Cô giáo vừa dạy học vừa là “mẹ” của hàng chục học sinh xã nghèo
Sinh ra và lớn lên tại xã Văn Lăng (xã vùng cao thuộc vùng 135, Thái Nguyên),) vì vậy cô giáo Đỗ Thị Hợp – giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 1 Văn Lăng luôn mơ ước góp phần dạy dỗ, chăm sóc học sinh, con em xã nhà ngày càng văn minh, tiến bộ.
Cô giáo Đỗ Thị Hợp (sinh năm 1982).
Cô giáo… “dân vận”
Là giáo viên trường PTDTBT bậc Tiểu học nên cô Hợp luôn được Ban Giám hiệu và các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sát sao trong mọi công việc được giao.
Nhà gần trường, cô Hợp gặp rất nhiều thuận lợi cho việc đi lại và chăm sóc học sinh. Đồng thời, cô cũng được các bậc phụ huynh tin tưởng, hợp tác để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 Văn Lăng đóng trên địa bàn xã vùng cao, thuộc vùng 135 (Thái Nguyên), 81,9% học sinh trong trường là con em dân tộc thiểu số.
Có những học sinh ra lớp chưa biết nói Tiếng Việt nên việc học tập; tiếp thu bài; các sinh hoạt cá nhân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, giáo viên phải hết sức tỉ mỉ uốn nắn các em cách phát âm, hướng dẫn từng nét chữ, thực hiện từng phép tính; hướng dẫn các sinh hoạt cá nhân.
Bản thân cô Hợp luôn trăn trở tìm tòi cách giảng bài sao cho học sinh dễ hiểu nhất.
Trường có trên 25% học sinh là con em thuộc diện hộ nghèo. Có nhiều học sinh dân tộc, nhà xa trường, không có đủ điều kiện đi học và học 2 buổi, giáo viên phải đến tận nhà vận động phụ huynh cho các em ra lớp.
Gạt nỗi niềm riêng, chăm trò như con ruột
Khi trường Tiểu học số 1 Văn Lăng chuyển đổi thành mô hình Trường PTDTBT Tiểu học – là trường bán trú tiểu học đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên, nhà trường và giáo viên đã gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động giáo dục, chăm sóc học sinh.
Video đang HOT
Ngoài việc dạy chữ cho các em, đội ngũ giáo viên còn phải làm thay nhiệm vụ của người cha, người mẹ các em bởi vì đối tượng học sinh còn rất nhỏ, các em lớp 1 vừa mới chia tay trường Mầm non đã phải ăn ở lại trường qua đêm cả tuần nên thầy cô phải hướng dẫn các em từ tắm gội, vệ sinh cá nhân, giặt quần áo …chăm sóc cả bữa ăn giấc ngủ hằng ngày. Buổi tối, các cô còn hướng dẫn học sinh tự ôn bài.
Cô Hợp chia sẻ: “Nhiều lúc trong ca trực, học sinh bị ốm vào ban đêm mình phải đưa các em ra trạm y tế xã; đi viện cấp cứu vì gia đình các em ở xa chưa đến kịp.
Một số học sinh lớp 1, lớp 2 vì xa nhà, nhớ bố mẹ nên thường xuyên khóc. Những lúc đó, tôi phải giải thích, dỗ dành bằng tình yêu thương như một người mẹ. Chúng tôi giúp các em quên đi nỗi nhớ nhà để chăm lo học tập”.
Các buổi tối trong tuần, sau giờ tự học, cô Hợp thường tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi tiểu học, học múa, hát … để các em, các dân tộc được sinh hoạt cùng nhau tạo thêm tình yêu thương, đoàn kết, gắn bó trong mọi sinh hoạt và vơi đi nỗi nhớ nhà.
Gia đình cô Hợp, cả 2 vợ chồng đều là giáo viên tiểu học. Chồng cô hiện tại đang công tác tại bản Tèn của trường Tiểu học số 2 Văn Lăng, là bản cao nhất tỉnh Thái Nguyên. Do hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, năm 2005, mẹ chồng cô bị bệnh hiểm nghèo ốm đau đã qua đời. Bố chồng cô hiện cũng đang mắc bệnh sức khỏe không tốt nhưng gia đình cô chưa có điều kiện làm nhà riêng mà vẫn phải ở nhờ.
