Cô giáo thương học trò vùng biên nghèo ‘trời mưa áo ướt’ không thể đến trường

Theo dõi VGT trên

Cô Ngọc kể về Tả – em lớp trưởng mà cô rất nhớ. Do nhà nghèo, không có nhiều quần áo lành lặn để đi học, trời mưa mấy ngày không ngớt, áo của Tả không khô nên em ngại đến trường. Tả nói chỉ mong trời nắng, quần áo khô để em có thể đi học.

Nhớ lại kỷ niệm về người học trò tên Phàn Láo Tả, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc vừa kể vừa rưng rưng xúc động. Phàn Láo Tả là lớp trưởng của lớp cô chủ nhiệm. Tả chăm ngoan, học giỏi, là tấm gương cho các bạn trong lớp. Tuy nhiên, mấy ngày liền Tả liên tục xin nghỉ ốm, điều này làm cô Ngọc thấy khó hiểu.

Không ngần ngại, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc xuống nhà Tả để thăm học trò. Đến nhà, cô giáo Ngọc thấy bất ngờ vì “lớp trưởng của mình” rất khỏe mạnh, không đau ốm gì.

Hỏi mãi mới biết, do nhà Tả nghèo, không có nhiều quần áo lành lặn để đi học. Trời mưa mấy ngày không ngớt, áo của Tả không khô nên em ngại đến trường. Tả chỉ mong trời nắng, quần áo khô để em có thể được đi học.

Cô trò ôm nhau khóc. Những giọt nước mắt lăn dài, vừa xót xa cho hoàn cảnh học sinh cũng là xót xa cho những thầy cô đang vượt khó, nỗ lực, kiêm trì bám trụ để gieo chữ nơi vùng biên viễn.

Sau đó, cô giáo Ngọc đã đưa Tả đi mua quần áo để ngày mai, dù mưa Tả vẫn có thể đến lớp học như các bạn.

Suốt 6 năm gắn bó, bám bản, bán trường, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc không nhớ đã trải qua bao khó khăn, vất vả, nhưng cô giáo trẻ ấy luôn tâm niệm một điều phải kiên trì ‘mở cánh cửa tri thức’ cho các em học sinh vùng biên giới Phong Thổ của tỉnh Lai Châu.

Nhiều lần thấy chông chênh giữa núi đồi đến mức muốn bỏ cuộc, nhưng chính tình yêu thương dành cho các em học sinh còn nhiều khó khăn ở ngôi trường Tiểu học & THCS Mồ Sì San (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) khiến cô giáo Nguyễn Thị Ngọc vượt qua tất cả.

Dành cả thanh xuân để “gieo chữ” nơi vùng cao

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc sinh ra ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc. Gia đình khó khăn, bố là thương binh ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, mẹ hay đau ốm nên từ nhỏ Ngọc đã tham gia phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Những khó khăn của cuộc sống, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” đã không ít lần khiến Ngọc muốn từ bỏ ước mơ học hành vì gia đình không đủ điều kiện cho cô theo học.

Cô giáo thương học trò vùng biên nghèo trời mưa áo ướt không thể đến trường - Hình 1

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc (Trường Tiểu học & THCS Mồ Sì San) trong một tiết học.

Tuy nhiên, với sự động viên của gia đình cùng tinh thần hiếu học, niềm tin chỉ có con chữ mới thay đổi được số phận, cô giáo Nguyễn Thi Ngọc đã miệt mài ngày đêm đèn sách. Cô Ngọc thi và trúng tuyển vào ngành Sư phạm Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hành trình thực hiện ước mơ của cô sinh viên Nguyễn Thị Ngọc chính thức bắt đầu.

Cô giáo Ngọc chia sẻ, cô tốt nghiệp đại học với mong ước duy nhất lúc đó là tìm được việc làm nên cô sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu có nhu cầu tuyển dụng.

Năm 2017, nghe thông báo ở Lai Châu có đợt tuyển giáo viên, tôi đã nộp hồ sơ dự tuyển và được phân công về nhận công tác tại Trường Tiểu học & THCS Mồ Sì San cho đến nay.

