Cô giáo Nam Định cắt tóc học trò ngay tại lớp gây bức xúc
Không đồng ý với kiểu tóc của học trò, cô giáo chủ nhiệm đã cắt tóc của nam sinh này trên lớp học, khiến gia đình bất bình. Sự việc xảy ra tại Trường THCS Quang Trung, TP Nam Định (tỉnh Nam Định).
ảnh minh họa
Cụ thể, nam sinh T.X.B (học sinh lớp 8 Trường THCS Quang Trung) đã bị cô giáo chủ nhiệm là T.T.H lấy kéo cắt tóc ngay trên lớp học vì cho rằng kiểu tóc của em như “đầu gấu”.
Trao đổi với VietNamNet , ông Nguyễn Thế Lâm, Trưởng phòng GD-ĐT TP Nam Định xác nhận đã nắm được thông tin sự việc.
Ông Lâm cho hay, qua nắm bắt sự việc, nam sinh này cắt tóc ngắn nhưng lại để một vài sợi tóc dài lai màu thả lõng thõng xuống mặt. Cô H. cũng đã nhắc nhở rất nhiều lần và yêu cầu em B. phải tự cắt đi.
“Sau nhiều lần nhắc nhở, em B không thực hiện nên cô H. đã lấy kéo cắt phần tóc dài đó đi, chứ không phải cắt cho nham nhở, làm mất thẩm mỹ hay có ý xúc phạm. Song, với học sinh cấp THCS, ở độ tuổi mới lớn này, các em đã có sự quan tâm hình ảnh bản thân trong mắt bạn bè”, ông Lâm nói.
Để giải quyết sự việc, Phòng GD-ĐT TP Nam Định đã yêu cầu đại diện nhà trường và cô giáo chủ nhiệm gặp gỡ, làm việc với cháu B. và gia đình để giải thích, làm công tác tư tưởng, mong sự cảm thông và chia sẻ; ổn định về mặt tâm lý.
“Đôi khi chuyện nhỏ thôi nhưng gia đình không hiểu chuyện lại đẩy sự việc khác đi”, ông Lâm nói.
Tuy nhiên, về phần cô H., cũng chưa thực sự tâm lý. Chúng tôi cũng đã yêu cầu nhà trường góp ý với cô giáo về cách hành xử.
“Có thể cô có ý tốt nhưng chúng tôi vẫn yêu cầu nhà trường và cô giáo xem xét, kiểm điểm về cách hành xử của mình. Đối với học sinh, cần xử trí làm sao cho hợp lý, nhân văn, để các em tâm phục, khẩu phục”, ông Lâm nói.
Vườn rau sạch của học sinh bán trú
Các lớp học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện Mường Lát, đều được chia đất trồng rau, cung cấp cho bếp ăn bán trú.
Sau giờ học buổi sáng, Giàng Thị Dợ, học sinh lớp 9B, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cất vội chiếc cặp vào phòng rồi cùng nhóm bạn đến vườn rau trước sân trường. Nữ sinh mặc chiếc váy trang phục truyền thống của người Mông, thoăn thoắt hái những đọt rau xanh xếp ngay ngắn vào rổ.
Đám học trò vừa hái rau vừa cười nói rôm rả. Chừng mươi phút, rổ rau đã đầy ắp. Bên cạnh, một nhóm khác đang cuốc đất, tay chân lấm lem...
Nữ sinh ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu hoạch luống rau xanh mướt. Ảnh: Lê Hoàng.
Như nhiều học sinh khác, Giàng Thị Dợ biết trồng rau từ lúc 7 tuổi, khi đang học lớp 2. "Các cô giáo đã dạy em biết cách trồng rau", Dợ khoe. Năm nay, lớp Dợ trồng năm vạt rau, lứa nào cũng tốt và đều tăm tắp, không mấy cây bị sâu. Chỉ học ca sáng nên mỗi buổi chiều, Dợ và các bạn lại chia ca đi gom phân bò, phân ngựa ngoài nương lúa, bìa rừng đem về ủ để chờ bón cho thửa rau của lớp.
