Có hai con đi mẫu giáo vào hai thời điểm khác nhau, bà mẹ ở TP.HCM rút ra được câu trả lời cho thắc mắc chung của nhiều phụ huynh: Nên cho con đi học sớm hay muộn?
Nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa con đi học giúp trẻ “khôn ra”. Ngược lại, một số bố mẹ cho rằng, trẻ bị ép đi học sớm thì con hay bị ốm hoặc bị sốc tâm lý…
“Bao giờ cho con đi nhà trẻ” là câu hỏi đã bao nhiêu lần được đặt ra và cũng có bao nhiêu câu trả lời tương ứng, tuy nhiên, dường như “mỗi lòng người một lý lẽ”, đây vẫn là một vấn đề khiến phụ huynh chia ra hai “trường phái” khác nhau.
Nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa con đi học, tức là tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ sớm sẽ giúp đẩy mạnh tính tự lập, giúp trẻ “khôn ra”, đồng thời tận dụng được giai đoạn vàng để kích thích phát triển não bộ cho con. Ngược lại, một số bố mẹ cho rằng, trẻ bị ép đi học sớm thì con hay bị ốm hoặc bị sốc tâm lý…
Cùng chung nỗi băn khoăn ấy, chị Hoàng Yến (TP. HCM), một bà mẹ hai con cũng đã có những trải nghiệm của riêng mình. Với bé Phong (lớp 2), chị Yến cho con đi học năm 3 tuổi. Với bé Tùng (gần 20 tháng) thì được đi mẫu giáo từ hơn 13 tháng.
Hai con đi mẫu giáo vào hai thời điểm khác nhau, bà mẹ này đã rút ra được câu trả lời cho thắc mắc chung của nhiều phụ huynh: Nên cho con đi học sớm hay muộn?
Bé Tùng đi mẫu giáo từ hơn 13 tháng.
Chị Yến chia sẻ:
Bé mình đi học từ hơn 13 tháng, đến nay đã học được 6 tháng. Dù có những ưu điểm và cả nhược điểm, nhưng theo chị Yến, so với bé lớn đi học lúc 3 tuổi thì cả ba mẹ, ông bà nội ngoại đều nhận thấy bé nhỏ đi học sớm hay hơn. Nghỉ dịch cả tháng mà ngày đầu đi học lại bé rất hào hứng vui vẻ.
Những điểm có lợi khi đi học sớm:
1. Bé “ra giang hồ” sớm nên nhanh thích nghi hơn, ít mè nheo nhõng nhẽo.
2. Ông bà, ba mẹ khỏe hơn, ông bà chỉ chăm giúp những ngày bé sốt phải nghỉ học.
Video đang HOT
3. Bé lanh lợi hơn, học hỏi nhanh hơn, biết tự ngủ và ngủ sâu giấc, ăn uống có giờ giấc.
4. Bé có bạn bè để vui chơi, hạn chế ti vi, ipad, không phải lầm lũi chơi 1 mình.
Những điểm bất lợi khi đi học sớm:
1. Bé bệnh liên tục, do còn nhỏ quá chưa biết nói, chỉ biết khóc, nên không biết đau ở đâu.
2. Bé còn bú mẹ thì do không phải trường nào cũng gửi được sữa mẹ, nên ở trường sẽ phải uống sữa tươi/sữa công thức (tùy gia đình).
3. Bé chưa biết nói nên nếu lớp không có camera online thì nhiều ba mẹ sẽ không yên tâm.
4. Học phí lớp nhỏ thường cao hơn lớp lớn.
Chị Yến cũng chia sẻ thêm, con đi học trễ, ở nhà không tránh khỏi việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử nhiều nên bé lâu thích nghi với cô và các bạn, thích được ở nhà để xem tivi, máy tính, ipad. Ở nhà được ông bà chiều quen nên vô nề nếp cũng khó hơn đi học sớm.
Hai anh em bé Phong và bé Tùng.
Thêm vào đó, khi trẻ 3 tuổi, khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu xuất hiện và có thể trở thành rào cản đối với việc đi nhà trẻ. Trẻ lúc này đã có tư tưởng và hành động chống đối trước những thay đổi lớn về môi trường, khiến cho việc tiếp nhận các thông tin mới bên ngoài cũng trở nên khó khăn hơn.