Video đang HOT

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc

Trường Tiểu học và THCS Mồ Sì San, (xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu) là xã biên giới vùng cao có 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao, đời sống thiếu thốn. Cách thành phố Lai Châu 75km, để đến được nơi đây, người dân phải vượt qua những cung đường hiểm trở bậc nhất Tây Bắc, với nhiều dốc cao cheo leo, đường đii khúc khuỷu.

Cô vẫn còn nhớ như in cảm xúc háo hức của ngày đầu lên với ngôi trường này.

Ngày đầu lên nhận công tác, Ngọc thuê xe máy từ thành phố Lai Châu vào xã. Quãng đường có tận 3 đến 4 đoạn đường bị sạt lở đến mức phải thuê người địa phương khiêng xe qua. Gần hết đoạn đường dải nhựa, xe ôm không dám vào nữa đòi quay ra vì đường khó đi, nên Ngọc đành phải tự mình đi bộ vào.

Vào đến trường Ngọc mới thấu hiểu hoàn cảnh “4 không” ở đây. Không nhà vệ sinh, không nhà tắm, không nước, không có chỗ ngồi ăn cơm. Ngọc cùng 4 chị em trong trường ở chung 1 phòng, không gian trống duy nhất trong phòng là lối đi ra đi vào.

“Lúc đó tôi cũng chưa biết Mồ Sì San là ở đâu, cứ đi là đi thôi. Tuổi trẻ, nhiệt huyết, yêu nghề nên luôn muốn thử sức ở môi trường mới mẻ. Ấy thế mà cũng được hơn 7 năm bám trụ, giờ lại không muốn về xuôi nữa”, cô Ngọc cười nói.

Những ngày đầu công tác, nhìn thấy những khó khăn, vất vả của các em nhỏ nơi đây, cô giáo Ngọc càng thấy mình phải có trách nhiệm, đem sức trẻ truyền “con chữ” để giúp các em có tương lai bớt khó khăn hơn.

Ngọc kể, khó khăn trong công tác giáo dục ở vùng xa, vùng biên giới thì nhiều nhưng có lẽ khó khăn nhất chính là làm sao “giữ chân” học sinh của mình sau mỗi đợt nghỉ hè, nghỉ tết. Cứ sau mỗi đợt nghỉ là các cô giáo lại phải lặn lội đi tìm học trò, vào tận các bản xa xôi để vận động phụ huynh học sinh cho các con đến trường. Vất vả là vậy nhưng nhiều gia đình lại không muốn cho con họ đến lớp.

Tủi thân nhất có lẽ là lúc đau ốm, lúc gia đình có chuyện, các cô giáo ở đây ai cũng như ai chẳng làm được gì ngoài những lời thăm hỏi, động viên. Đã có lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc, nhưng rồi những nỗi tủi hờn, những khó khăn, vất vả, gian truân… tất cả đã không thắng được lòng yêu nghề của các cô.

Ngọc tâm sự, động lực để bản thân gắn bó với vùng biên giới này, chính xác là xuất phát từ tình cảm gia đình và học trò. Trong đó, chồng cô là một người con của vùng đất biên giới này cho nên hai vợ chồng là những người hiểu rõ hơn ai hết về những gì mà trẻ em vùng cao còn thiếu và đang cần để vượt lên chính mình. Bên cạnh đó, sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của gia đình, đồng nghiệp đặc biệt là kết quả học tập, phấn đấu không ngừng của các em học sinh chính là động lực khiến cô Ngọc gắn bó với vùng đất này.

Yêu thương học trò như con ruột

Cô giáo thương học trò vùng biên nghèo trời mưa áo ướt không thể đến trường - Hình 2

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc hướng dẫn học sinh làm bài.

Năm tháng qua đi, nhiều thế hệ học trò lớn lên cùng tuổi thanh xuân đi qua của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc. Không ít học trò đã trưởng thành, vào môi trường mới nhưng vẫn nhớ về cô giáo Ngọc với sự biết ơn.

