Cô giáo và chuyện hở ngực
Một cô giáo mầm non đăng ảnh “thiếu vải” lên Facebook đã hứng không ít búa rìu dư luận. Dù biện hộ đó là quyền của phái đẹp nhưng cô bị nhiều người chỉ trích đã đi quá giới hạn nghề nghiệp
Nhiều người nghĩ rằng ở một xứ sở tự do như Mỹ, việc khoe thân, khoe ngực công khai trên sân khấu là chuyện bình thường. Không hẳn vậy.
Minh họa: KHỀU
Vào năm 2004, trong sô ca nhạc truyền hình trực tiếp Super Bowl do hãng truyền hình CBS thực hiện, cuối một bản nhạc song ca với Justin Timberlake, nữ ca sĩ Janet Jackson đã vô ý để lộ một bên ngực. Ngay lập tức, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã nhận được 1,4 triệu cuộc gọi của khán giả phê bình, chỉ trích về việc lộ ngực này. Cả Janet Jackson, Justin Timberlake – bạn diễn khiến Janet bị lộ ngực – cũng như hãng CBS đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả. Không dừng lại ở đó, CBS còn bị FCC phạt 550.000 USD và mãi tới năm 2012, sau thời gian kiện tụng kéo dài, tòa án mới lật ngược lại án phạt này.
Mới đây, tại cuộc trao giải video ca nhạc Mỹ (VMA) 2015 vào ngày 30-8, một sự cố tương tự lại xảy ra với người dẫn chương trình là ca sĩ Miley Cyrus. Mặc dù phản ứng của khán giả lần này nhẹ nhàng hơn, phần vì khán giả xem sô VMA ít hơn nhiều so với sô Super Bowl (9,8 triệu so với 86 triệu) và có lẽ do công chúng đã quen với cú sốc trước đó nhưng không phải công chúng không phản ứng. Hội đồng Truyền hình của phụ huynh đã lên án dù với lời lẽ nhẹ nhàng về vụ lộ ngực của Miley Cyrus.
Với giới showbiz Mỹ là thế.
Còn ở xứ ta, mới đây, những hình ảnh khoe ngực táo bạo, nóng bỏng của cô giáo mầm non Giang Cao (Hà Nội) đã và đang gây sốc cho cộng đồng mạng, dù việc một số người trẻ khoe thân trên mạng xã hội giờ đã không còn là điều gì lạ lẫm. Khác với người trong giới showbiz, Giang Cao là cô giáo và việc cô khoe thân, khoe ngực trên trang Facebook cá nhân khiến không ít phụ huynh lo lắng cho con em họ. “Một giáo viên mà có thể chia sẻ những hình ảnh thiếu đứng đắn như vậy khiến mình thực sự lo lắng cho việc dạy dỗ của cô giáo này” – một bạn trẻ viết trên mạng.
Một bạn trẻ khác bày tỏ: “Việc cô hứng thú với việc khoe thân khiến không ít phụ huynh rùng mình khi nghĩ đến việc phải giao con cho cô. Dù cuộc sống riêng của mỗi người là điều cần tôn trọng nhưng những hình ảnh như thế này chỉ nên cài đặt chế độ “một mình” thì có lẽ hợp lý hơn”.
Có lẽ cần phải làm rõ điều này: Nếu cô giáo Giang Cao có sở thích chụp hình hở hang, nhạy cảm và giữ những tấm ảnh ấy cho riêng bản thân thì đó là quyền tự do cá nhân và sẽ chẳng ai có thể ý kiến gì.
Video đang HOT
Một khi cô chia sẻ công khai những tấm ảnh nhạy cảm ấy trên mạng xã hội, liệu điều đó có khác gì việc những người trong giới showbiz cố tình khoe thân, để lộ ngực? Mặt khác, ngành nghề nào cũng có những tiêu chuẩn, những ràng buộc riêng của nó và ai cũng biết những yêu cầu đặt ra cho những người chọn nghề giáo là gì…
Nhà giáo không chỉ là những người truyền thụ kiến thức mà còn phải giúp học trò thành người bằng tấm gương và cuộc sống của chính mình. Một cô giáo mầm non thích khoe ảnh nhạy cảm, hở hang thì nêu gương gì cho học trò? Có lẽ, nếu muốn tự do sống theo sở thích riêng của mình, cô nên chọn một nghề khác hơn là nghề giáo.
Người trong cuộc nói gì?