“Trên thực tế, không có một nghiên cứu nào chỉ ra độ tuổi chính xác bố mẹ cho trẻ đi nhà trẻ là 1, 2 hay 3 tuổi. Tuy nhiên, mình tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tâm lý thì hầu hết cho rằng giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi là lúc trẻ phát triển mạnh về đa giác quan cũng như nhận thức. Thế nên từ 1 tuổi trở lên, khi bé có thể nói được và có nhu cầu kết bạn, thì bố mẹ có thể cân nhắc việc cho trẻ đi nhà trẻ.
Như đứa thứ hai, khi thấy bé đã phát triển cứng cáp, ăn uống sinh hoạt vào nếp tốt, có khả năng thích nghi, trí tò mò bắt đầu phát triển mình cũng tự tin cho con đi lớp, không lo lắng quá nhiều vì thiếu kinh nghiệm như bé đầu nữa” , chị Yến chia sẻ.
Để con khỏi bỡ ngỡ khi đến trường, bà mẹ này tập cho con từ từ theo từng 3 ngày:
- 3 ngày đầu chở bé tới chơi làm quen trường, chơi 1-2 tiếng.
- 3 ngày sau cho bé ăn sáng ở nhà, 8h bé đến lớp, 10h30 ăn trưa xong đến đón.
- 3 ngày tiếp cho bé ăn ở trường, 10h30 ăn trưa xong đến đón.
- Sau đó bé học cả ngày.
Nhờ vậy, bé Tùng chỉ khóc nhiều 1 tuần đầu, sau đó là sáng nào cũng đòi mang giày mặc áo khoác đi học, lúc chuẩn bị ngủ vẫn khóc khoảng 1 tháng.
Cách tập cho bé ăn ngủ, và thời gian bé thích nghi khi đi mẫu giáo sớm (cái này còn tùy thuộc từng trường/từng cô và tính cách từng bé):
1. Ăn: Bé ăn thô từ 6 tháng, ở nhà bé tự bốc ăn rồi từ từ tập muỗng, mẹ có hỗ trợ nhưng rất ít, bé chủ động là chính, đi học cô đút, sáng ăn cháo, trưa cơm, chiều mì nui bún. Mấy hôm đầu bé khó ăn nhưng từ từ cũng ăn được, tuy nhiên không ăn nhiều, mình cũng có trao đổi với cô là ở nhà không ép bé ăn, mình không quan trọng cân nặng, nên các cô cứ thoải mái, xem cam mình thấy bé lắc đầu từ chối là cô ngừng đút.
2. Uống sữa: Bé bú mẹ, mình muốn đem sữa mẹ, nhưng các cô cũng trao đổi là khó khăn trong việc bảo quản và hâm ấm, thấy bé cũng đã trên 1 tuổi nên mình đồng ý mang 1 hộp sữa tươi 110ml cho bé uống ở trường, bé về nhà thì vẫn bú mẹ. Vẫn duy trì như vậy từ lúc đi học đến nay.
3. Ngủ: Mấy ngày đầu ở lại trường bé rất khó ngủ, cô phải vỗ về ôm ấp, sợ ảnh hưởng các bạn, cô ẵm riêng xuống sảnh 2 cô cháu ôm nhau ngủ. Học được 1 tuần thì vô giấc dễ nhưng lại hay giật mình, mỗi lần giật mình cô lại vỗ tiếp, sau 1 tháng thì ổn. Hôm nào cô thấy nằm lâu quá chưa ngủ thì cô xoa trán, xoa lưng cho ngủ, bé dậy cùng lúc với các bạn hiếm khi dậy sớm.
4. Chơi : Khoảng 2 tháng đầu bé hay thích chơi 1 mình, không tham gia các trò chơi tập thể, thích chơi 1 mình thôi. Sau 2 tháng thì bé rất hào hứng với các trò chơi/buổi học tập thể, mình thấy bé ngồi chơi cùng cô và các bạn rất vui vẻ.
Hầu như bé nào đi học đều bệnh, vì như bác sĩ Khanh, bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM có nói: Đi học là ra giang hồ, mà mới ra giang hồ thế nào cũng bệnh. Việc này dù con mấy tuổi, đi học sớm hay muộn cũng không tránh được nên các mẹ đừng lo lắng quá.
