Cô giáo vùng cao “trổ tài” cắt tóc, bấm móng tay cho học sinh sau giãn cách
Trở lại trường sau thời gian nghỉ học để giãn cách xã hội nhằm thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, tóc tai, móng tay chân của các em học “dài quá cỡ” nên cô giáo “ra tay” giúp các em.
Đợt dịch Covid-19 ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam bùng phát hồi cuối tháng 10 vừa qua làm hàng trăm em học sinh và người dân ở một số xã của huyện thành F0 phải đi cách ly, điều trị. Toàn bộ trường học trên địa bàn huyện cũng được đóng cửa để phòng bệnh.
Cô giáo trổ tài cắt tóc cho các em học sinh của lớp mình.
Tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, hơn 350 em học sinh tại điểm trường chính của trường cũng phải nghỉ học để phòng, chống dịch. Huyện Nam Trà My trưng dụng trường làm điểm cách ly tập trung các F1. Do đó, các em học sinh của trường phải nghỉ học, trở về nhà với cha mẹ.
Tròn một tháng nghỉ học, đến cuối tháng 11, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn dần hạ nhiệt, chính quyền địa phương cho học sinh đi học trở lại.
Sau khi trở lại trường, tóc tai của các em trở nên “bờm xờm”, móng tay móng chân dài ra… nên thầy cô của trường đành phải trổ tài cắt tóc, cắt móng tay móng chân cho các em.
Và cắt móng tay cho các em.
Cô Nguyễn Thị Thu Ba – giáo viên chủ nhiệm lớp 5/2 chia sẻ, ngày đầu tiên các em trở lại trường sau giãn cách, các em trai tóc dài quá tai, móng chân móng tay cũng dài, mắc đầy đất trong kẽ… nên cô tự tay cắt gọn lại gọn gàng cho các em.
Dụng cụ hớt tóc được các nhà hảo tâm hỗ trợ lần này lại được sử dụng. Cô Thu Ba cho hay, bình thường, cứ mỗi đầu năm học, cô phải làm công việc này để giúp đầu tóc, móng tay móng chân các em được gọn gàng, sạch sẽ…
Video đang HOT
Lần này, sau thời gian giãn cách, các em trở lại trường lại được cô chăm sóc nên các em tóc tai của các em ai cũng gọn gàng, cả cô và trò đều vui vẻ, phấn khởi để tiếp tục học tập.
Cô Thu Ba chia sẻ, trong thời gian các em nghỉ do dịch, cô luôn điện thoại hỏi thăm và tuyên truyền đến tất cả các em và phụ huynh thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cho mình và cho xã hội.
“Lúc các em nghỉ khoảng 2 tuần thì có một em học sinh gọi điện thoại hỏi cô khi nào đi học lại, cô ở dưới đó nhớ giữ gìn sức khỏe nhé cô. Em nghe mà không cầm được nước mắt”, cô Thu Ba chia sẻ.
Theo cô Thu Ba, chắc do nghỉ học lâu quá nên các em nhớ cô, nhớ bạn bè, nhớ những trò đùa của cô cùng với các em nên gọi điện thoại hỏi thăm khi nào được đi học trở lại.
Khi dịch ở Nam Trà My được khống chế, để các em trở lại trường, các thầy cô phải vận động phụ huynh cho các em ra lớp. Ở huyện miền núi Nam Trà My mùa này là mùa mưa lũ, đường sá đi lại khó khăn nên các em thường không đến trường đúng ngày. Đến cuối tháng 11 nhưng vẫn chưa đủ 100% sĩ số.
Cô Thu Ba cho hay, tuy thời gian này, huyện Nam Trà My đã kiểm soát được dịch nhưng phụ huynh ngại còn sợ dịch nên chưa cho các em ra lớp nhiều; tuy nhiên giáo viên cũng như nhà trường đang tất bật vận động, làm tư tưởng cho bà con để phụ huynh yên tâm cho con ra lớp.
“Điều đáng lo bây giờ là dịch đã ổn, nhưng mùa mưa đã bước vào, trời mùa này ở đây rất lạnh có lúc xuống dưới 10 độ, học sinh đang thiếu áo ấm, áo mưa cũng như quần áo ấm cho các em… em đang tích cực đi vận động cho các em. Nếu có nhà hảo tâm hỗ trợ các em thì quá tốt”, cô Thu Ba nói.