Tôi là giáo viên nhưng tôi cũng là một cô gái trẻ, hiện đại. Tôi luôn muốn dung hòa 2 thế giới ấy với nhau. Miễn là tôi luôn làm tròn trách nhiệm của mình trong vai trò là giáo viên. Sau khi hình ảnh đời thường trên Facebook của tôi bị lan tỏa, tôi nhận được rất nhiều lời đề nghị khiếm nhã, thậm chí xúc phạm. Tuy nhiên, ở trường tôi không bị chê trách, các thầy cô trong trường luôn an ủi và động viên tôi. Học sinh cũng yêu quý tôi. Vì tôi luôn ý thức rằng ở trường ứng xử theo cách khác, trong cuộc sống cá nhân sẽ ứng xử theo cách khác. Giáo viên cũng như mọi người, có quyền xinh đẹp và ăn mặc theo sở thích cá nhân, sao cho mình thấy thoải mái và tự tin nhất.
Cô giáo Giang Cao
- TS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Khoa Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP HCM: Không nên vì một hành vi nhỏ mà đánh giá cả nhân cách và hiệu quả giảng dạy của một người. Giáo viên được xã hội kỳ vọng cao hơn về sự chỉn chu, nghiêm túc ở bất cứ môi trường nào. Không chỉ vậy, hình ảnh thể hiện còn liên đới tới hình ảnh của danh xưng “cô giáo” nói chung. Do đó, tốt nhất cô giáo chỉ nên chia sẻ hình ảnh mát mẻ một cách riêng tư với bạn bè thân thiết nếu muốn giữ gìn hình ảnh tốt cho bản thân và đồng nghiệp. Đã chọn nghề giáo trong xã hội thì đôi khi sẽ phải chịu những hạn chế nhất định trong việc tự do thể hiện mình, nhất là bằng những cách có thể khiến phụ huynh lo lắng.
- Âu Dương Anh Khoa, giáo viên Trường Mầm non Sơn Ca (quận 5, TP HCM): Nếu ở góc độ là những người trẻ, mình hoàn toàn có quyền thể hiện quan điểm, cá tính, hình ảnh trên mạng xã hội theo cách mình thích. Nhưng nếu là giáo viên thì những hình ảnh như cô giáo mầm non ở Hà Nội thể hiện trên Facebook vừa qua là không nên. Mạng xã hội có sức lan tỏa nhanh chóng. Nếu giáo viên sử dụng hình ảnh không đúng chuẩn mực sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nhà trường, đến các đồng nghiệp khác, khiến phụ huynh và học sinh hoài nghi về nhân cách, tác phong của những người làm giáo viên.
- Dương Phương Anh (phụ huynh ở TP HCM): Từ 0-6 tuổi là giai đoạn hình thành nhân cách rất quan trọng của các bé nên cần cô và trường học thật tốt. Cô khoe ngực trên Facebook không sao nhưng quan trọng là nhân cách của cô, cách dạy khi đến lớp và cô có mang những chuyện riêng tư đó vào bài giảng, vào lớp không? Nhà trường phải kiểm soát chuyện này.
Hạ Văn ghi
Theo Đoàn Khắc Xuyên
Người Lao Động
Ông Nguyễn Sự "treo ấn từ quan": chuyện bình thường thành lạ
Việc ông Nguyễn Sự - Bí thư TP. Hội An (Quảng Nam) "treo ấn từ quan" âu cũng là chuyện hết sức bình thường nhưng nó lại trở thành việc bất ngờ với nhiều người.
Nhìn lại lịch sử nước Việt Nam, trong chốn quan trường, chuyện trả mũ, trả ấn từ quan không phải hiếm. Đa phần trong số đó đều muốn lánh xa khỏi những tham quyền cố vị để được sống phần đời thanh sạch như nguyện ước. Đầu tiên phải kể đến "người thầy của muôn đời" Chu Văn An. Khi ông dâng "Thất trảm sớ" xin chém 7 tên gian thần xu nịnh mà không được vua đồng ý, ông đã một mực xin từ quan về núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) sống đời ở ẩn, chỉ chuyên tâm dạy học viết sách cho tới khi mất.
Vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cũng từng rời bỏ danh vọng khi còn đang ở vị trí chủ chốt của triều đình nhà Lê khiến bao người nuối tiếc. Sự kiện xảy ra vào năm 1437, sau sự cố về lễ nhạc với Lương Đăng, ông đã thoái triều về Côn Sơn ở ẩn để tận hưởng một "Côn sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai".
Thế kỷ 16, lịch sử Việt Nam ghi nhận một lần "treo ấn từ quan" nữa, đó là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, dù đức cao vọng trọng nhưng cũng quyết tâm treo ấn vì chẳng màng nhung lụa giàu sang.
Nếu như chốn quan trường xưa, chuyện từ quan là không hiếm thì nay, đất nước đổi mới, sang trang, người như ông Sự - rời bỏ chức vị trước 2 năm lại trở nên chấn động.
Vì sao như vậy?