Chị Hoàng Yến cho rằng, việc đánh giá thời điểm khi nào nên cho bé đi nhà trẻ còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không thể khẳng định một mốc thời gian cụ thể. Việc cho trẻ đi nhà trẻ phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của gia đình, khả năng nhận thức và hòa nhập của trẻ.
Bên cạnh đó bố mẹ cũng cần xem xét nhiều yếu tố khác như chất lượng nhà trẻ, kinh nghiệm của người trông trẻ,… Và tiêu chí chọn trường của chị là: Lớp ít bé, có camera online, các cô nhiệt tình. Nên tham khảo thêm các phụ huynh đi trước hoặc đang có con theo học để chọn trường. “Trường bé mình học cũng là trường bé lớn học, nay bé lớn đã lớp 2 rồi, nên mình rất tin tưởng vào các cô” , chị Yến nói.
Cẩn trọng với chứng sa niêm mạc niệu đạo ở bé gái
Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, Bệnh viện Nhi đồng 2 liên tiếp nhận các trường hợp xuất huyết âm hộ ở các bé gái từ 7 đến 10 tuổi do bị sa niêm mạc niệu đạo.
Hình minh họa.
Mới đây nhất là trường hợp bệnh nhi N.T.H. (8 tuổi, trú tại Lâm Đồng) nhập viện với tình trạng ra máu ở vùng kín.
2 tuần trước nhập viện, người nhà thấy bệnh nhi ra máu ở vùng kín, xem kĩ thấy có khối nhỏ màu đỏ trồi ra, tiểu hơi rát và có lúc bí tiểu.
Các bác sĩ chuyên về niệu sinh dục nhi tại bệnh viện khám chẩn đoán: Bệnh nhi bị sa niêm mạc niệu đạo toàn phần có biến chứng. Bé được phẫu thuật kịp thời và xuất viện vào ngày hôm sau.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: Sa niêm mạc niệu đạo là một bất thường lành tính, tương đối hiếm gặp tần xuất khoảng 1/3.000 trẻ gái sinh ra, thường ở lứa tuổi 8 - 10 tuổi. Bất thường này khiến phụ huynh lo lắng vì không biết trẻ ra máu âm đạo hay khối u vùng âm hộ.
Bệnh do bẩm sinh yếu phần cơ vùng thành niệu đạo, dưới tác động của các yếu tố khác gây tăng áp lực đột ngột ổ bụng như ho kéo dài, tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày sẽ làm trồi ra vùng niêm mạc ở niệu đạo. Vì xuất phát từ niệu đạo nên nếu quan sát kỹ, có thể thấy nước tiểu rỉ ra từ khối sa này.
Bệnh liên quan đến ho và viêm hô hấp nên mùa lạnh vừa rồi, bệnh viện tiếp nhận số bệnh tăng hẳn so với thời điểm khác trong năm.
Bệnh thường biểu hiện triệu chứng đầu tiên là ra máu, rất dễ nhầm lẫn với chấn thương hoặc lạm dụng. Do tính chất hiếm gặp và ít phổ biến nên sa niêm mạc niệu đạo thường dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý khác vùng sinh dục.
Về mức độ bệnh, sa niêm mạc niệu đạo chia ra làm 3 loại: sa bán phần, sa toàn phần, sa có biến chứng.
Về điều trị, đối với sa bán phần có thể điều trị nội khoa bôi thuốc oestrogen, tuy nhiên phương pháp này tính hiệu quả không cao, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, đối với sa toàn phần hay sa niêm mạc niệu đạo có biến chứng thì giải pháp phẫu thuật là duy nhất và hiệu quả.
Các bác sĩ lưu ý: Người nhà cần quan sát, nếu trong thời gian bé gái bị ho kéo dài nhất là mùa lạnh, hoặc táo bón hay tiêu chảy; xuất hiện triệu chứng xuất huyết vùng âm hộ thì coi chừng sa niêm mạc niệu đạo. Cần đưa bé tới những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng về sau.
Niềm vui lớn là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sinh non Niềm vui đối với BSCKII Giang Trần Phương Linh, Trưởng khoa Sơ sinh - Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, là điều trị, chăm sóc thành công cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Đó cũng chính là động lực để chị tiếp tục gắn bó với nghề Y cao quý và cũng lắm gian nan, vất vả. BSCKII Giang Trần...