Stress khi kèm con viết chữ
Những tuần đầu học online, nhìn chữ con nguệch ngoạc dù đã trải qua khóa tiền tiểu học, chị Linh "muốn phát cáu".
Từ khi con vào học lớp 1 theo hình thức trực tuyến, chị Linh, 33 tuổi, trú quận Long Biên, ngày nào cũng căng thẳng. Kèm con luyện viết sáng và chiều, ngồi cạnh hỗ trợ con học online buổi tối, không ít lần chị mắng, thậm chí tét tay con.
"Chữ viết nguệch ngoạc, con lại hay mất tập trung nên tôi buộc phải kèm sát sao để kịp tiến độ. Thế nhưng ốp càng nhiều thì con càng cằn nhằn, liên tục ăn vạ vì phải viết sáng viết tối trong khi anh chị hàng xóm được đi chơi. Đầu tôi muốn nổ tung, nhiều lúc không thể kiểm soát cảm xúc", chị Linh nói.
Từ năm ngoái, khi nghe phong thanh chương trình mới nặng, chị Linh cho con học một khóa tiền tiểu học theo lời khuyên của nhiều phụ huynh. Kết quả, con trai chị nhận biết được mặt chữ và số, biết viết đúng nét.
Thế nhưng, gần 5 tháng không tiếp xúc thường xuyên với chữ viết, bé như bắt đầu lại, đặc biệt khi phải học online, cô giáo không thể "cầm tay nắn chữ". Nhìn lại những trang vở viết chữ "ô" như chữ "ơ", nét tròn thành méo, thẳng thành cong, chữ to bé không đều, chị Linh vừa bực vừa buồn cười.
Chữ con chị Linh những ngày đầu học viết online. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thời điểm đó, chưa phải đi làm do thành phố giãn cách, chị Linh có thời gian ở nhà kèm con. Dù thỉnh thoảng chị thấy bất lực vì không thể giải thích cho con hiểu độ rộng, điểm bắt đầu, kết thúc của chữ, sau hơn một tháng cùng con khổ luyện, chữ viết của cậu bé đẹp hơn nhiều.
Dù vậy, chị Linh vẫn "bó tay" trước tình trạng mất tập trung khi viết của con. "Con tập trung thì chữ đẹp nhưng chỉ được nửa dòng là lại muốn buông bút. Đến giờ, con vẫn phải mất cả buổi mới xong hai trang vở, mẹ đi làm không có người kèm chặt thì cả ngày mới xong", chị Linh kể.
Giống chị Linh, chị Hà, 31 tuổi, quận Nam Từ Liêm, cũng vã mồ hôi mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian đầu năm học. Lúc con gái lớp một mới học online, bé tỏ ra thích thú bởi học qua màn hình máy tính là trải nghiệm mới lạ.
Tuy nhiên, sau khoảng một tuần, khi cô giáo bắt đầu dạy viết, con không thể bắt kịp tốc độ, các nét cũng lệch khỏi ô ly. Ba tuần liên tiếp, người mẹ đều nhận tin nhắn riêng hàng ngày từ cô giáo với nội dung "nhờ phụ huynh kèm cặp thêm". Chị Hà và chồng quyết định bắt đầu "chiến dịch" rèn con viết chữ.
Hỏi han bạn bè, chị tìm một số loại bút chì mềm, rõ nét. Khi ngồi cạnh con, chị thấy cô bé như đánh vật với con chữ, viết chậm và thường xuyên sai nét. Chị yêu cầu con trước khi viết phải nhìn kỹ từng chữ, xem vị trí bắt đầu và kết thúc ra sao, viết đi viết lại nhiều lần. Với những chữ khó, chị chấm trước theo hình dạng để con tô lại cho đỡ sai.
Tránh "ăn cơm mất ngon", giờ luyện chữ thường bắt đầu lúc 20h. Biết mình nóng tính, chị Hà dặn chồng "thay ca" sau mỗi 30 phút.
Chữ viết của con chị Hà hiện tại (phải) có tiến bộ so với hồi tháng 9. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau khoảng ba tuần, con chị Hà nhận được lời khen "có tiến bộ" từ cô giáo. Người mẹ vui như chính mình được thưởng. "Trộm vía chữ chưa đẹp lắm nhưng đã viết nhanh hơn", chị thở phào.
