm mộ rất mong chờ diễn xuất của anh trong một nhân vật hoàn toàn mới mẻ so với trước đây.
Trư Bát Giới do Tào Thừa Nghiên thủ vai. Anh là thành viên nhóm UNIQ nổi tiếng
Chung Hân Đồng vai Xuân Thập Tam Nương. Ở hai phần phim của Châu Tinh Trì, vai diễn này cho ngọc nữ Hong Kong - Lam Khiết Anh thể hiện. Do nhiều biến cố, Lam Khiết Anh giờ đã rời xa làng giải trí vì mắc bệnh tâm lý và trở nên điên loạn, sống nhờ trợ cấp xã hội. Sau hai tác phẩm Mối tình liêu trai và Cổ kiếm kỳ đàm, đây là dự án mới nhất của thành viên nhóm Twins.
Mỹ nhân cổ trang Hồ Tịnh vai Quan Âm. Sau khi lập gia đình, Hồ Tịnh quay lại làng giải trí và tham gia đóng nhiều phim điện ảnh nhưng chủ yếu là các vai phụ. Bộ phim gần đây nhất của người đẹp là Ba lê giả kỳ (2015).
MC nổi tiếng show truyền hình Happy Camp Hà Cảnh vào vai Nhị Lang Thần. Năm ngoái, Hà Cảnh từng gây ngạc nhiên cho không ít người khi đảm nhận vai trò đạo diễn phimCây dành dành nở hoa. MC 42 tuổi nhận được nhiều lời khen ngợi cho vai trò mới. Nhiều fan hâm mộ của Hà Cảnh đang rất mong chờ diễn xuất của anh với vai Nhị Lang Thần.
Trương Siêu vai Ngưu Ma Vương. Đây là vai diễn của Lục Thụ Minh trong hai phần trước. Chàng ca sĩ sinh năm 1988 từng thể hiện một vai phụ trong Anh hùng xạ điêu 2014 bản Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy.
Trương Dao vai Ngưu Hương Hương - em gái của Ngưu Ma Vương. Trong phần hai, nhân vật này do Ngô Giác Cẩn đảm nhận.
MC Tạ Nam - bà xã Ngô Kinh vai Thiết Phiết công chúa vốn là vợ của Ngưu Ma Vương. Ở phần hai, vai diễn này do nữ diễn viên Hong Kong Thái Thiếu Phân thể hiện.
Vương Nhất Bác - thành viên nhóm UNIQ thể hiện vai Hồng Hài Nhi.
Hoàng Chinh vai Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Bối cảnh phim qua đồ họa rất hoành tráng
Theo Minh Phương (Tổng hợp) (Dân Việt)
Điểm mặt dàn sao cực hot của "Chuyến tàu sinh tử" Bộ phim quy tụ những gương mặt ngôi sao sáng giá cả về ngoại hình lẫn kỹ năng diễn xuất của điện ảnh Hàn. Chuyến tàu sinh tử/Train to Busan đang làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam và là hiện tượng của điện ảnh xứ Kim Chi trong năm 2016, một trong ba đại diện của điện ảnh Hàn góp...