Ông Nguyễn Sự trong một lần gặp gỡ giới văn nghệ sĩ Ảnh: LÊ VIẾT HAI
Dư luận hẳn chưa quên trường hợp ông Nguyễn Văn Hóa, nguyên Phó Giám đốc sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã "tranh thủ" điều động, bổ nhiệm hàng loạt chức vụ cán bộ trước khi về nghỉ hưu. Lãnh đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM - ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc - cũng đã ký kết nhiều quyết định bổ nhiệm cán bộ trong khoảng thời gian "nước rút" để mong "hạ cánh an toàn".
Những sự việc sai phạm sau khi bị đưa ra ánh sáng đều đã được cơ quan chức năng khắc phục bằng cách thẩm định lại và thu hồi quyết định. Thế nhưng, cái "tham, sân, si" cố chấp ở những "phút 89" như thế này sẽ muôn đời "sống" với "bia miệng" dư luận.
Rồi nhiều trường hợp cố tình khai man tuổi để níu kéo cái ghế lãnh đạo thêm một vài năm nữa để được "cống hiến" nhiều hơn.
Thật lòng, không ai muốn suy nghĩ tiêu cực nhưng cứ nhìn vào cách mà các vị lãnh đạo này làm, bất chấp búa rìu dư luận là đủ hiểu, cái "tư duy lá chuối" nó ăn sâu bám rễ vào đời sống "quan trường" của người Việt từ lâu lắm rồi. Chuyện "từ quan" xưa thường thấy nay chỉ là dĩ vãng nhạt nhòa. Bởi thế, cái cách ông Nguyễn Sự làm - nhường lại "đất diễn" cho người trẻ - nhanh chóng trở thành "chuyện xưa nay hiếm" và được nhiều người ca tụng.
Không phủ nhận những gì vị "công bộc" này đã đóng góp cho nền hành chính nước nhà như: Phố cổ không tiếng động cơ xe máy, vận động cán bộ đi làm bằng xe đạp, chủ trương không dùng túi nilon ở Cù Lao Chàm... Thế nhưng, cũng chỉ là "mình già thì xin nghỉ, có chi lạ" - ông phân trần với báo giới thế, ngẫm ra thật đúng.
Chẳng có gì lạ! Lạ ở đây chỉ là bởi, một bộ phận cán bộ chúng ta lâu nay đã quen với việc bám víu, tận hưởng, trục lợi đến cả những phút cuối cùng. Khi được cất nhắc lên chiếc ghế này ghế khác cũng chỉ nhăm nhe xem chiếc ghế ấy có lợi lộc hay kiếm chác được gì không. Thậm chí vì chiếc ghế đó, nhiều người có thể bất chấp thủ đoạn, từ luồn cúi cấp trên đến vùi dập cấp dưới để làm sao mình được "an tọa" trên chiếc ghế ấy dù chỉ một thời gian ngắn thôi cũng thỏa cái nỗi "cả họ được nhờ".
Lạ cũng bởi vì, văn hóa từ chức ở Việt Nam ta còn xa lạ lắm, hầu như không ai tha thiết hiểu và đưa khái niệm ấy vào từ điển của bản thân mình. Lạ bởi, chúng ta còn vận hành bộ máy công quyền nặng tư duy "sống lâu lên lão làng". Trong khi ai cũng muốn vươn lên, làm những việc bất bình thường thì việc ông Sự chọn con đường bình thường để đi lại trở thành lạ, rất lạ.
Ấy thế nên, chuyện một người xin nghỉ việc vì thấy mình không còn đủ khả năng, không phù hợp, không cáng đáng nổi bỗng chốc trở nên nổi tiếng. Có thể xem quyết định của ông giống như một cú lội ngược dòng. Nhưng có lẽ, vị Bí thư với 21 năm tận tụy trong vai trò "công bộc" này cũng không tha thiết việc chơi trội kiểu ấy. Chỉ là nhiều chuẩn mực lâu nay đã bị trệch khỏi đường ray luân thường khiến ông bị trở nên lạ lẫm một cách bất đắc dĩ mà thôi.
Nhưng dù sao, việc "treo ấn từ quan" của ông Nguyễn Sự đến thời điểm này vẫn được coi là sự lạ. Không biết, có vị "công bộc" nào trong bộ máy công quyền cồng kềnh của chúng ta suy nghĩ đến việc đưa cái sự lạ về với quỹ đạo bình thường như nó vốn có hay không?
DƯƠNG THU
Theo_Người Đưa Tin
Tướng Trung Quốc tuyên bố đưa vũ khí tới Biển Đông là 'bình thường' Từ Quang Dụ, thiếu tướng quân đội Trung Quốc nghỉ hưu, cho rằng Bắc Kinh đưa hỏa pháo hoặc những vũ khí khác tới đảo nhân tạo ở Biển Đông là chuyện "cực kỳ bình thường." Từ Quang Dụ, chuyên gia quân sự, thiếu tướng quân đội Trung Quốc. Ảnh: Ifeng "Hỏa pháo là vũ khí phòng thủ, từ trước đến nay, Trung...