Cô giáo trẻ “bỏ chạy” sau 3 tháng ăn chế độ Keto: Hôi mồm, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc
Sau hơn 3 tháng ăn theo chế độ Keto, chị Minh đã phải từ bỏ vì những tác dụng phụ mà nó mang lại, dù mục đích giảm cân đã đạt được.
Chị Hoàng Hồng Minh, 25 tuổi, hiện là giáo viên ở Nghệ An. Chị Minh chỉ cao 1,48m, nhưng lại có cân nặng lên đến 61kg nên chị có nhu cầu cấp thiết là phải giảm cân.
Sau một thời gian tìm hiểu, chị Minh quyết định thực hiện ăn theo chế độ Keto (Ketogenic). Theo chị Minh, lý do chị chọn áp dụng chế độ ăn này là vừa giảm cân vừa vẫn được ăn những món mình yêu thích mà không cần tính toán quá nhiều về lượng calo vào – ra.
“Lúc đầu thực hiện, tôi không cần tính toán gì, ăn theo nhu cầu cơ thể. Sau một thời gian cơ thể quen với kiểu ăn này, việc giảm cân bị chững lại thì tôi mới cắt bớt khẩu phần, đồng thời kết hợp tập luyện để đốt cháy thêm calo. Tôi thấy phương pháp này phù hợp cho những ai lười vận động, người hay ở nhà hoặc ngồi văn phòng nhiều không có thời gian”, chị Minh chia sẻ.
Áp dụng chế độ ăn Keto dù giảm được cân nhưng lại gặp phải những vấn đề sức khỏe khác. (Ảnh minh họa)
Sau khi áp dụng chế độ ăn Keto 3 tháng, với việc kiêng hoàn toàn đường và tinh bột, chị Minh đã giảm từ 61kg còn 55kg.
Tuy nhiên, chị cũng bắt đầu nhận ra chế độ ăn này cũng bộc lộ một số nhược điểm. Thời gian mới áp dụng, chị thấy đầu luôn bị choáng, táo bón thường xuyên… Một thời gian sau đó, chị hay bị hôi mồm, kinh nguyệt không đều, rụng tóc…
“Đặc biệt, khi phải bỏ đồ ngọt, tôi cảm thấy mình dễ cáu bẳn, khó chịu với mọi thứ xung quanh. Vì thế, tôi đã ăn đồ ngọt trở lại nhưng ở mức hạn chế. Tôi cho rằng, ai kiên trì thì vẫn có thể thực hiện được vì cách ăn này cũng có một số lợi ích. Với bả thân, tôi cảm thấy mình đánh đổi quá nhiều nên quyết định dừng lại và áp dụng biện pháp giảm cân khác phù hợp hơn”, nữ giáo viên trẻ cho hay.
Không có chế độ ăn nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng – Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống thông thường được khuyến nghị cần đảm bảo 20-30% chất béo, 50-60% tinh bột… Tuy nhiên, nếu áp dụng theo chế độ ăn Keto thì các tỷ lệ này bị đảo ngược khi chất béo lên tới 70%, còn tinh bột chỉ còn dưới 10%.
BS Hưng cho biết, chế độ ăn Keto có thể giải quyết việc đưa năng lượng vào cơ thể, giảm lượng đường nhưng sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Cụ thể, hệ tiêu hóa bình thường chỉ tiêu khoảng 20-30% chất béo, nhưng khi áp dụng chế độ Keto sẽ phải làm việc gấp đôi, gấp ba lần. Như vậy, khi cơ thể chưa sẵn sàng thích ứng, nguy cơ rối loạn các chuyển hóa khác sẽ cao.
Khi vấn đề chuyển hóa bất thường, giảm bớt quá nhiều tinh bột sẽ làm giảm đi năng lượng hoạt động của não…Không chỉ có vậy, việc áp dụng chế độ ăn này cũng khiến nguồn cung cấp vitamin và chất xơ bị giảm rất nhiều, gây bất lợi cho cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một người bình thường là phải đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
Việc áp dụng chế độ ăn Keto đa phần có mục đích giảm cân, tuy nhiên BS Hưng cho biết, có rất nhiều cách giảm cân khoa học mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, muốn giảm cân phải thực hiện theo nguyên tắc cân bằng năng lượng đầu vào và đầu ra…
Ngoài ra, trước khi giảm cân cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thừa cân là gì để giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Việc giảm cân cũng cần có lộ trình, không nên đốt cháy giai đoạn. Giảm cân cấp tốc sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cuối cùng, BS Hưng khuyến cáo, mỗi người có cơ địa khác nhau nên chế độ ăn uống cũng khác, theo nhu cầu của cơ thể. Bởi vậy muốn có một chế độ ăn phù hợp nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tư vấn điều chỉnh thực đơn, không tự ý áp dụng theo lời mách hay những hướng dẫn trên mạng…
“Trước khi tiến hành chỉ định chế độ giảm cân cho bất kể ai, bác sĩ sẽ phải thực hiện việc thăm khám, xét nghiệm để đưa ra chế độ áp dụng phù hợp nhất”, BS Hưng khuyến cáo.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ nữ thường hay bỏ qua
Phụ nữ chỉ cần để tâm đến những thay đổi sau trên cơ thể, bạn hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa mầm mống bệnh tật.
