Cô giáo lái xe hơi tạt nước ướt đẫm người đi đường lên tiếng xin lỗi
Chị xin lỗi cho hành động lái xe trời mưa, vô tình tạt nước vào hai mẹ con trên đường.
Lời xin lỗi ngắn ngủi nhưng khiến dân mạng nức lòng
Người dân Thủ đô đón trung thu bằng một cơn mưa lớn, đường ngập ngụa. Thế nhưng, sự khó chịu và đầy bất tiện ấy đã được “lời xin lỗi ấm” của một người phụ nữ xứ Nghệ phủ mờ.
Lời xin lỗi gửi đến hai mẹ con bị văng nước từ chiếc xe hơi của cô giáo trẻ, được cộng đồng mạng rần rần chia sẻ vào tối ngày 4/10 vừa qua (đêm trung thu). Vỏn vẹn 209 chữ, nhưng lời lẽ chân thành và thái độ kính cẩn, thiện chí sửa sai của người phạm lỗi làm nức lòng cộng đồng mạng.
Chị Lê vô tình tạt nước vào hai mẹ con đi đường (ảnh minh họa)
Nguyên văn lời xin lỗi:Tôi là người lái xe 29A 49193.Quả là tôi hoàn toàn không biết xe tôi khi đi qua vũng nước đã tạt ướt mẹ con chị. Chiều tối nay, khi anh tôi đọc được và gọi điện hỏi, tôi mới ớ người ra.Thực lòng khi đọc những dòng chị viết, tôi vừa xấu hổ vừa ân hận. Việc đi xe ở đường ngày mưa tôi rất để ý, thậm chí mới hôm qua thôi, tôi còn chỉ cho con gái khi xe đi trước tạt nước vào người đi đường và bảo, khổ thân cô kia.Quãng đường tôi đi có một đoạn khá dài hơi mưa chút là đọng nước. Tôi không biết đã tạt vào chị ở đoạn nào. Có thể chỉ trong giây phút mẹ con trò chuyện mà sự thể đã xảy ra như thế.Tôi xin được gửi tới chị, tới cháu lời xin lỗi chân thành nhất.Và tự nhủ cần cẩn thận hơn khi lái xe.Nếu có gì chưa đồng ý, chị có thể ibx để trao đổi thêm”.Tôi luôn thiện chí để được sửa sai.Chúc mọi người lái xe an toàn.Chúc cháu bé một buổi tối Trung thu vui vẻ. Cô rất xin lỗi con”.
Lời xin lỗi ấm áp được viết bởi tài khoản Phạm Thái Lê (giáo viên tại Hà Nội). Bài viết của chị nhận được rất nhiều like, nút “thả tim” và bình luận khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Đa phần đều cho rằng, đây là hành động văn minh, lối ứng xử đẹp. Giữa thời đại mọi người đều sống gấp gáp, vội vã, một lời xin lỗi cho sai lầm nhỏ thế này khiến nhiều người ấm lòng.
Video đang HOT
Chị Phạm Thái Lê – người được khen ngợi là có lối ứng xử văn minh
Liên hệ với chủ nhân của dòng tâm sự, chị Phạm Thái Lê, chúng tôi được nghe lời “trần tình” chân thành của chị.
Chị Lê chia sẻ, khi đọc được dòng trạng thái phản ánh của người bị tạt nước từ chiếc ô tô mang biển số 29A 49193, chị giật mình. Dù rất bận rộn chuẩn bị trung thu cho học sinh trong trường, chị vẫn cố lục lại suy nghĩ, nhớ xem hành động vô tình văng nước đó xảy ra khi nào.
“Tôi thực sự thấy xấu hổ. Sáng ấy trời mưa to, đường tôi đi là đường nhỏ, xe ô tô tránh nhau còn khó, đường chưa có cống thoát nước nên mặt đường đọng nước nhiều chỗ, có chỗ ngập dài. Tôi không nhớ mình đi tốc độ bao nhiêu nhưng tôi nghĩ, mình khó có thể đi nhanh như thể đang chạy trên đường lớn được. Đọc được những lời này, tôi vội viết đôi dòng xin lỗi gửi đến mẹ con chị ấy”, chị Thái Lê chia sẻ.
Nói đến những lời nhận xét xem đây là hành động văn minh, chị Lê chỉ mỉm cười: “Tôi nghĩ đơn giản, là mình có lỗi thì xin lỗi”. Chị còn kể lại một tình huống rất đỗi hài hước, xung quanh cuộc trò chuyện giữa mình và con trước khi lời xin lỗi ấy được đăng lên Facebook.
“Tôi đưa cho con gái đọc những dòng ấy, cháu bảo: “Mẹ ơi, mình tạt lúc nào nhỉ?”. Tôi nói: “Mẹ không biết, chắc sơ ý lúc nào đó nhưng người ta ghi đúng số xe mình tức là mình đã gây ra rồi”. Cháu lại hỏi tiếp: “Xe này cũng không phải xe mẹ (sáng đó chị đi xe của anh rể – PV) thì mẹ không nhận cũng được mà?”. Tôi nói với con rằng, khi mình gây ra điều gì không tốt thì cách ứng xử đầu tiên là nhận lỗi và xin lỗi đã”, chị kể.
Cô giáo trẻ chia sẻ thêm, sau khi lời xin lỗi được đăng tải, chị vơi bớt phần nào áy náy và đến khi nhận được phản hồi từ người nhà của hai mẹ con bị tạt nước, chị thật sự nhẹ lòng.
Trước đó, vào ngày 4/10, tài khoản Facebook có tên Chu My viết một dòng trạng thái dài, kể lại việc hai mẹ con bị một chiếc xe hơi chạy nhanh qua vũng nước, tạt vào ước áo, khiến chị phải tấp vào lề thay đồ cho con trai và bản thân chịu ướt đi làm.
Bài viết được mở đầu với lời lẽ khá bực tức: “Gửi người đàn bà lái xe Mazda 2 bks 29A49193″. Tuy nhiên, sau khi nhận được lời xin lỗi, tài khoản Facebook Chu My cũng vui vẻ bỏ qua.
Theo Danviet
Thu phí BOT: Đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, doanh nghiệp và nhà nước
Thời gian qua, việc người dân liên tục phản đối các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ không phải xảy ra ở một vài địa phương mà dường như đang lan truyền đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Lái xe sử dụng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT tuyến tránh TP Biên Hòa. Ảnh: Sỹ Tuyên - TTXVN
Bức xúc của người dân là có thật khi mà giá vé qua trạm BOT cao, vị trí đặt trạm thu phí có nơi chưa phù hợp, khi không đi qua các tuyến đường BOT cũng phải đóng phí.
Việc phản ứng của người dân về giá vé, vị trí đặt các trạm thu phí BOT là có cơ sở. Do đó, thời gian qua, chính quyền nhiều tỉnh, thành phố đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét về mức thu phí và vị trí của một số trạm thu phí chưa phù hợp.
Trong một văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, tram thu phí BOT đặt tại Quốc lộ 1 thu phí hoàn vốn cho tuyến tránh Biên Hoà có mức thu hiện tại là 35.000 đồng cho phương tiện dưới 12 chỗ là khá cao so với các trạm khác tại khu vực như trạm thu phí cầu Đồng Nai 15.000 đồng, trạm Quốc lộ 51 là 20.000 đồng.
Đối với tuyến Quốc lộ 20, dự án nâng cấp Quốc lộ này qua thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng nhưng lại đặt trạm thu phí trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, gây bức xúc cho người dân địa phương.
Khoảng 10 ngày qua, tại trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa, tài xế liên tục phản ứng về giá vé và vị trí đặt trạm thu phí bằng cách sử dụng tiền lẻ để mua phí qua trạm. Việc mua vé bằng tiền lẻ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài.
Đỉnh điểm, vào ngày 5/10 không những sử dụng tiền lẻ mua vé, một số tài xế còn dừng xe chắn ngay cửa trạm thu phí để phản ứng. Nhiều người còn mang cả lợn quay, cá để trước cửa trạm thu phí để thắp hương cúng. Cách phản ứng này dẫn đến giao thông trên tuyến bị ùn tắc kéo dài hàng chục km trong nhiều giờ.
Và hậu quả của việc ùn tắc giao thông đó là công nhân bị trễ giờ vào nhà máy, học sinh bị muộn giờ vào lớp, công nhân viên chức, người lao động không thể đến công sở, doanh nghiệp để làm việc. Mặc dù chưa có ai thống kê được mức độ thiệt hại, nhưng theo định tính thì chắc chắn sẽ không hề nhỏ.
Việc phản ứng của tài xế được một bộ phận người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên số khác lại cho rằng với cách phản ứng như trên là không phù hợp và làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc của hàng nghìn người khác, mặc dù họ không liên quan.
Có người đặt vấn đề, với tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài hàng chục km trong nhiều giờ liền trên Quốc lộ 1 như vậy, nếu trong trường hợp các phương tiện giao thông đang thực thi nhiệm vụ khẩn cấp như cứu thương, chữa cháy, phòng chống thiên tai cũng bị kẹt lại thì ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc làm này.
Tuyến Quốc lộ 1A qua huyện Trảng Bom và Thống Nhất (Đồng Nai) đã bị tê liệt hoàn toàn trong nhiều giờ vào ngày 5/10 trước sự phản ứng của tài xế đối với trạm thu phí BOT. Lực lượng Công an Đồng Nai đã phải rất vất vả để điều tiết các phương tiện đi vào các đường nhánh tại ngã ba Trị An, huyện Trảng Bom và ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất. Các phương tiện phải đi đường vòng xa hơn hàng chục km mới tiếp tục đi ra Quốc lộ 1A và tiếp tục hành trình.
Trước những phản ứng của lái xe về trạm BOT đường tránh Biên Hòa, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ chủ trương đàm phán với nhà đầu tư để giảm phí qua trạm này và phương án giảm phí đang được tính toán.
"Bộ đã giao Vụ Tài chính xem xét tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau đó sẽ thống nhất với địa phương và nhà đầu tư về việc giảm phí qua trạm BOT Biên Hòa. Dự kiến khoảng một tuần tới sẽ hoàn tất và có quyết định về mức phí giảm", Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.
Như vậy, nếu như tuyến BOT đường tránh Biên Hòa sẽ được giảm phí trong thời gian tới, nghĩa là Bộ Giao thông Vận tải đã nhận thấy phản ứng của người dân là có cơ sở. Và không chỉ có BOT Biên Hòa, thời gian qua nhiều trạm thu phí khác như BOT Bến Thủy (Nghệ An - Hà Tĩnh), BOT Cai Lậy (Tiền Giang), BOT Quốc lộ 5 (Hưng Yên)... cũng đã được điều chỉnh giảm giá sau khi người dân phản ứng.
Để giải quyết hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp và nhà nước trong câu chuyện về phí và vị trí đặt các trạm thu phí BOT giao thông, các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp cần phải tổng rà soát lại các dự án BOT để điều chỉnh cho phù hợp.
Trước những phản ứng liên tục của người dân đối với các trạm thu phí BOT, ngày 2/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức thu phí tại các dự án BOT giao thông.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các địa phương và chủ đầu tư liên quan rà soát việc đặt trạm thu phí và mức thu phí (kể cả các dự án chưa tổ chức thu), có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời, trên cơ sở khoa học và thực tiễn; đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan để không phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
Với sự vào cuộc của Chính phủ, chính quyền các địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành, hi vọng những vụ việc bức xúc, phản đối trạm thu phí BOT sẽ không còn. Người dân, công nhân lao động và các em học sinh không bị trễ giờ làm, giờ học do bị ùn tắc trước các trạm thu phí.
Theo Sỹ Tuyên (TTXVN)
Hà Nội: Người đàn ông gục chết trong cabin xe chở đồ múa lân Người đàn ông đi xe tải chở theo đồ múa lân được người dân phát hiện đã tử vong trong cabin xe. Khoảng 19h tối 2.10, chiếc xe tải chở đồ múa lân mang BKS 29C-057.28 trên đường Trần Thái Tông hướng Nguyễn Phong Sắc, dừng rất lâu trước cổng Đình Làng Hậu (Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) khiến giao thông tắc...