Hiện, con gái chị Hà bắt đầu chuyển sang viết chữ nhỏ, bút kim. Người mẹ đánh giá tập viết cho trẻ lớp một khi học online "cực kỳ khó" vì không được cô giáo cầm tay chỉ dạy. Dù cô giáo đã hướng dẫn chữ này cao, rộng bao nhiêu ô, trẻ vẫn khó hình dung.
Trên các diễn đàn, phụ huynh truyền nhau những video hướng dẫn tập viết, chụp ảnh vở của con để cùng nhau nhận xét và chỉnh sửa. Có học sinh đã viết tốt, chuyển sang tập viết nét thanh nét đậm, có em vẫn nguệch ngoạc như những ngày đầu.
Cô Hoàng Quỳnh Anh, giáo viên lớp một, trường Tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa), cũng nhận thấy học online khiến quá trình luyện viết của trẻ chậm hơn. "Ngay cả trong điều kiện lý tưởng khi có thiết bị tốt, bố mẹ kèm cặp, việc rèn chữ của học sinh cũng chỉ bằng khoảng 70-80% học trực tiếp", cô Quỳnh Anh chia sẻ.
Lý do cô đưa ra là khi học trực tiếp, thầy cô có nhiều cách giúp học sinh viết đúng như cầm tay, đứng ngay bên cạnh hướng dẫn. Tuy nhiên, với học trực tuyến, ngay cả việc hướng dẫn các em đếm ô, đặt bút ở dòng nào "cũng đều chật vật". Chưa kể, nhiều học sinh về quê cùng ông bà hoặc ở nhà với người giúp việc, bị ảnh hưởng giọng địa phương hoặc nói ngọng theo người thân. Vì nói ngọng, các em viết cũng sai theo.
Dù tìm nhiều cách hỗ trợ như gửi video hướng dẫn, đầu tư máy chiếu vật thể, bảng vẽ điện tử để học sinh nhìn rõ hơn, cô Quỳnh Anh thừa nhận nếu không có phụ huynh theo kèm, học sinh rất khó viết đúng và đảm bảo tốc độ.
Đánh giá lứa học sinh lớp một năm nay rất thiệt thòi và vất vả khi vừa khuyết nửa năm mẫu giáo, lại phải học online ngay từ đầu lớp 1, cô giáo 10 năm kinh nghiệm hy vọng phụ huynh kiên nhẫn cùng trẻ hơn, sát sao để trẻ vào nề nếp.
Chị Linh và chị Hà cũng nhìn nhận bản thân có lẽ đã quá kỳ vọng vào con nên cảm thấy áp lực và stress khi con thường xuyên bị phàn nàn chữ xấu. "Thật ra, chính tôi cũng chẳng nhớ được hết tên các nét chữ. Con viết đúng như kích thước ô ly đã khó, tay chân lại còn lóng ngóng, vụng về nên nếu không được uốn nắn sẽ khó viết đúng. Bố mẹ cần kiên trì hướng dẫn và viết mẫu thêm", chị Hà nói.
Sáng 11/11, báo cáo tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, cả nước có gần 20 triệu học sinh - sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài, vì dịch bệnh. Với bối cảnh đó, học trực tuyến là giải pháp không thể khác để tránh làm đứt đoạn việc học.
Đánh giá về hiệu quả, Bộ trưởng nói, học trực tuyến "chất lượng không thể như học trực tiếp". Vì vậy, ông đề nghị "đừng căng thẳng quá", không đưa các em ra để khảo sát, đánh giá chất lượng dạy và học ngay mà cần thời gian để ôn tập, củng cố kiến thức.
Chị Hà tán thành quan điểm này và cho biết mình cũng đang tự học cách giảm kỳ vọng vào con khi xác định học trực tuyến sẽ có thể còn kéo dài một thời gian nữa.
Những cuộc chia ly phía sau bục giảng Trên con đường cõng chữ lên non, có thầy giáo xa vợ con 17 năm, cắm bản ở điểm trường ngã ba biên giới, có cô giáo phải sau 10 năm mới được ăn cơm chung với chồng, con cái chia đôi. Đêm 28/11/2013, mưa lạnh lắc rắc rơi trên đất Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Sơn La. Trong căn phòng công vụ...