Cô giáo đầu độc con gái rồi tự tử vì nợ?
Theo nội dung thư tuyệt mệnh để lại, cô giáo dạy tiếng Anh đã đầu độc con gái sau đó tự tử vì nợ nần không có khả năng thanh toán và bế tắc trong cuộc sống.
Vụ việc xảy ra vào sáng 17/3, ở ngôi nhà số 19/8 Đặng Thái Thân (tổ dân phố 10, phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk).
Tại ngôi nhà này, người dân đã phát hiện cô giáo Trần Thị H. (SN 1972), giáo viên giảng dạy bộ môn Anh văn của một Trường THCS trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, cùng con gái 5 tuổi đã tử vong.
Theo người dân địa phương, cô giáo H. chết trong tư thế treo cổ, còn con gái là cháu Nguyễn Thị P.T. cũng đã tắt thở, được đặt ở trên giường. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường.
Theo đó, vật dụng trong nhà không bị xáo trộn, ngoài ra, bên cạnh tử thi của 2 mẹ con, còn tìm thấy một lá thư viết tay được xác định là của cô H. gửi lại.
Video đang HOT
Nội dung bức thư tuyệt mệnh, cô H. xin mọi người xóa nợ cho mình và nhờ nhà trường nơi cô H. đang công tác đứng ra lo hậu sự cho 2 mẹ con xấu số.
Nhiều người nhận định, rất có thể do nợ nần nên cô giáo này đã đầu độc con gái rồi tự tìm đến cái chết. Được biết, cô H. đã ly dị chồng và hiện 2 mẹ con đang thuê nhà ở Đặng Thái Thân (tổ dân phố 10, phường Tân Thành) để sống.
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ tử tự tập thể rất đau lòng. Trước đó, vào sáng 7/3, người thân cũng phát hiện gia đình ông Lê Thành Trung (36 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Kim Phượng (35 tuổi, đang mang thai 7 tháng) và con trai Lê Huy Phát (7 tuổi) ở xã Sơn Đông, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre tử vong trong căn nhà đã bị khóa trái.
Tang lễ của gia đình ông Lê Thành Trung (Ảnh: VTC News)
Ông Trung đã treo cổ chết trong phòng ngủ cạnh đó vợ và con ông nằm chết trên giường, nghi là do uống thuốc độc. Theo nội dung 7 lá thư tuyệt mệnh ông Trung để lại thì ông tìm đến cái chết là do nợ nần và mắc bệnh hiểm nghèo. Trước khi ông chết, có thể người đàn ông này đã bức tử vợ con bằng cách ép uống thuốc trừ sâu.
Gần đây nhất là vào trưa ngày 12/3, người dân đánh cá xã Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phát hiện tại một nhánh sông đoạn qua cống Đồn (xã Quảng Bị) thi thể 1 phụ nữ và 1 bé trai nổi trên mặt sông trong tư thế buộc vào nhau.
Nạn nhân là chị Nguyễn Thị T. (31 tuổi), do cuộc sống gia đình không hạnh phúc, chị T. đã ôm con trai là cháu Vũ Viết H. (5 tuổi) nhảy sông tự vẫn.
Theo vietbao
Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nợ xấu và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) hiện đang được quan tâm đặc biệt do dư nợ tín dụng liên quan đến lĩnh vực này như kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất kinh doanh thế chấp bằng nhà, đất... chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ.
Nợ xấu BĐS kéo theo sự trì trệ của hai ngành xây dựng và vật liệu xây dựng (VLXD). Sau giai đoạn tăng trưởng nóng và vay nợ nhiều, doanh nghiệp BĐS sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất để có thể đưa nền kinh tế trở về quỹ đạo cân bằng, bền vững.
Ảnh hưởng tác động do sự trì trệ của BĐS là ngành xây dựng, đang có khoảng 3,3 triệu lao động (chiếm 6,4% của nền kinh tế). Lao động trong ngành này có mức thu nhập thấp hơn so với mức trung bình của nền kinh tế và 88,9% không có bảo hiểm xã hội. Ngành sản xuất VLXD hiện cũng đang có khoảng 500.000 lao động, chiếm 1% tổng số lao động của nền kinh tế và 62,3% trong số này không có bảo hiểm xã hội.