Mặc dù có những khó khăn riêng nhưng cô Hợp luôn cố gắng trong mọi công tác. Cô luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiệt tình trong mọi hoạt động của nhà trường.
Trong nhiều năm qua, cô Hợp không ngừng cố gắng vượt khó học hỏi và đã đạt đươc nhiều thành tích: Bốn năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện; hai năm liền đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Từ năm 2012 đến nay cô luôn đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Cô Đỗ Thị Hợp là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019. Chương trình do Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.
Vừa qua, Ban tổ chức đã đến thăm và tặng quà cho cô và trò nhà trường. Ông Trịnh Văn Hào – Tập đoàn Thiên Long, đại diện Ban tổ chức chia sẻ: “Trong chuyên thăm lân nay, chung tôi đa đươc tim hiêu va lăng nghe nhiêu câu chuyên cam đông vê tinh thây tro, vê tâm long yêu thương hoc sinh vô bơ bên, vê y chi va nghi lưc phi thương cua cac giao viên. Môi ngay, cac thây cô ây vân luôn miêt mai vơi sư nghiêp trông ngươi, trơ thanh nhưng “ngươi hung thâm lăng” nơi non cao, dâu răng hoan canh gia đinh cua cac thây cô vân con rât nhiêu kho khăn, chât vât”.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Phú Thọ: Dân thắng lớn vì trồng bí xanh lại thu được "vàng"
Những ngày này, khi về xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, mọi người sẽ có dịp chứng kiến cảnh nhộn nhịp hiếm có bởi dòng xe cộ mang nhiều biển kiểm soát từ khắp nơi đổ về thu mua bí xanh, cùng với đó là những nụ cười tươi trên khuôn mặt của những người nông dân vì năm nay, bí xanh được giá...
Nhiều năm nay, cứ đến độ này, người nông dân xã Văn Lang lại tiến hành thu hoạch bí xanh. Đặc biệt, năm nay, theo người dân, mùa bí xanh đã đem lại nguồn thu đáng kể khi trúng lớn và đây được xem là mùa thu hoạch "vàng".
Những ngày này, đến với xã Văn Lang, mọi người sẽ có dịp chứng kiến cảnh nhộp nhịp xe ô tô mang biển kiểm soát ở nhiều tỉnh thành tìm đến thu mua bí xanh.
Đứng bên những luống bí xanh ngắt, với lúc lỉu những quả đã đến ngày được thu hoạch, anh Cát Hữu Hùng, trú tại khu 6, xã Văn Lang không khỏi vui mừng chia sẻ: Nhiều năm nay, cứ đến vụ Đông - Xuân là người dân nơi đây lại tiến hành trồng bí xanh. Có lẽ vì hợp thời tiết, thổ nhưỡng nên cây bí xanh phát triển rất tốt, cho ra nhiều quả, chất lượng và được nhiều người biết đến.
"Trồng bí xanh không khó, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian chăm sóc như tưới nước, dựng giàn, tỉa nhánh, chăm bón. Bù lại, trồng cây này đem lại thu nhập kinh tế khá lớn, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa", anh Hùng cho biết thêm.
Mấy năm nay, bí xanh đã đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân nơi đây.
Còn theo bà Nguyễn Thị Xuân, năm nay bí xanh ra nhiều quả, lại được thu hoạch sớm nên giá thành khá cao. Nhờ trồng bí, mấy năm nay, kinh tế gia đình nhà bà khấm khá hơn, xây được nhà và mua những vật dụng đắt tiền.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, được biết bí xanh vụ sớm được người dân xã Văn Lang trồng từ tháng 7. Đến thời điểm hiện tại, bí xanh đã bắt đầu cho thu hoạch, ngoài việc cung cấp cho các vùng quanh tỉnh, bí xanh nơi đây còn được thương lái ở các tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, TP.Hà Nội... tìm về thu mua.
Theo tính toán của người dân, với mỗi hecta bí xanh sớm, người dân đầu tư chi phí hết gần 128 triệu đồng, nhưng có thể thu về khoảng 300 triệu đồng/ha.
