“Cò” giao thông “hốt” bạc triệu mỗi ngày
Đội ngũ “cò” không chỉ hoạt động công khai tại một số trụ sở các đội cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông trên địa bàn các quận, huyện mà ngay cả cơ quan quản lý hành chính chuyên ngành.
PV Nguoiduatin.vn bắt gặp “cò” ngang nhiên hoạt động và chèo kéo khách tại các cơ quan này.
“Cò” tại Sở KH&ĐT Hà Nội
“Cò” hành chính
Có mặt tại trụ sở Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội (phố Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội), PV Nguoiduatin.vn không khỏi ngỡ ngàng bởi tình trạng ngang nhiên chèo kéo của một vài “cò” ở đây. Vừa gửi con “trâu sắt” của mình vào bãi trông giữ xe trước cổng rồi vờ hỏi bộ phận làm thủ tục đăng ký kinh doanh của Sở nằm ở chỗ nào, một trong hai nhân viên trông giữ xe kiêm “cò” ở khu vực này tỏ ra tận tình chỉ giúp: “Cậu cứ đi vào cổng, đi thẳng tầng 1 sẽ có bộ phận tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh nằm trong đó. Nếu không biết vào đó hỏi tiếp người ta sẽ chỉ cho”.
Chưa kịp tiếp lời, “cò” này bồi tiếp: “Cậu vào đó làm thủ tục, đã tìm hiểu gì về các thủ tục đăng ký kinh doanh chưa, chưa biết bọn này hướng dẫn cho”. Vừa nói “cò” này vội rút tấm card visit của Tập đoàn tư vấn và đầu tư L.V gí vào tay PV và không quên gọi đồng nghiệp lại gần để dẫn PV sang phía bên kia đường vào trụ sở văn phòng tập đoàn tư vấn đầu tư L.V.
Chúng tôi được một người phụ nữ gần 30 tuổi nhiệt tình đón tiếp. Sau vài câu hỏi thăm xã giao, nhân viên tư vấn ở đây đi thẳng vào vấn đề: “Anh định thành lập doanh nghiệp loại gì, trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần? Nếu công ty cổ phần phải có 3 thành viên trở lên. Ngành nghề anh định kinh doanh là gì, tổng vốn ra sao? Anh có đem theo bản phô tô chứng minh thư, hộ khẩu của các thành viên ở đây chưa để em làm hợp đồng luôn”.
Tỏ ý phân vân về các thủ tục, người phụ nữ này nhấn mạnh, anh không phải lo, đã có chúng em làm trọn gói từ việc làm các hồ sơ hành chính, thủ tục theo quy định cho đến lúc xong việc (kết thúc hợp đồng khách sẽ được bàn giao giấy đăng ký kinh doanh, con dấu đỏ, phiếu đăng ký mẫu dấu do bên công an cấp, mã số thuế) với tổng mức giá là 2.500.000 đồng. Vừa nói chị này với tay lấy tờ giấy ghi thông tin của khách hàng rồi cho biết thêm, mọi giấy tờ bên em lo hết, kể cả chứng minh thư, hộ khẩu nếu anh chưa công chứng thì đưa bên em làm luôn. Tóm lại anh không phải làm bất kì cái gì, từ khi ký hợp đồng trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày sẽ bàn giao mọi giấy tờ.
Trước thắc mắc của PV, làm ở trong Sở Kế hoạch & Đầu tư có tổng mức giá chưa đến 1.000.000 đồng mà làm ở đây lên những 2.500.000 đồng thì nữ nhân viên này giải thích: “Làm trong đó rẻ thật nhưng họ yêu cầu làm nhiều thủ tục, anh không biết mà chạy theo những yêu cầu của họ thì có làm mãi cũng không xong. Đằng này chỉ phải bỏ ra ít phí, anh vừa tiết kiệm được thời gian lại đỡ mua sự phức tạp vào người. Đồng ý em sẽ làm hợp đồng, nể lắm em cũng chỉ giảm cho anh còn 2.300.000 đồng”(?!).
