Cô giáo Vật lý tháo tung một thứ 13 triệu để giảng bài, học sinh lớp khác nhìn thấy liền đỏ mắt ghen tị
Muốn cho học sinh hiểu bài hơn nên cô giáo này đã sẵn sàng “đốt” 13 triệu.
Việc học tập của học sinh là một quá trình vất vả, không chỉ cần nắm chắc những kiến thức trong sách vở mà để hiểu kỹ hơn bản chất vấn đề cần phải có sự quan sát, thực hành trực tiếp. Nhưng vì nhiều lý do mà việc thực hành ở các trường học vẫn chưa được phổ biến, thiếu nhiều dụng cụ. Nếu muốn thực hành thì giáo viên và học sinh phải chủ động tự chuẩn bị.
Cô Li là một giáo viên dạy Vật lý THPT tại Hà Nam, Trung Quốc, cô là một người luôn tận tâm với học sinh, luôn sẵn sàng giảng lại bài mỗi khi học sinh gặp khúc mắc. Nhưng cô Li nhận ra rằng nếu muốn cho chất lượng học tập tốt thì phải đẩy mạnh cả việc thực hành. Vì thế, cô Li đã quyết định tháo tung chiếc điện thoại iPhone 11 có giá trị khoảng 13 triệu đồng để làm minh họa cho học sinh của mình.
Cô giáo Vật lý tháo rời chiếc iPhone 11 để làm minh hoạ bài giảng
Cụ thể, khi chuẩn bị giảng dạy về bài sạc không dây, cô Li đã đến một cửa hàng điện thoại để tháo rời chiếc điện thoại của mình. Đến khi dạy, cô Li mang nguyên bản chiếc điện thoại đã tháo này đến để giảng bài trực tiếp.
Video đang HOT
Mọi chi tiết trên chiếc điện thoại đều được cô Li giảng giải, áp dụng với những kiến thức Vật lý. Cô Li nói về mặt sau của chiếc điện thoại di động được quấn một suất điện động cảm ứng, qua mạch chỉnh lưu thì dòng điện xoay chiều được biến đổi thành dòng điện một chiều…
Sau buổi học “đắt giá” trên lớp đó, học sinh nào cũng cảm thấy hứng thú và nhớ kiến thức lâu hơn bằng những thứ được trông thấy thực tế. Cũng vì thế mà cô càng tâm huyết hơn, sau đó còn tận dụng và tháo tung những đồ dùng trong nhà như quạt điện, bếp từ,… để làm minh hoạ cho học sinh.
Bếp từ cũng được cô Li tận dụng để giảng bài (Ảnh minh hoạ)
Khi câu chuyện này được chia sẻ, cư dân mạng hết sức trầm trồ và ghen tị với các bạn học sinh vì có cô giáo quá tận tâm. Chắc chắn kiến thức thu nhận được sẽ nhớ lâu và dễ vận dụng hơn trong đời sống. Đến cả những bạn không theo khối tự nhiên cũng muốn được học lớp của cô giáo này.
- Có cô giáo tận tâm như này thì muốn không hiểu bài cũng không được. Mình cũng muốn được học lớp này!
- Trước giờ học Vật lý luôn là ác mộng vì toàn công thức không hiểu chút nào. Nếu được học theo cách này thì có thể sẽ hiểu bài hơn đó.
- Đến mình là dân học khối xã hội cũng thích học cách này. Chắc học hết một kỳ sẽ sửa được hết đồ điện trong nhà quá!
Cô giáo giảng bài bị lỗi font chữ, tưởng sẽ "quê", ai ngờ nhanh trí nói 1 câu làm tụi học trò không dám cãi
Dù bài giảng sai nhưng lời nói của cô giáo vẫn là chân lý nhé.
Slide được xem là công cụ hữu hiệu trong quá trình giảng dạy và học tập. Slide giúp bài giảng của giáo viên trở nên sinh động hơn bằng những thiết kế đẹp mắt cũng như font chữ chỉn chu. Nhưng rất nhiều tình huống lỗi slide vẫn luôn xảy ra ngay trong lớp học khiến cho thầy, cô giáo không kịp trở tay.
Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh hài hước về bài giảng của một giáo viên Lịch Sử được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Theo đó, tình huống xuất hiện khi đang trong giờ học thì slide gặp sự cố lỗi font khiến cho các học sinh không hiểu bài giảng của cô là gì.
Thay vì tỏ ra ngượng ngùng, cô giáo đã trêu lại chính học sinh mình: "Cô làm như này để xem nãy giờ các em có hiểu bài không thôi!". Ừ thì đúng rồi, nếu hiểu bài thì phải đoán được những gì cô giáo đang ghi chứ!
Hình ảnh bài giảng lỗi font của giáo viên Lịch Sử được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội
Bài viết nhanh chóng thu hút cư dân mạng bởi câu nói đùa hài hước của cô giáo. Đây cũng là cách thức hay để test xem học sinh có chăm chú nghe giảng hay không. Không còn ai nhìn vào sự cố trên của cô giáo, mà dưới bài viết là hàng loạt bình luận cùng nhau tham gia thử thách trong ảnh có nội dung gì.
-"Tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế: Phát huy thế mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro, bất lợi, sai lầm. Nên có những bước đi thích hợp, kịp thời.
Phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, hạn chế nhiều về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới vào các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển" - Một cư dân mạng chia sẻ về thành quả ngồi dịch bài giảng lỗi font của cô giáo.
Ai trong chúng ta cũng đã gặp trường hợp bài giảng lỗi font. Dù có thể các giáo viên đã chuẩn bị nội dung tương đối rõ ràng nhưng khi trình chiếu sang một máy tính, phần mềm khác vẫn hay xảy ra lỗi mà không kịp xử lý. Học tại lớp đã khó, ngày nay học trực tuyến mọi thứ còn khó khăn hơn. Việc tạo ra các bài giảng chuẩn sẽ sẽ giúp công việc dạy học thoải mái hơn, dễ dàng truyền tải kiến thức thú vị đến các học sinh.
Nguồn: Group Trường Người Ta
Bức ảnh bé trai khóc sướt mướt, giằng co với cô giáo khi đi học: Sự thật đằng sau làm ai nấy rơi nước mắt Cứ mỗi dịp học sinh đi học là bức ảnh này lại được share nhiều lên MXH. Nhưng ý nghĩa của khoảnh khắc này không phải ai cũng hiểu rõ. Mọi năm cứ vào 5/9 là các trường lại nhộn nhịp đón các em học sinh tựu trường, khai giảng một năm học mới. Còn năm nay lại đặc biệt hơn khi các...