Học sinh các xã vùng cao chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em học sinh vùng cao vốn đã nhiều thiệt thòi, gia cảnh hầu hết rất khó khăn nhưng các em lại rất tình cảm, đặc biệt có những em dù nhà nghèo nhưng có nghị lực vượt lên hoàn cảnh. Điều này đã thôi thúc, níu giữ cô Ngọc ở lại bám trường, bám bản.

Theo cô giáo Nguyễn Thị Ngọc, dạy học ở vùng cao không đơn thuần là nhiệm vụ trồng người. Ngoài việc vận động học sinh đến trường, các cô còn phải nỗ lực đổi mới phương pháp để từng bước thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục với miền xuôi. Dù công tác ở vùng xa nhưng cô phải thường xuyên cập nhập thông tin về phương pháp giảng dạy để không bị lạc hậu, để có phương pháp giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu nhất.

Vì vậy, trong công tác, bản thân Ngọc không ngừng học tập và trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận với những đổi mới trong dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá theo chủ trương của ngành.

Cô giáo thương học trò vùng biên nghèo trời mưa áo ướt không thể đến trường - Hình 3

Ngôi trường nơi cô giáo Nguyễn Thị Ngọc công tác.

Giữa bốn bề chỉ cây và núi, cuộc sống người giáo viên vùng biên thiếu thốn trăm bề. Niềm vui, niềm hạnh phúc nhất của những người giáo viên như cô giáo Nguyễn Thị Ngọc là thấy sự trưởng thành của các em học sinh thân yêu của mình.

b>

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao

Để các em biết con chữ, những thầy giáo, cô giáo phải 'mang lớp' về tận thôn, bản. Dù nghèo khó bủa vây, sống giữa rừng núi heo hút ở miền Tây xứ Nghệ, các giáo viên vẫn một lòng bám lớp, bám bản ngày ngày âm thầm 'lái đò đưa tri thức về bản làng'.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 1

Ở các huyện miền núi cao Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu (Nghệ An)... những con chữ nhọc nhằn đến được với học sinh nơi đây là nhờ những tấm lòng của những giáo viên "cắm bản". Toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 900 điểm trường lẻ ở cả ba cấp học, trong đó tập trung nhiều nhất ở bậc mầm non và tiểu học. Ở nơi xa trung tâm, việc tổ chức dạy học và bán trú cho học sinh còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 2

Ở miền biên viễn này, nhận thức của bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Nơi đây nhiều bà con dân tộc ăn chưa đủ no nói gì đến việc quan tâm học hành của con trẻ, tình trạng học sinh bỏ học vẫn diễn ra. Do vậy, suốt nhiều năm qua, để duy trì sĩ số, các giáo viên phải đến từng bản, đi từng nhà gặp gỡ và thuyết phục phụ huynh cho con em họ trở lại trường. Dù gian nan, vất vả nhưng các cô giáo bản luôn cố gắng, dành trọn tình thương đến học trò dân tộc, tiếp tục ươm mầm, gieo tri thức với sứ mệnh "trồng người" nơi miền biên viễn.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 3

Thầy giáo Lô Văn Kháy, nhà ở bản Ngọc, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, cách trường gần 30 km. Dạy lớp 2 ở điểm trường lẻ, mỗi tuần thầy chỉ về nhà một lần.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 4

Dù cuộc sống còn bộn bề vất vả nhưng các giáo viên tại các điểm trường vẫn ngày đêm bám bản, bám trường. Những năm gần đây, quy mô của các điểm trường lẻ trên địa bàn Nghệ An ngày càng giảm. Thực tế, đây vẫn là mô hình phù hợp với các huyện miền núi cao giúp học sinh có nhiều cơ hội được đến trường. Điểm trường lẻ ở bản Thắm Hỉn (trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn) cũng được tổ chức một cách bài bản. Nơi đây, hiện đang có gần 40 học sinh của hai lớp 1 và 2 theo học. Đây là điểm trường có gần 100% học sinh là người dân tộc Mông.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 5