Theo khuyến nghị của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, doanh nghiệp BĐS sở hữu sản phẩm nhà trung, cao cấp cần sớm hạ giá để tự cứu mình
Hiện nay, quy mô nợ xấu trong lĩnh vực BĐS khá lớn, nhưng nền kinh tế nước ta đang trong quá trình điều chỉnh theo hướng thoái nợ sau giai đoạn tăng trưởng nóng trên sự tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì một trong những lĩnh vực vay nợ nhiều nhất là BĐS sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất. Nợ xấu của nước ta đã tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2012. Năm 2008 chỉ ở mức 75%, sau đó giảm mạnh xuống mức 27% trong năm 2009. Sở dĩ đạt được kết quả này là do thực hiện kích cầu nên tạm thời che khuất một số nguy cơ ở thời điểm đó về nợ xấu. Đến năm 2011, nợ xấu vọt lên mức 64% và đến tháng 9-2012 là 66%, tạo ra vấn đề hiện hữu đối với nền kinh tế.
Nợ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong bối cảnh thị trường này được dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh từ trạng thái "bong bóng" trở về cân bằng dài hạn thì giá trị BĐS sẽ phải co lại đáng kể, kéo theo khoản nợ tiếp tục phình ra do doanh nghiệp phải trả lãi các khoản vay trong khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao. Tình trạng này kéo dài sẽ làm không ít doanh nghiệp cạn vốn, ảnh hưởng mạnh đến tính thanh khoản của các ngân hàng có liên quan nhiều tới nợ xấu và đe đọa sự an toàn của cả hệ thống.
Quy mô tài sản độc hại, không có khả năng thanh toán hiện đã ở mức đáng kể nên các giải pháp cần được tiến hành nhanh chóng để làm chậm quá trình "nợ nở ra, tài sản co lại". Tuy nhiên, hiện đang tồn tại nhiều thách thức trong quá trình thực hiện giải pháp giải quyết nợ xấu của lĩnh vực BĐS, đó là những sai lệch lớn trong quan hệ cung-cầu của thị trường này, về nhà ở do nguồn cung BĐS hiện đang thừa sản phẩm trung và cao cấp mà thiếu nhà ở bình dân, tình trạng đầu cơ diễn ra trên diện rộng và kéo dài làm sai lệch tín hiệu thị trường. Mặc dù diễn ra tình trạng "đóng băng" dài trong nhiều năm nhưng một số doanh nghiệp BĐS vẫn cho rằng khó khăn chỉ là tạm thời và giá cả đã chạm đáy nên sẽ nhanh chóng hồi phục. Trong khi đó, giá nhà ở tại một số thành phố lớn của nước ta thuộc vào loại cao trên thế giới nhưng thu nhập bình quân đầu người lại ở mức thấp.
Chính vì thế, không ít doanh nghiệp BĐS vẫn găm giá để chờ sự giải cứu từ phía Nhà nước. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thì đây là kỳ vọng hoàn toàn sai lệch vì với quy mô nợ xấu hiện nay của thị trường BĐS, nếu muốn giải cứu Nhà nước cũng không đủ khả năng. Hơn nữa, cũng không thể chấp nhận phương án trên vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức, làm cho các doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh liều mạng theo kiểu "lãi bỏ túi, lỗ sẽ có Nhà nước lo", tạo ra mầm mống khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, trong đó có vần đề giải quyết nợ xấu trong năm 2013 với từng ngành, từng nhóm doanh nghiệp hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu như bất động sản, thủy sản, năng lượng... Trong đó, ủy ban khuyến nghị Chính phủ đưa ra thông điệp rõ ràng là sẽ không có sự giải cứu nào đối với các doanh nghiệp kinh doanh BĐS trung, cao cấp mà hoàn toàn để thị trường tự quyết định và đào thải. Điều này buộc các doanh nghiệp có liên quan phải tính toán sớm để hạ giá nhằm tránh tình trạng lợi nhuận bị bào mòn bởi chi phí tài chính. Qua đó giúp "phá băng" và tạo tính thanh khoản cho thị trường, đẩy nhanh quá trình điều chỉnh về điểm cân bằng dài hạn.
Sử dụng nguồn lực hạn hẹp cũng như chính sách ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp phục vụ đại đa số người lao động có thu nhập thấp. Thực hiện điều này sẽ đồng thời giúp tạo hiệu ứng lan tỏa giải quyết vấn đề tồn kho và giảm nợ xấu ở các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Theo vietbao
Hầm Thủ Thiêm đã bớt thấm Khẳng định sau 2 tháng khắc phục, các vị trí và mức độ thấm tại hầm Thủ Thiêm (TP HCM) đã giảm đi rõ rệt, hiện chỉ còn một số vị trí thấm nhẹ, chủ đầu tư cho biết sẽ tiếp tục sửa chữa dứt điểm trong 1 tháng nữa. Theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô...