Có gì trong luật đối ngoại mới của Trung Quốc?
Được thông qua hôm 28/6 và có hiệu lực vào ngày 1/7 tới, đạo luật được coi là công cụ đối trọng với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ áp dụng với một số hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi năm 2017. Ảnh: AFP
Luật được thông qua hôm 28/6 và có hiệu lực vào ngày 1/7 tới, được coi là nhằm đẩy lùi những nỗ lực của Mỹ để cản đà phát triển của Bắc Kinh, sau các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số hàng hóa công nghệ cao và nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.
Công cụ pháp lý mới chống lại trừng phạt?
Hai cường quốc đang bước vào giai đoạn quan hệ căng thẳng sâu sắc, ngay cả sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi đầu tháng này trong nỗ lực ổn định quan hệ.
Trong bối cảnh đó, bộ luật mới nhấn mạnh quyền “thực hiện các biện pháp đối phó và hạn chế tương ứng” đối với các hành vi vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế, cũng như “gây nguy hiểm cho chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc”, theo một bản sao của văn kiện luật được truyền thông quốc gia Trung Quốc đăng tải.
Đây là luật chính sách đối ngoại đầu tiên của Trung Quốc thuộc phạm vi này và áp dụng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình – minh chứng nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường thế giới trước sự lo ngại của Mỹ và các quốc gia khác về tham vọng của Bắc Kinh và chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán.
Video đang HOT
Giới chức Trung Quốc khẳng định, đạo luật mang “ý nghĩa to lớn” trong việc bảo vệ đất nước và hỗ trợ “trẻ hóa quốc gia” – tương ứng với quan điểm của ông Tập về một Trung Quốc hiện đại, hùng mạnh.
Việc công bố luật diễn ra “trong bối cảnh có những thách thức mới trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt là khi Trung Quốc thường xuyên phải đối mặt với sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ từ phương Tây với các biện pháp trừng phạt đơn phương và quyền tài phán dài hạn,” tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết.
Bắc Kinh từ lâu cũng đã chỉ trích việc Washington sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế như một công cụ trong chính sách đối ngoại và vào năm 2021 đã ban hành luật nhằm chống lại các biện pháp nước ngoài phương hại tới lợi ích của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đã bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt riêng. Vào tháng 2, Trung Quốc đã trừng phạt các công ty quốc phòng của Mỹ là Lockheed Martin và Raytheon do bán vũ khí cho Đài Loan.
Mục tiêu của ông Tập Cận Bình
Tuy nhiên, luật mới dường như không bổ sung thêm bất kỳ công cụ chống trừng phạt nào, theo Suisheng Zhao, giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ-Trung tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel của Đại học Denver.
“Đây là luật quan hệ đối ngoại toàn diện đầu tiên… nhưng có tương đồng tuyên bố chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình hơn,” Zhao nói.
Luật mới cũng đưa việc thúc đẩy một số sáng kiến chính sách đối ngoại đặc trưng của ông Tập Cận Bình về an ninh, phát triển và “văn minh” toàn cầu thành luật, đồng thời khẳng định sự phản đối của Trung Quốc đối với “bá quyền” và “chính trị cường quyền”.
Luật cũng quy định rõ hơn về việc trao quyền kiểm soát quan hệ quốc tế vào tay Đảng Cộng sản. Theo đó, một ủy ban đảng tập trung vào các vấn đề đối ngoại chịu trách nhiệm cho việc ra quyết định.
Mỹ mở rộng kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn đối với Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden lên kế hoạch mở rộng phạm vi kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn sâu rộng đối với Trung Quốc.
Kyodo dẫn nguồn tin cho hay, kế hoạch mở rộng kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm tìm cách cản trở nỗ lực của cường quốc châu Á này trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến cho mục đích quân sự.
Theo các nguồn tin, kế hoạch này nhằm thể hiện sự đồng thuận của Mỹ với các hạn chế được nâng cấp của Nhật Bản. Trước đó, Tokyo tuyên bố sẽ bổ sung 23 thiết bị vào danh sách hạn chế xuất sang Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 7.
Đối đầu Mỹ - Trung diễn ra gay gắt trên lĩnh vực công nghệ. (Ảnh: Asia Times)
Danh sách hạn chế sửa đổi của Nhật Bản sẽ vượt ra ngoài giới hạn hiện tại của Mỹ. Danh sách này bao gồm hạn chế quyền tiếp cậm của Bắc Kinh với các thiết bị tiên tiến để sản xuất các loại chip cao cấp nhất.
Theo Kyodo, một quan chức cấp cao của Mỹ được cho là đã trao đổi với phía Nhật Bản và Hà Lan về kế hoạch này. Điều này có thể gây khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên xấu hơn.
Kế hoạch này được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý tăng cường liên lạc ở cấp cao sau nhiều tháng căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Sau khi thông báo vào tháng 10 năm ngoái về loạt hạn chế xuất khẩu đối với một số chip máy tính tiên tiến và các mặt hàng liên quan, chính quyền Biden đã yêu cầu Nhật Bản và Hà Lan - nơi đặt trụ sở của các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip hàng đầu, hợp tác để ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các thiết bị công nghệ cao.
Các hạn chế bao gồm việc ngăn các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài, vốn sử dụng công nghệ của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc phản ứng gay gắt trước động thái của Mỹ, đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12, cáo buộc Washington lạm dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu dưới chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia.
Vào tháng 1, Nhật Bản và Hà Lan đồng ý cùng với Mỹ cắt giảm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc có thể sử dụng để phát triển trí tuệ nhân tạo và hiện đại hóa năng lực quân sự của nước này.
Sau thỏa thuận ba bên, Nhật Bản đã công bố các biện pháp bổ sung vào tháng 3, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/7.
EU siết kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng Ủy ban châu Âu hướng đến kiểm soát xuất khẩu hàng hóa "lưỡng dụng" được chỉ định có thể có ứng dụng quân sự. Các nhân viên đang lắp ráp công cụ bán dẫn của công ty ASML ở Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters ngày 20/6, Ủy ban châu Âu có kế hoạch đề xuất các biện pháp trong...