Trường Tiểu học Nga My là một trong những trường nằm ở địa bàn khó khăn của huyện Tương Dương. Trường có 443 học sinh, gần một nửa học sinh học ở điểm trường chính. Còn lại, đang học tại 5 điểm trường lẻ, trong đó điểm xa nhất cách điểm trường chính gần 20km. Có những điểm trường chỉ có chưa đến 10 học sinh và phải duy trì lớp ghép.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 6

Điểm trường lẻ ở bản Xốp Kho (xã Nga My) hiện còn học sinh lớp 1 và lớp 2 theo học. Mỗi lớp học ở điểm trường Xốp Kho chưa đến 10 học sinh. Tuyến đường từ điểm trường chính vào điểm bản lẻ chỉ cách khoảng 7km nhưng đường đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào những ngày mưa to, đường trở nên lầy lội. Hiện học sinh của trường đang học tại dãy phòng học cũ kỹ, xuống cấp. Đây là công trình được tài trợ cách đây khoảng 20 năm dành cho học sinh khó khăn ở các huyện miền núi cao.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 7

Niềm vui của học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Nga My.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 8

Theo thầy Kha Văn Thông, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nga My, từ khi triển khai chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, học sinh từ lớp 3 trở lên ở các điểm trường lẻ được chuyển về điểm trường chính và ở bán trú tại trường. Số còn lại, do điều kiện vật chất chưa đảm bảo, đường sá đi lại khó khăn nên các trường vẫn phải duy trì điểm trường lẻ. Ngoài các giáo viên cắm bản, khó khăn nhất với điểm trường lẻ là các giáo viên bộ môn vì hầu như ngày nào họ cũng phải vượt đường núi, đồi vào dạy cho các em những môn như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 9

Cô giáo Lầu Y Pay (sinh năm 1986) là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Những năm qua, cô công tác tại Trường Mầm non Tri Lễ, một trường ở vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong, trong đó có 9 điểm trường lẻ. Dù được nhà trường tạo điều kiện, nhưng hơn 10 năm qua, cô vẫn tự nguyện xin cắm ở điểm trường lẻ để phục vụ và chăm sóc các học sinh người Mông. "Được làm giáo viên là niềm vui lớn nhất của tôi, những ngày đầu về cắm bản, gian nan vô cùng. Ngày mới về bản, tuổi còn trẻ, sống giữa rừng núi hoang vu, không có điện, sóng điện thoại, thiếu thốn đủ bề, muốn ra ngoài phải đi bộ băng rừng, băng suối", cô Pay chia sẻ.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 10

Hơn 20 năm công tác ở vùng cao, trong đó chủ yếu công tác ở điểm trường lẻ, cô giáo Lê Thị Hải Lý chia sẻ: "Niềm vui lớn nhất là thấy phụ huynh ở vùng cao bắt đầu quan tâm đến việc học của các con. Việc huy động trẻ đến trường của giáo viên vì thế cũng đỡ phần nào. Ở trường các con được học và ăn uống đầy đủ nên phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ"

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 11

Ở điểm trường mầm non Thắm Hỉn. để duy trì lớp học bán trú cho trẻ, nhà trường thực hiện mô hình bán trú cô nuôi, giáo viên vừa đứng lớp, vừa tổ chức nấu ăn cho học trò. Điểm trường chỉ có 2 cô giáo nên công việc rất vất vả. Những điểm trường lẻ ở miền Tây xứ Nghệ thực sự là ngôi nhà thứ 2 của con em đồng bào nơi đây. Bằng tinh thần trách nhiệm, bằng tình yêu với học trò, các giáo viên đang cắm bản ở các vùng sâu, vùng xa đang nỗ lực hàng ngày để học sinh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.