Video đang HOT
“Cò” đăng ký xe “hái” ra tiền
Tại điểm làm thủ tục đăng kí xe máy của quận H, mặc dù trước cổng ra vào trụ sở có dán bảng thông báo nội quy rõ ràng như khách đến đăng kí xe phải cho xe vào trong sân: Chỉ tiếp nhận hồ sơ chính chủ hoặc của người được uỷ quyền Nghiêm cấm tụ tập trước cổng cơ quan, chèo kéo khách…
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, PV Nguoiduatin.vn cũng không khó khăn trong việc tiếp cận “cò” ở khu vực này. Lấy cái mác mới “tậu” cho mình một chiếc xe mới, mong sao kiếm được cái biển ưng ý. Tôi quyết định “nhờ cậy” người trông giữ xe của chính cơ quan này hỏi cho mình 1 chiếc BKS có 2 số kép ở cuối, tính 5 số ra tổng 8.
Vừa nghe xong, người trông giữ xe tỏ vẻ nhíu mày, những số dãy 66, 88, 99 khó lắm, chỉ thuộc hàng quen biết “khủng” mới lấy được. “Thế không còn số nào khác à?” – Tôi đưa ra số thấp hơn nhưng vẫn tổng 8, người này mới đồng ý vào trong trụ sở cơ quan hỏi xem thế nào. Chưa đầy 2 phút sau người bảo vệ này ra thông báo: Vào hỏi trực tiếp cán bộ trực ban trong đó.
Theo chỉ dẫn, tôi vào gặp vị cán bộ mặc trang phục của ngành đang ngồi ở sân, vừa thấy tôi vào vị này hất hàm vào bên trong phòng trực rồi hỏi: “Anh muốn lấy BKS đó à, cho số điện thoại liên lạc, để hỏi xem có không, có gì tối thông báo”.
Vừa chia tay vị cán bộ, ra ngoài gặp lại người trông xe vồn vã hỏi: “Được việc không, được thì nhớ cho xin tí lộc nhé”. Tiếp tục dò hỏi tại quán nước cạnh trụ sở đăng ký này, tôi được 2 “cò” ở đây dẫn dắt. Theo “cò” tên L cho biết, bây giờ lấy biển đẹp khó lắm, phải hỏi xem biển đó có còn hay không?
Khi biết tôi đã nhờ vị cán bộ phía bên trong, “cò” L nhấn mạnh: “Đã nhờ rồi còn hỏi làm gì, thế họ bảo có lấy được không?”. Tôi trả lời, họ bảo để hỏi đã, có gì tối thông báo. Vừa nghe đến đó, “cò” nữ ngồi bên cạnh lên tiếng: “Thằng N bảo vệ biết cái gì, ông vào hỏi xem sao?”. Sau khoảng gần 10 phút vào trong dò hỏi thông tin, L quay ra phán: “Có biển đó, giá 3 triệu đồng. Đồng ý làm thì về lấy xe ra đây!”. Qua câu chuyện, biết tôi chưa nộp lệ phí trước bạ, “cò” nữ bảo: “Đưa thêm 100 ngàn đồng, về lấy giấy tờ ra đây chị đi nộp phí trước bạ cho. Chỉ việc ngồi chơi uống nước một lúc sẽ có đầy đủ theo yêu cầu. Mà khi vào lấy biển số cũng không nên rập biển trong đó làm gì, trong đó họ làm những 100.000 đồng, ra ngoài này bọn chị làm chỉ có 70.000 đồng, giá rẻ chán?!”.
Lấy lý do cuối giờ chiều về nhà lấy giấy tờ không kịp, để mai mang xuống làm sau. Thế nhưng, chưa kịp để sáng hôm sau mà ngay tối đó, “cò” L đã gọi điện giục: “Có lấy thì sáng mai xuống sớm. Xuống muộn anh không bảo đảm biển đó còn không đấy”. Vừa nghe điện thoại của “cò” L được khoảng 30 phút, tôi tiếp tục nhận được điện thoại của vị cán bộ tên N cho biết: “Em đã hỏi cho anh rồi, biển đó giá 2 triệu đồng. Hết chiều nay gần tới số đó rồi, sáng mai anh xuống sớm, xuống muộn, biển không còn, em không chịu trách nhiệm đâu đấy?!”.
