Cô giáo uống thuốc trừ sâu tự tử ở TP HCM: Bức xúc vì không được phân công đứng lớp
Cô giáo H.T.B.Q (26 tuổi) – giáo viên Trường Tiểu học Trung An, huyện Củ Chi – đã uống thuốc trừ sâu tự tử tại phòng hiệu trưởng, sau khi bị điều động từ giáo viên đứng lớp sang làm Tổng phụ trách Đội.
Trường Tiểu học Trung An, huyện Củ Chi
Khoảng 15h ngày 27.10, cô giáo H.T.B.Q đã đến phòng đưa cho hiệu trưởng trường một tờ giấy, rồi ngất lịm tại chỗ. Các giáo viên trong trường tức tốc đưa cô Q đi cấp cứu tại Phòng khám đa khoa Tân Quy (huyện Củ Chi), vì nghi uống thuốc trừ sâu. Cô Q được rửa dạ dày, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Nhân dân 115.
Một số giáo viên cho biết, cô giáo Q nhiều lần thể hiện thái độ bức xúc với hiệu trưởng vì hai năm trước được đứng lớp, nhưng từ đầu năm học này, hiệu trưởng lại phân công cô Q sang làm Tổng phụ trách Đội thiếu niên của trường. Cô Q còn thường xuyên bị kiểm điểm, khiển trách trước cán bộ, giáo viên trong trường… Trước khi xảy ra vụ việc, 20 giáo viên trong trường còn nhận được tin nhắn từ điện thoại cô Q với nội dung “vĩnh biệt các thầy cô trong trường”.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Kiều Trân – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung An – cho biết, cô Q được tiếp nhận về trường từ năm 2012 với bằng CĐ ngành Sử. Nếu đúng chuyên môn, cô Q phải dạy môn sử cho học sinh THCS, nhưng do trường thiếu giáo viên, nên vẫn tiếp nhận và phân công cô Q dạy lớp 4. Năm sau, cô Q chuyển xuống dạy lớp 3 và từ năm học này, nhà trường phân công cô làm Tổng phụ trách Đội. Qua nhiều lần dự giờ, thấy chuyên môn của cô chưa vững, nên trường đã tạo điều kiện cho cô đi học lấy bằng cử nhân ngành Sư phạm tiểu học. Ban Giám hiệu nhà trường đã làm công tác tư tưởng với cô Q trước khi phân công công việc mới và cô đã chấp nhận. Bà Trân khẳng định, dù chưa quen việc, còn nhiều sai sót… nhưng hiệu trưởng chỉ nhắc nhở, góp ý nhẹ nhàng… chưa kỷ luật hay kiểm điểm cô Q. Sáng 27.10, cô Q bị hiệu trưởng và hai hiệu phó nhắc nhở vì không chuẩn bị tốt công tác sinh hoạt dưới cờ cho học sinh, cô Q có nói sẽ làm đơn xin nghỉ việc, và đến chiều cùng ngày thì xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Tuy nhiên, theo một số giáo viên, năm học 2014 – 2015, cô Q vẫn được phân công dạy lớp 3 và đã dạy học trong 2 tuần, sau đó mới bị điều động sang làm Tổng phụ trách Đội.
Ông Nguyễn Quang Vinh – Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GDĐT TPHCM – cho biết, sáng 28.10, phòng đã đến làm việc với hiệu trưởng Phạm Thị Kiều Trân. Hiện nay, sở đang chờ báo cáo của Phòng Giáo dục huyện Củ Chi và theo dõi diễn biến sự việc để có hướng giải quyết.
Trước đây, tập thể giáo viên trường đã có đơn tố cáo cô Phạm Thị Kiều Trân gửi lên Phòng Giáo dục huyện Củ Chi, vì sai phạm trong cách điều hành, quản lý nhà trường, trù dập giáo viên. Phòng Giáo dục huyện Củ Chi cũng đã có văn bản xử lý các sai phạm đối với hiệu trưởng.
Gia đình cô Q cho biết, khi bị phân công làm Tổng phụ trách Đội, Q đã rất sốc. Gia đình đã động viên Q nhận nhiệm vụ, tiếp tục học nốt chương trình cử nhân Sư phạm tiểu học (Q đã học được 2 năm) sau đó sẽ tính tiếp. Và gia đình không thấy biểu hiện muốn tự tử của Q…
Chiều 28.10, các bác sĩ BV 115 – cho biết, hiện tình trạng bệnh nhân Q đã tạm ổn. Dù đã kiểm tra chai thuốc trừ sâu nhưng đó chỉ là thông tin tham khảo. BV đã gửi mẫu máu của bệnh nhân Q để xác định loại, liều lượng thuốc độc mà bệnh nhân đã uống.
Theo LDO
Tặng 4.000 MBH đạt chuẩn cho học sinh
Ngày 29.10 tại TPHCM, hơn 4.000 mũ bảo hiểm đạt chuẩn do Quỹ UPS tài trợ đã được trao tặng cho học sinh và giáo viên của 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố trong buổi lễ phát động dự án Mũ bảo hiểm cho trẻ em diễn ra tại trường Tiểu học Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Bình Thạnh.
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ dự án Mũ bảo hiểm cho trẻ em do Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ GD& ĐT, Quỹ Phòng chống Thương vong Châu Á (Quỹ AIP) phối hợp cùng các cơ quan chức năng của TPHCM triển khai. 8 trường thuộc dự án Mũ bảo hiểm cho trẻ em, gồm 6 trường thuộc Q. 12 và huyện Bình Chánh đã tham gia từ các năm học trước cùng với 2 trường mới thuộc quận Bình Thạnh.
Các trường này đều nằm trên những tuyến đường nguy hiểm có mật độ giao thông cao như: Quốc lộ 1A, đường Trường Chinh hoặc những khu vực dân sinh đông đúc có phần lớn người tham gia giao thông vẫn còn chủ quan trong việc đội mũ bảo hiểm cho chính mình và cho con em của mình.
Việc giáo dục an toàn giao thông, tuyên truyền đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh học sinh các trường dự án phải đối mặt với nhiều rủi ro do tình hình giao thông phức tạp xung quanh khu vực trường học và có nhiều vụ tai nạn gây tử vong cho học sinh khi tham gia giao thông trên địa bàn thành phố.
Theo LDO
Chấn chỉnh loạn thu tiền các câu lạc bộ tiểu học, mầm non Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang tập trung kiểm tra thu chi đầu năm, đồng thời chấn chỉnh việc thu tiền học các câu lạc bộ ở tiểu học và mầm non. Các trường không thể tổ chức quá nhiều câu lạc bộ gây quá tải cho học sinh. Các bậc phụ huynh...