Những thầy cô giáo nặng lòng với học trò vùng cao - Hình 12

"Ngày 20/11, thầy cô ở dưới xuôi có hoa, có quà, đồng bào nơi đây còn mải mê đi nương rẫy, học sinh còn không biết đó là ngày gì. Chúng tôi động viên nhau, vượt qua những phút chạnh lòng, vượt qua tất cả để tiếp tục công việc", cô Pay chia sẻ. Chia tay cô Pay, khi bóng chiều dần buông, cái bắt tay thật chặt và ánh nhìn hân hoan, chào tạm biệt của cô và trò điểm trường bản Huồi Mới như một sự khẳng định niềm tin về tương lai. Dù gian nan, vất vả nhưng các cô giáo luôn cố gắng hết mình, dành trọn tình thương đến học trò, tiếp tục ươm mầm tri thức nơi miền biên viễn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô dâu Hải Phòng được người yêu cũ tặng 10 cây vàng trong đám hỏi: Chú rể sượng trân, phát biểu 3 chữ
10:01:41 13/11/2024
Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người
06:48:15 14/11/2024
Cặp đôi hot nhất MXH lúc này: Cô dâu cao 1m80 diện áo dài cưới 60 triệu, chú rể 1m90 với visual "đỉnh chóp", gia thế cả 2 là một ẩn số
20:23:56 14/11/2024
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác
11:37:41 14/11/2024
Có con với bạn trai, người phụ nữ ở Cần Thơ bị nghi không chung thủy, 53 năm sau bất ngờ được minh oan
22:14:15 14/11/2024
Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc
14:18:41 14/11/2024
Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười
22:34:25 14/11/2024
"Hot mom" Doãn Hải My lộ vóc dáng thật khi cùng Văn Hậu tụ tập bạn bè, nhan sắc có khác ảnh tự đăng?
19:11:59 13/11/2024

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024

Tin mới nhất

Gen Z Hà Nội làm series "100 ngày mẹ bắt tìm người yêu": Mình nhận được hàng trăm tin nhắn làm quen!

09:33:57 15/11/2024
Mình nhận được hàng trăm tin nhắn mỗi ngày. Có nhiều bạn nhắn tin làm quen hoặc trêu đùa là: Mình cưới nhau luôn đi cho mẹ em đỡ lo , cô bạn chia sẻ.

Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ

09:17:39 15/11/2024
Một ngày nọ, tôi nhận được cuộc gọi từ bạn cùng bàn. Cô ấy nói: Lớp trưởng Lý, từ khi ra trường đến giờ chúng ta đã lâu rồi không gặp nhau. Cậu có muốn tổ chức một buổi họp lớp không? .

Đây được coi là câu hỏi Olympia có nội dung "thiếu nghiêm túc" nhất trong suốt lịch sử 25 năm

08:51:10 15/11/2024
Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng nhưng nhận kết cục bi thảm ở tuổi 46: Nguyên nhân vì một sai lầm của người cha

08:48:24 15/11/2024
William James Sides (sinh năm 1898, tại Hoa Kỳ) là con trai duy nhất của ông Boris Sides và bà Sarah Mandelbaum Sidis. Theo đuổi, bố William là Tiến sĩ Y Khoa người Do Thái Gốc Ukraina, còn mẹ là cử nhân của trường Y khoa thuộc Đại học ...

Theo dõi một người đàn ông khoe xe sang, đồ cổ, quà sinh nhật 25 triệu USD, tiền tiết kiệm 355 triệu USD, cảnh sát phát hiện ra sự thực phía sau

22:30:51 14/11/2024
Để đáp lại sự hoài nghi về sự giàu có của mình, chàng trai trẻ còn chia sẻ ảnh chụp màn hình số dư tài khoản ngân hàng, nhưng điều này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ

"Cô tiên từ thiện" Trúc Phương giàu có cỡ nào trước khi bị bắt?

22:26:22 14/11/2024
Thông tin cô tiên từ thiện bị bắt giam khiến nhiều người sững sờ bởi trước đó, cô gái này vốn rất được mến mộ bởi vừa tài giỏi, xinh đẹp lại có tấm lòng nhân hậu.

Bố là giảng viên ĐH bị "sang chấn tâm lý", không nói không rằng suốt 3 ngày sau khi nhận kết quả thi gây shock của con gái lớp 3

22:07:30 14/11/2024
Không ít phụ huynh có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực học thuật hay công việc nhưng con cái của họ đôi khi lại không đạt được thành tựu như kỳ vọng.