"Rau do chính mình trồng ăn cảm giác sạch hơn, không bón phân hóa học nên không lo đau bụng hay nhiễm bệnh tật gì", nữ sinh Sùng Thị Linh, giải thích. Em cho hay trồng rau không khó, chỉ cần chăm chỉ, tưới nước đều đặn.
Hết lứa rau này, cô trò ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý lại xới đất làm vụ mới. Cứ thế quay vòng, rau thầy trò ăn quanh năm không hết. Nước tưới rau ở đây được dẫn từ đầu con suối cách trường vài km.
Vừa hết lứa cuối năm, nhóm học sinh lớp 9B lại cặm cụi cuốc đất chuẩn bị cho đợt gieo giống mới. Ảnh: Lê Hoàng.
Thầy Cao Khánh Hòa cho hay trồng rau là hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp của học sinh trong trường, được duy trì nhiều năm nay. Ngoài mục đích cải thiện chất lượng bữa ăn còn tăng cường kỹ năng sống, giúp các em biết yêu lao động. Có em học cách trồng rau ở trường, khi về nhà còn phụ bố mẹ hoặc tự làm đất, vãi hạt rau cho gia đình.
Mỗi năm, các khối lớp ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý thu được hàng tấn rau. Rau sau khi thu hái, rau được đem cân cho bếp ăn bán trú của trường. Khoản tiền thu được, các lớp dành làm quỹ phục vụ cho lễ tổng kết cuối kỳ, cuối năm; mua phần thưởng tặng học sinh khá giỏi hoặc mua quà Tết, quần áo cho các em có hoàn cảnh khó khăn...
Theo thầy Hòa, do học sinh hầu hết sinh ra, lớn lên ở vùng miền núi biên giới khó khăn, sớm quen với nương rẫy, ruộng đồng nên việc huấn luyện làm vườn không gặp nhiều trở ngại. Chỉ cần thầy hướng dẫn đôi ba lần là học trò đã thành thạo các kỹ năng chăm sóc vườn cây.
Vườn rau rộng gần 5 sào trước sân trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý được gối vụ liên tục nên không khi nào học trò và thầy cô hết rau ăn. Ảnh: Lê Hoàng.
Ngoài mô hình trồng rau, học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý còn cùng giáo viên chủ nhiệm nuôi thêm đàn lợn, có năm thu về 2-3 tấn lợn hơi. Từ khoản tiền bán lợn, thầy cô sẽ thay các em mua máy để giặt chăn màn, quần áo ấm, giúp học trò đỡ vất vả hơn mỗi khi mùa đông lạnh giá đến.
Thầy Lê Thế Lập, Hiệu phó trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, cho hay mô hình trồng rau sạch tăng gia sản xuất ở trường được duy trì từ khi thành lập trường bán trú vào năm 2013 đến nay. Hiện trường tận dụng các thửa đất xung quanh, rộng khoảng 5-6 sào (hơn 3.000 m2) và chia đều cho các lớp. "Các em ganh đua nhau nên rau lớp nào cũng tươi tốt", thầy Lập nói.
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý chăm sóc vườn rau sạch. Video: Lê Hoàng.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý nằm cách trung tâm TP Thanh Hoá hơn 200 km, hiện có 486 học sinh, trong đó có gần 420 em ở bán trú. Đa phần học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phải đi học xa nhà. Có em đến trường phải đi mất gần 50 km đường rừng.
Sự thật về 'bản tường trình' gây xôn xao của cô giáo Sài Gòn Trên mạng xã hội đang lan truyền một văn bản được cho là bản tường trình của cô L.Y.A., giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Lưu Hữu Phước (Quận 8, TP.HCM). Trong "bản tường trình" này, cô L.Y.A. kể ngày 18/12, trong giờ ra chơi, một học sinh là em N.T. không chịu ra ngoài mà nhảy lên bàn ghế. Sợ xảy...