Rụng nhiều tóc
Rụng tóc là một trong những triệu chứng trực quan của tình trạng testosterone thấp. Mất cân bằng loại hormone này dẫn đến hiện tượng rụng nhiều tóc theo khoảng lớn, dễ gây ra "hói" đầu theo thời gian. Tình trạng này cũng có thể thể hiện ở các vùng lông trên cơ thể, nhưng có phần khó nhận thấy hơn, bởi nữ giới thường có thói quen "dọn cỏ" vùng dưới cánh tay và chân đều đặn.
Lông, tóc phát triển quá mức
Lông và tóc nhanh mọc và cứng dù bạn có cắt tóc và tẩy lông thường xuyên thì đây có thể là do lượng hormone nam giới quá nhiều trong cơ thể.
Nó có thể dẫn đến vô sinh, rối loạn trao đổi chất và bệnh nội mạc tử cung.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn 10 lần trong ngày, nguy cơ cao bạn đã bị nhiễm khuẩn âm đạo, gặp vấn đề về thận hoặc viêm đường tiết niệu.
Luôn thấy quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn luôn cảm thấy không thoải mái với nhiệt độ tự nhiên trong phòng, rất có khả năng là nội tiết tố của bạn đang trong tình trạng mất cân bằng. Một trong những lý do khả dĩ đó là nồng độ estrogen bất thường. Mức độ estrogen có thể thay đổi theo thời gian và xuyên suốt thời gian kinh nguyệt. Tuy vậy, đôi lúc quá trình sản sinh estrogen có thể gặp "trục trặc", làm ảnh hưởng đến cảm nhận về nhiệt độ của cơ thể. Estrogen thấp khiến bạn thấy nóng nực hơn, trong khi đó, estrogen cao làm bạn thấy tay và chân luôn lạnh đi đáng kể.
Bụng đầy hơi, nở to bất thường
Đối với một số phụ nữ, đầy hơi là điều bình thường trong giai đoạn kinh nguyệt. Tuy vậy, nếu như bạn gặp phải tình trạng này kéo dài dai dẳng hơn 2 tuần, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Bụng của người bị lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên bất ngờ, kích thước còn phình to lên theo thời gian. Bên cạnh đó, đầy hơi liên tục còn có thể là dấu hiệu của ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet.
Nhiều mụn cằm
Khoảng 2 tuần trước kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ tăng cường tiết ra estrogen và progesterone. Do sự thay đổi nồng độ hormone này, có thể khu vực cằm sẽ xuất hiện nhiều mụn. Sau đó một thời gian chúng cũng sẽ biến mất. Tuy vậy, nếu thường xuyên có mụn nổi lên ở quai hàm hoặc cằm, rất có thể là nội tiết tố trong cơ thể đang gặp rối loạn. Lúc đó, bạn nên ghé thăm phòng khám để kiểm tra sức khỏe.
Thường xuyên đau xương chậu khi vận động
Nếu bạn hay bị đau ở vùng xương chậu khi chạy, đi bộ, hay thậm chí đứng trong thời gian dài, khả năng rất cao là lớp nội mạc tử cung của bạn đang phát triển không đúng hướng. Trong trường hợp này, các tế bào nội mạc tử cung "lạ" và sẹo gây cản trở nội tạng, khiến vùng cơ thân dưới hay cảm thấy đau đớn và khó chuyển động.
Đau chân và lưng dưới.
Đau lưng dưới là điều thường thấy trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, sẽ là dấu hiệu bất thường nếu bạn bị đau ở lưng dưới ngay cả trước, trong và sau thời gian kinh nguyệt, kèm với căng cơ ở những vùng này. Khi đó, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng lạc nội mạc tử cung.
Vài triệu chứng phổ biến khác của lạc nội mạc tử cung là tê, cảm giác ngứa ran và đau ở chân. Cơn đau này có thể lan ra một hoặc cả hai chân, đặc biệt dữ dội hơn ở thời điểm trước kinh nguyệt.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh internet.
Vòng 1 đột nhiên thay đổi bất thường
Nếu bạn nhận thấy vòng 1 có dấu hiệu sưng 1 bên hoặc toàn bộ ngực, dị ứng da vùng ngực, đau nhức, da vùng ngực dày lên,... Đây có thể là những dấu hiệu bệnh ung thư vú mà bạn nên cẩn thận và đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Nhiều máu đông trong kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt của mỗi người có thể khác biệt về màu sắc và liều lượng. Việc thỉnh thoảng bạn bắt gặp 1-2 cục máu đông là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ là "báo động" nếu máu tiết ra trở nên tối sẫm, có nhiều cục máu đông đặc và kích thước lớn thì. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng u xơ tử cung. Những khối u trong tử cung này mặc dù không phải ung thư nhưng có thể gây ra máu bất thường, thậm chí kéo theo các vấn đề khác về bàng quang.
Mất hứng thú với thức ăn ưa thích
Những dấu hiệu như luôn cảm thấy no, phải vất vả mới có thể "xử lý" xong một bữa ăn, hay hoàn toàn mất cảm giác thèm ăn đều là các triệu chứng đáng lưu ý. Chúng đều có thể là biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng. Bạn sẽ đặc biệt cần phải nhanh chóng kiểm tra sức khỏe nếu như các dấu hiệu trên xuất hiện kèm với đau bụng và thay đổi trong thói quen đi tiêu.
Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19? Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua phần giải đáp của chuyên gia WHO. Video khoa học thường thức của WHO giải đáp thắc mắc bà bầu, phụ nữ mang thai,...