PewPew lần đầu nói về lý do mở tiệm bánh mì, "tham vọng" đưa bánh mì Việt đi khắp thế giới

22:00:06 14/11/2024
Gây sốt khi khai trương tiệm bánh mì cơ sở Hà Nội, PewPew đã có những chia sẻ về hành trình của thương hiệu mà mình sở hữu.

Trường cách nhà 10km, không bán trú, mẹ ngày nào cũng làm cho nữ sinh trung học "hộp cơm màu mè", đáng yêu!

20:31:08 14/11/2024
Chắc chắn đến mỗi buổi trưa, cô bé sẽ mở những hộp cơm mẹ nấu trong sự háo hức, không biết hôm nay mẹ sẽ cho mình ăn gì!

36 triệu người "hết hồn" khi nhìn vào chiếc giường trong KTX của chàng trai

18:44:09 14/11/2024
KTX là một hình thức thuê trọ có ở cả sinh viên lẫn người đi làm. Đây là hình thức được nhiều người ưa thích, bởi vừa có giá thành rẻ và còn ở vị trí ngay trong khuôn viên công ty.

Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng

18:21:00 14/11/2024
Mới đây, Trang Anna (Đặng Thị Thuý Trang, sinh năm 1993) và Lưu Cao Phát (sinh năm 1998) đã chính thức về chung một nhà. Trước mắt, cặp đôi tổ chức đám cưới ấm cúng ở quê nhà gái - Hưng Yên

Hành động gây bất ngờ của chủ trọ mỗi tối trước nhà công nhân mới sinh con

17:42:15 14/11/2024
Biết đôi vợ chồng công nhân mới sinh đứa con thứ hai, cuộc sống vẫn còn khó khăn, vợ chồng chủ trọ tại Đồng Nai hôm nào cũng qua cho gạo, thịt, cá để tẩm bổ.

Có thể bạn quan tâm

Rộ clip Chi Dân tra tay vào còng, An Tây mếu máo tại công an, bị hỏi cung

Sao việt

09:40:01 15/11/2024
Giữa thông tin cực nóng vừa qua về việc Chi Dân, An Tây và tiktoker Trúc Phương bị bắt giữ về tổ chức sử dụng chất cấm, thì cơ quan công an mới đây cũng đã chính thức tung clip lấy lời khai, tra tay vào còng trong buổi làm việc.

Thủ tướng Haiti ra lệnh khẩn cấp sau vụ tấn công máy bay thương mại

Thế giới

09:37:49 15/11/2024
Hoạt động xã hội tại Haiti đã tê liệt ngày thứ tư liên tiếp, trường học và doanh nghiệp đóng cửa. Nhiên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao trên thị trường chợ đen.

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.

Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh

Góc tâm tình

09:27:45 15/11/2024
Ánh mắt bà như xoáy sâu vào chiếc túi xách của tôi, đôi mắt lạnh lùng đầy toan tính, khiến không khí giữa chúng tôi như ngưng lại trong sự dè bỉu.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Bức ảnh phản chiếu lộ khoảnh khắc nhạy cảm của nam diễn viên gen Z đình đám

Sao châu á

08:52:05 15/11/2024
Ngày 14/11, tờ KoreaBoo đưa tin nam diễn viên Choi Hyun Wook trở thành tâm điểm chú ý trên MXH sau khi vô tình để lộ hình ảnh nhạy cảm trên trang Instagram có 5,7 triệu người theo dõi.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Sức khỏe

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Black Myth: Wukong phiên bản "fan made" miễn phí 100% cập nhật nội dung mới, bổ sung thêm nhiều boss

Mọt game

08:18:25 15/11/2024
Black Myth: Wukong rõ ràng là một tựa game cực kỳ chất lượng, thế nhưng chắc chắn không phải 100% game thủ ưa thích nó đều có cơ hội trải nghiệm.

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.

Đây là cách kết hợp để nấu ức gà ngon nhất: Nước dùng vị chua ngọt thơm ngon, thịt mềm đậm đà, ai cũng thích

Ẩm thực

07:45:25 15/11/2024
Món ăn này kết hợp hoàn hảo giữa vị chua thanh của cà chua và độ mềm mịn của thịt ức gà, tạo nên một bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình.