Cô giáo Hà Nội “chơi lớn” đưa bếp lên hẳn tầng thượng, ai ngắm cũng trầm trồ với không gian sáng thoáng thấy mê
Căn bếp khiến nhiều chị em xuýt xoa.
Với nhiều bà nội trợ, căn bếp được coi là trái tim của ngôi nhà nên việc đặt bếp ở đâu cũng khiến cho nhiều chị em trăn trở, lo lắng khôn nguôi. Nhiều gia đình bố trí bếp liên thông với phòng khách để tạo không gian rộng rãi. Tuy nhiên, chị Thu Trang (giáo viên) lại có ý tưởng táo bạo là đưa bếp lên tầng cao nhất của ngôi nhà.
Ngôi nhà có diện tích khoảng 43m2, mặt tiền 3m2. Vì vậy, khi nghe ý tưởng đưa bếp lên tầng cao nhất (tầng 7), chị Trang gặp phải vô số sự phản đối và hoài nghi của mọi người vì sợ bếp bé. Tuy nhiên, sau khi chiêm ngưỡng thành quả, đa số mọi người đều trầm trồ với căn bếp “trong mơ” này.
Căn bếp được đặt trên tầng cao nhất của nhà
Không gian bếp mở ra sân thượng xanh mướt mắt
Góc nào cũng ngập tràn ánh sáng và có view đẹp
Căn bếp có chất liệu chính là gỗ tần bì phun giả óc chó. Chất liệu này cũng tương tự như tông ở phòng ngủ và phòng khách để tạo sự hài hoà, đồng bộ. Nữ chủ nhân của căn bếp chia sẻ rằng: ” Ngay từ khi xây nhà mình đã có ý tưởng đưa bếp lên trên cao cho thoáng vì nấu ăn mùi bay khắp nhà. Giờ đây mình vừa nấu ăn vừa ngắm cây cối, thấy thật sáng suốt vì nhà cửa lúc nào cũng thơm phức, không bị vương vấn mùi thức ăn nữa” . Mái bếp làm bằng kính, được trang bị thêm hệ thống rèm tự động nên không lo nắng gắt.
Ngoài thiết kế sáng thoáng giúp việc nấu nướng được truyền cảm hứng hơn, căn bếp này còn khiến nhiều bà nội trợ xuýt xoa bởi dàn thiết bị, máy móc cực xịn xò. Có thể kể đến phụ kiện bếp (Hafale, Cariny và tay nâng Blum), máy sấy dao thớt (order bên Hàn), máy rửa bát Hafale, bếp từ Hitachi….
Các đồ dùng nhà bếp được sắp xếp, phân chia khoa học
Với chị Trang và nhiều bà nội trợ khác, mối quan tâm lớn nhất là chất lượng của thực phẩm có đảm bảo cho bữa ăn gia đình của mình không? Vì luôn trăn trở điều này nên chị tìm hiểu rất kỹ các loại máy móc, đặc biệt, máy khử thực phẩm là một trong số những “con cưng” của chị. Ngày trước ở Việt Nam có máy sục ozon do 1 số doanh nghiệp ở Việt Nam sản xuất, nhưng chị lại quan tâm và đang sử dụng máy khử trùng thực phẩm Xiaomi Dunhome. Chiếc máy này có cơ chế làm việc như sau: Sử dụng dòng điện 3A để điện phân các ion nước, phá hủy các phân tử trong thuốc trừ sâu và tiêu diệt 99.99% vi khuẩn, kể cả khuẩn E.coli.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, với 3 bước gồm khử trùng, sau đó thanh lọc hoàn toàn các bụi bẩn, vi khuẩn và cuối cùng là khử sạch mùi thanh đối với các loại thịt, cá…, máy khử trùng thực phẩm vừa giúp làm sạch, vừa đảm bảo thực phẩm luôn tươi và giàu chất dinh dưỡng.
Ưu điểm đầu tiên của chiếc máy này phải kể đến kích thước nhỏ gọn, chỉ 267 x 135 x 56mm cùng trọng lượng nhẹ 1,5kg. Bên cạnh đó máy được thiết kế dạng giá treo tường, dễ dàng lắp ráp và thích hợp sử dụng ở nhiều không gian khác nhau như nhà bếp, phòng khách…. Ngoài ra, máy còn có kiểu dáng đẹp, chất liệu máy nhựa ABS hoàn thiện tuy đơn giản nhưng đẹp và hiện đại nên rất được lòng những bà nội trợ như chị Trang.
Trên máy có màn hình kỹ thuật số hiển thị thời gian một cách trực quan và được trang bị 3 chức năng khử độc thực phẩm: cá/thịt, quả và rau. Mỗi 1 thực phẩm có thời gian riêng và người sử dụng có thể dễ dàng quan sát, cũng như nắm bắt được tình trạng hoạt động của máy.
Cách sử dụng của máy khử thực phẩm này khá đơn giản: Người dùng sau khi cắm điện chỉ việc bỏ khay khử trùng vào bồn nước, sau đó lựa chọn thời gian khử trùng tương ứng với loại thực phẩm. Cụ thể, theo thông tin từ nhà sản xuất thì thời gian khử trùng tốt nhất cho thực phẩm sẽ như sau: các loại hạt ngũ cốc là 8 phút, rau củ 12 phút và thịt cá là 15 phút.
Nhiều đồ bếp của Xiaomi được chị Trang ưa dùng
Thùng rác được giấu gọn trong tủ
Một điểm cực quan trọng nhưng ít ai chú ý là chiếc máy này rất an toàn cho người sử dụng. Nó có điện áp khi làm việc cực thấp, chỉ 3-15V. Ngoài thực phẩm, chị Trang cũng thử khử các loại rổ, giá và cực ngạc nhiên với kết quả bởi nó sạch như khi cho vào máy rửa bát đó.
Với chi phí khoảng 2,3 triệu, những công dụng mà chiếc máy này mang tới sẽ giúp việc sơ chế thức ăn của bạn được nâng lên 1 “level” khác. Nhược điểm duy nhất của máy là đầu sục phải vệ sinh sau khi sục các thực phẩm như thịt, cá. Các cặn của thịt, cá sẽ bám vào đầu sục nên bạn phải vệ sinh thật kỹ sau khi sục rửa thực phẩm.
Nguồn: NVCC
Ảnh: Woodpecker Decor
Căn bếp 13m chứa "tỉ thứ đồ" bên trong nhờ thiết kế "hệ giấu kín" thông minh của mẹ đảm ở Hà Nội
Sẽ khó có người tin rằng, với diện tích bếp hạn hẹp, giải pháp thiết kế các ngăn lưu trữ cùng những mẹo hay trong cách sắp xếp đồ đạc giúp cho không gian nấu nướng nhà chị Minh Ngọc luôn gọn xinh, tiện ích.
Sở hữu một căn bếp có diện tích nhỏ, chị Minh Ngọc cùng kiến trúc sư đã bàn bạc, thảo luận để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất.
Vì yêu thích nấu nướng, thường có thói quen làm bánh, chuẩn bị những bữa ăn tươm tất cho gia đình nên không gian bếp là nơi lưu trữ vô số đồ đạc, các loại gia vị, dụng cụ nấu nướng, đồ gia dụng.
Để số lượng đồ "khổng lồ" ấy vừa được cất trữ gọn gàng vừa dễ dàng khi tìm kiếm, chị Minh Ngọc đã tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất với thói quen của bản thân cũng như diện tích của không gian chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Căn bếp được cải tạo, mở rộng hơn nhờ phá dỡ tường, từ 10m2 tăng lên 13m2 để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình chị Minh Ngọc.
Là một người yêu thích nấu nướng, chị Ngọc dành thời gian bố trí lại căn bếp sao cho tận dụng tối đa diện tích mặt đứng, thiết kế kệ linh hoạt với các ngăn tủ để đựng được nhiều nhất đồ đạc bên trong.
Khu vực nấu nướng nhỏ gọn.
Kệ đựng đồ được chọn màu đen nổi bật, đối lập tương phản với màu trắng của hệ tủ bên dưới.
Chị Minh Ngọc tâm huyết với căn bếp, là một người thích nấu nướng nên không gian nhỏ chứa đựng rất nhiều các loại đồ dùng, gia vị phục vụ cho việc chế biến các món ăn ngon.
Góc bếp chữ L với bàn bếp rộng rãi, sử dụng đá chống ố nên đảm bảo sạch đẹp.
Góc ăn uống được bố trí ngay bên cạnh khu vực bếp nấu, mang lại vẻ đẹp hiện đại, sự tiện lợi cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
Chị Minh Ngọc bộc bạch: "Giữa muôn vàn phong cách, từ decor xinh xắn đến sang chảnh hiện đại thì mình thấy rằng, vì căn bếp hạn chế về diện tích nên mình chọn "giấu đi" những đồ đạc, vật dụng thường dùng. Giải pháp đơn giản này vẫn rất cần đến sự sắp xếp khoa học, ngăn nắp giúp mình nhanh chóng tìm đồ khi cần và tạo thói quen cất trữ đồ gọn gàng sau khi sử dụng".
Chị Ngọc cho biết, căn bếp trước đây rộng khoảng 10m2, sau khi cải tạo, phá tường ngăn và nối dài thì tổng diện tích bếp được mở rộng khoảng 13m2. Khu vực bếp của gia đình chị Minh Ngọc do thiết kế tích hợp cả đặt máy giặt, máy sấy nên không gian cần đến tổ chức khoa học.
Khi nhìn tổng thể chức năng, không gian mang lại vẻ đẹp gọn thoáng, đẹp đẽ. Chị Minh Ngọc đã linh hoạt tận dụng khoảng không bên trên để làm hệ thống tủ lưu trữ, đồng thời cũng sắp xếp lò nướng, tủ lạnh sang một bên để tối ưu không gian.
Các ngăn bếp được phân chia hợp lý.
Mỗi khu vực đều được bố trí gia vị, đồ đạc phù hợp.
Từng ngăn tủ được phân loại rõ ràng.
Các ngăn tủ là thế giới của chị Ngọc, nơi chị bày biện, cất trữ gia vị, đồ gia dụng gọn gàng, khoa học, hợp lý.
Do mục đích sử dụng dài lâu nên vợ chồng chị Ngọc lựa chọn chất liệu gỗ MDF Thái lõi xanh, sơn phủ 3M và đánh bóng. Chi phí hoàn thiện hệ tủ bếp là 12 triệu đồng/ mét dài (tính cả tủ trên và dưới, phụ kiện như tay co, bản lề...)
Với mặt bàn bếp, do mặt bàn trước đây sử dụng đá nhân tạo, chất xốp nên dễ ố. Rút kinh nghiệm cho lần cải tạo này, chị Ngọc chuyển sang sử dụng đá chống ố với giá 3,8 triệu đồng/mét dài. Khu vực tường chị Ngọc quyết định không sử dụng kính vì khó vệ sinh nên chuyển sang ốp gạch men tầm trung với giá khoảng 600 nghìn đồng/mét dài.
Với sự sắp xếp và bố trí linh hoạt, sáng tạo, căn bếp nhìn từ bên ngoài đủ mang đến vẻ đẹp cuốn hút và hiện đại. Sắc màu được sử dụng các tông đối lập, giúp không gian hiện đại và cá tính. Hầu hết các ngăn tủ đều được tính toán, phân chia hợp lý để dễ dàng cất trữ đồ và tìm kiếm đồ nhanh chóng khi cần.
Những ngăn tủ gọn gàng.
Không gian nấu nướng với diện tích nhỏ xinh, phân chia khu vực chức năng hợp lý, mặt bàn bếp nối dài mở rộng đủ để chị Minh Ngọc có thêm niềm vui và cảm hứng để vào bếp chế biến nhiều món ngon mỗi ngày. Căn bếp đối với chị luôn là nơi "giữ lửa", vừa thỏa mãn niềm đam mê nấu nướng vừa giúp mọi người luôn vui vẻ quây quần, sum vầy mỗi ngày.
Nguồn ảnh: NVCC
Mẹ Việt sử dụng "tuyệt chiêu" chỉ tốn 2,3 triệu đồng mà bừng sáng cả phòng bếp khiến ai cũng bất ngờ Diệp Thy chỉ sử dụng cách đơn giản với số tiền là 2,3 triệu đồng đã biến không gian bếp của gia đình như "sang một trang mới". Căn bếp là không gian quan trọng trong mỗi gia đình. Những căn bếp nhỏ, trang trí rườm rà, chật chội luôn khiến việc nấu nướng trở nên khó khăn. Thế nhưng, chỉ với việc...