Không chỉ đội ngũ “cò” ăn theo thủ tục đăng ký xe mà còn “bám” chặt tại trụ sở các đội CSGT nhằm chèo kéo khách bằng cách xin đi nộp phạt thay với mức phí theo thoả thuận. Trong một lần trực tiếp PV đi nộp phạt hộ người quen ở Thanh Hoá ra Hà Nội vi phạm lỗi đi sai làn đường bị Đội CSGT đóng tại chân cầu vượt Mai Dịch lập biên bản.
Đúng hẹn PV mang biên bản đến, khi vừa bước chân vào cổng đội đã được đội ngũ “cò” ở đây dẫn dắt: “Em đi nộp phạt à, để anh đi nộp thay cho. Chỉ cần bỏ ra 50.000 đồng, em không cần đi, chỉ ngồi uống nước anh sẽ mang về tận nơi, đỡ tốn công đi lại. Tự đi không cẩn thận lại bị phạt lần nữa thì khổ?”. Không thấy PV nói gì, một “cò” nộp phạt nói với theo: “Vào làm thủ tục, có vấn đề ra đây anh giúp cho nhé”.
Sau khi vào phòng góc trái, tầng 1 của đội cảnh sát này, mặc dù trong phòng không có người nộp phạt và có 2 cán bộ cảnh sát tiếp nhận những người đến làm thủ tục nộp phạt nhưng PV cũng phải đợi mất 10 phút mới được cán bộ chiến sĩ ở đây tiếp và ghi biên lai số tiền nộp phạt mà không nói gì hay hướng dẫn người vi phạm địa điểm nộp phạt ở đâu. Cố hỏi thăm, PV nhận được câu trả lời: “Đến số 2 Nguyễn Cơ Thạch nộp, địa điểm ghi rõ ở trên bàn mắt để đâu mà không thấy à?”. Ra khỏi phòng, hỏi thăm đường đến địa điểm nộp tiền vào kho bạc, một “cò” lên tiếng: “Chỗ nộp phạt xa lắm, tốt nhất để anh đi nộp cho. Có 50.000 đồng tiếc rẻ làm gì cho mệt hả em?”.
Nguyễn Thanh M, một “cò” chuyên nghiệp lâu năm, nhà ở gần một đội cảnh sát giao thông trên địa bàn Hà Nội tỏ ra ngán ngẩm: “Trước đây đội CSGT này chưa đứng ra nhận quán xuyến việc nộp phạt hộ người vi phạm thì tôi còn có đất dụng võ, có miếng ăn miếng để. Ngày ít bù ngày nhiều cũng được khoảng 30 – 40 trường hợp, vị chi cũng kiếm được 1,5 – 2 triệu đồng/ngày. Kể từ khi đội thay đổi cách thức thu khiến tôi “móm” dài”.
Hóa ra, trong quy trình xử phạt có một điểm mới mà với phương châm thu này những người vi phạm sẽ rất thuận tiện. Họ được những cán bộ chiến sĩ của đội viết biên bản vi phạm, áp lỗi vi phạm rồi quy ra số tiền cần nộp. Cứ như vậy, người vi phạm chỉ cần bỏ ra 50.000 đồng sẽ được các chiến sĩ của đội đi nộp thay. Thậm chí có nhiều trường hợp, được đội trả giấy tờ xe trước, còn bao giờ đến hạn nộp phạt vào kho bạc nhà nước sẽ có người khác lo?
Theo NDT
Bắt châu chấu kiếm 60 triệu đồng/tháng
Tưởng chừng bắt châu chấu là nghề vất vả và thu nhập thấp. Tuy nhiên với nhu cầu thức ăn cho chim ngày càng tăng cao, những người làm nghề này đang hốt bạc với thu nhập 60 triệu đ/tháng.
Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại thủ đô Hà Nội lại nở rộ như hiện nay. Dạo một vòng qua các con phố như Tăng Bạt Hổ, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám... hàng loạt cửa hàng mua bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan mọc lên "như nấm sau mưa".
Anh Hùng (Xuân La, Tây Hồ), người chơi chim gần chục năm nay cho biết: "Chơi chim có cái thú riêng của nó cũng giống như chơi chó Ngao cá cảnh, mặc dù tốn kém không nhỏ. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu".
Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Các sản phẩm tươi sống như: sâu tươi các loại, dế, trứng kiến... đặc biệt là châu chấu tươi trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí "cháy hàng" mỗi khi vào mùa cao điểm (từ tháng 4 tới tháng 10).
Nghề bắt châu chấu tươi "hốt bạc"
Nói ít ai tin, tuy nhiên đây là sự thật. Anh Yên ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội là một trong những người "hốt bạc" điển hình nhờ nghề bắt châu chấu tươi và bỏ mối cho các cửa hàng bán mồi chim trên phố Tăng Bạt Hổ.
Mỗi ngày, Anh Yên dành ra 3 tiếng (3h đến 6h sáng) để đi vợt châu chấu ở các bãi cỏ đã được anh "khảo sát" kỹ lưỡng từ chiều hôm trước. Một cân châu chấu "đổ" cho các đại lý có giá 400.000 đồng, các túi nhỏ từ 20 - 30 con giá 10.000 đồng. Mỗi ngày anh Yên bán được 5kg châu chấu tươi và thu được 2 triệu đồng. "Mỗi vụ "săn" chỉ kéo dài trong khoảng nửa năm, nhưng nếu tận dụng được thời gian "rảnh rỗi" thì đó có thể là nguồn thu nhập chính. Ai làm chăm chỉ, thì trời cũng chẳng phụ công", anh Yên cho biết.
7h sáng anh Yên lại có mặt tại đường Tăng Bặt Hổ để bán châu chấu Phân loại châu chấu
Để đáp ứng nhu cầu mua châu chấu ngày một lớn, nhiều gia đình nơi đây đã tận dụng nhân công lúc nông nhàn để đi bắt châu chấu. Tuy nhiên "Không phải ai vác vợt đi là cũng có thể bắt được châu chấu. Nếu có mẹo, chỉ cần quan sát cọng cỏ đầu bờ xuất hiện vết răng cắn nham nhở, không nguyên vẹn là biết ngay châu chấu có cả đàn. Phải đợi tới khi trời tối, sương xuống nhiều, làm cánh châu chấu ngấm nặng nước, khó lòng mà bay được... lúc đấy tha hồ mà bắt", ông Lộc, một gia đình có nhiều đời chuyên bắt châu chấu tại Cổ Loa, Đông Anh chia sẻ. Thời gian đầu khi theo nghề này, ông chỉ nghĩ đây là "nghề tay trái" trong lúc nông nhàn. Nhưng tới nay nó đã trở thành nguồn thu nhập chính, nuôi sống cả gia đình ông.
Dù có thu nhập "ổn định" như thế nào đi nữa, người dân Cổ Loa vẫn có những nỗi niềm. Trước đó, để diệt nạn châu chấu, người dân nơi đây hay ở bất cứ đồng quê nào khác đều phải sử dụng hóa chất phun khắp cánh đồng... Giờ thì khác, người "săn" châu chấu Cổ Loa chỉ ước gì cánh đồng nào cũng nhiều chấu như xưa.
Theo Khampha
Cần Thơ: Hốt bạc nhờ nghề "cứu hộ" diều Cc em nhỏ khóc st mtòi cha mẹ lấy cho bằngc couang mắc lơ lửngy. chu lònga con, nhu phụ huynh phải ra 10.000 - 15.000ng thuê "đi cu hn lấy giúp. Mấyy nay, vào buổuu (TP Cần Thơ) hàng trăm ngi tiây xem và thảu. Do lnguc thả qu nhu nên sốu tự xoắn vào nhau,y, mắc vào cc nhnhy côn... rất...