Ở Văn Lang, bí xanh đã đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa và những loại cây ăn quả khác
Về cách trồng và chăm sóc, theo kinh nghiệm của người dân tích cóp và qua tập huấn, trước khi trồng, mọi người sẽ ngâm hạt trong nước lã sạch từ 4- 6 giờ, đãi sạch nước chua, ủ kín, ngày tưới nước 2 lần, khoảng 1- 2 ngày hạt nứt nanh, đem gieo thẳng hoặc gieo trong bầu ni lon sau đó trồng ra ruộng.
Mỗi 1 sào bí xanh, người trồng thường bón lót từ 6 - 7 tạ phân chuồng ủ hoai mục, 5 - 6 kg đạm urê, 6 - 8kg kaliclorua và 12 - 15kg supe lân Lâm Thao. Đối với đất chua, bà con sẽ bón thêm từ 12- 15 kg vôi bột. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt: Bón lót (trước khi cấy cây con), bón thúc lần 2 (khi cây có 5 - 6 lá) và bón thúc lần 3 (khi cây đã trưởng thành và chuẩn bị làm giàn).
Khi cây được 90 - 100cm thì người dân bắt đầu làm giàn bằng cách cắm chéo cây chống thành hình như mái nhà để tận dụng không gian. Khi dây leo cần để ở tư thế tự nhiên, không vặn úp hoặc lật dây, dùng dây chuối hoặc rơm nếp buộc gọn vào dưới nách lá, ghim vào giàn. Và mỗi cây để 2-3 nhánh chính, mỗi nhánh để 2-3 quả. Khi quả được khoảng 60 ngày tuổi thì người dân bắt đầu thu hoạch.
Người dân nơi đây thường dùng nứa, đan chéo hình mái nhà để làm giàn cho dây bí xanh leo
Do thấy bí xanh đem lại nguồn lợi kinh tế lớn, ổn định cho người dân, đầu năm 2019, UBND huyện Hạ Hòa đã triển khai dự án Hỗ trợ xây dựng thương hiệu VietGAP cho bí đao xanh thí điểm tại xã Văn Lang. Nhiều hộ đã được cấp giống và phân bón, tập huấn kiến thức khoa học kĩ thuật, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc, cấp tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho bí đao xanh sạch theo tiêu chuẩn với mong muốn đưa bí đao xanh Hạ Hòa tiêu thụ tại các siêu thị, thị trường lớn.
"Ngoài 30ha bí xanh thu hoạch sớm, hiện toàn xã còn gần 90ha bí xanh chính vụ sẽ được thu hoạch trong thời gian tới. Theo kế hoạch, việc phát triển diện tích trồng cây bí xanh và xây dựng thương hiệu cho bí xanh Văn Lang sẽ đem lại thu nhập cao hơn cho người dân nên xã đã và đang khuyến khích người dân trồng theo quy trình VietGAP để có thể xuất bán vào các siêu thị lớn, giúp bán được giá cao hơn", ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Văn Lang chia sẻ.
Nhờ đem lại kinh tế cao, trong thời gian tới, cây bí xanh sẽ tiếp tục được đầu tư, mở rộng diện tích không chỉ ở xã Văn Lang mà trên toàn huyện Hạ Hòa
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Hạ Hòa cho biết thêm: Bí đao (bí xanh) không chỉ là cây rau màu chủ lực của xã Văn Lang nói riêng mà còn là cây trồng phổ biến ở các xã như Lâm Lợi, Động Lâm, Chuế Lưu... của huyện Hạ Hòa. Do đó, trong thời gian tới, huyện sẽ quan tâm đầu tư, hỗ trợ người dân để phát triển vùng diện tích trồng bí xanh theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo Danviet
Giáo viên dạy lớp Một, nỗi vất vả khó nói thành lời "Dành quá nhiều thời gian để dạy dỗ cũng chỉ với mỗi mong muốn duy nhất cuối năm em nào cũng biết đọc biết viết là quá vui mừng rồi". Giáo viên tiểu học khá vất vả so với những bậc học khác nhưng giáo viên dạy lớp Một thì sự khó khăn, cực nhọc lại gấp đến chục lần. Một tiết học...