Có gì trong cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên?
Sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội kết thúc sớm hơn dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng điểm nghẽn mấu chốt giữa ông với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un là: Triều Tiên sẽ nhận được gì để đổi lấy việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội kết thúc sớm hơn dự kiến, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng điểm nghẽn mấu chốt giữa ông với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un là: Triều Tiên sẽ nhận được gì để đổi lấy việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Yongbyon là địa điểm sản xuất vật liệu hạt nhân có thể dùng cho các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Từ lâu trước khi diễn ra cuộc gặp ở Hà Nội đã có tin lan truyền rằng Bình Nhưỡng có thể đề xuất đóng cửa Yongbyon để đổi lấy việc được giảm bớt cấm vận.
Melissa Hanham, một chuyên gia về quốc phòng tại tổ chức One Earth Future, giải thích về cơ sở được coi là trái tim của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Trung tâm nghiên cứu khoa học hạt nhân Yongbyon là một khu vực rộng lớn, chuyên phục vụ các nhiệm vụ quân sự. Nơi đây sản xuất vật liệu phân hạch cho chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Cơ sở này bắt đầu được xây từ năm 1961, sau khi Triều Tiên đạt được 2 thỏa thuận hạt nhân với Liên Xô.
Nước từ sông Kuryong chạy ngang qua cơ sở này được dùng để làm mát các lò phản ứng nằm gần nhau. Một phần của cơ sở được dùng cho hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học, nhưng các lò phản ứng và những tài sản khác là mục tiêu mà Mỹ muốn thấy bị dỡ bỏ. Đó là:
Lò phản ứng IRT-2000: Đây là lò phản ứng nhỏ nhất và cũ nhất ở Yongbyon. Nó được hoàn thành năm 1965 dưới sự giám sát của Liên Xô và thời gian đầu sử dụng urani làm giàu cấp độ thấp cho các mục đích khoa học và sản xuất các đồng vị dùng cho y tế.
Cho đến năm 1973, Liên Xô cung cấp các thanh nhiên liệu để chạy lò phản ứng này, nhưng Triều Tiên sau đó chuyển đổi lò sang sản xuất urani làm giàu cấp độ cao.
Lò phản ứng này không thể sản xuất vật liệu phân hạch cho Triều Tiên, nhưng người ta lo ngại nó thể tạo ra những đồng vị như tritium hay lithium deuteride nhờ phòng thí nghiệm sản xuất đồng vị ngay gần đó.
Chỉ vài gram triti có thể dùng làm đầu đạn để nâng cao hiệu quả, nhờ đó giúp chế tạo ra loại tên lửa kích thước nhỏ hơn và nhẹ hơn.
Video đang HOT
2 lần suýt bị đóng
Lò phản ứng 5 megawatt là lò phản ứng nổi tiếng nhất ở cơ sở này. Nó được xây dựng dựa trên thiết kế của lò Calder Hall của Anh, và hoàn thành năm 1986.
Lò phản ứng này sản xuất ra lượng plutoni lớn cho các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, và nó cũng là trung tâm của nhiều đối đầu và đột phá ngoại giao. Ngày nay, nó hoạt động nhờ nước từ sông Kuryong gần đó.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vài lần tiếp cận lò phản ứng này, tùy thuộc vào việc Triều Tiên có sẵn lòng đồng ý cho phép thanh sát hay không.
Cho đến nay từng có 2 lần lò suýt bị đóng, nhưng đều bị Triều Tiên đảo ngược khi quan hệ với Mỹ và các đồng minh xấu đi.
Sơ đồ các lò phản ứng trong cơ ở hạt nhân Yongbyon. (Ảnh: BBC)
Chưa người ngoài nào được vào
Tháng 9/2010, ảnh vệ tinh tiết lộ một cấu trúc mới rất lớn ở phía nam lò phản ứng 5 MW. Dù ban đầu không biết cấu trúc này dùng để làm gì, một đoàn nhà koa học Mỹ đến thăm đã được thông báo rằng đó là một lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm, dùng để sản xuất điện.
Ngày nay, lò phản ứng này đã được hoàn thiện bề ngoài, nhưng vẫn chưa có bằng chứng tin cậy cho thấy nó đang hoạt động. Chưa người ngoài nào được vào thăm từ khi lò này được hoàn thành.
Phòng thí nghiệm phóng xạ
Đây thực sự là cơ sở tái chế plutoni, được dùng để chuyên đổi các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng từ các lò phản ứng thành vật liệu cấp độ vũ khí. Triều Tiên ban đầu nói với IAEA rằng cơ sở này là để đào tạo các nhà khoa học hạt nhân, nhưng IAEA kết luận phòng này dùng để tái chế.
Hạ tầng bên ngoài được thiết kế để xử lý plutoni từ lò phản ứng 5 MW và lò 50 MW gần đó (đã bị bỏ hoang trước khi hoàn thiện).
Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng và xe cộ qua lại quanh địa điểm này. Nhưng cơ sở tái chế có rất ít dấu hiệu để người ngoài có thể biết khi nào nó hoạt động và tái chế được bao nhiêu plutoni.
Năm 2010, Triều Tiên tiết lộ rằng họ đã chuyển đổi cơ sở chế tạo nhiên liệu thành cơ sở làm giàu urani.
Các nhà khoa học từng đến thăm địa điểm này ước tính tòa nhà đó chưa ít nhất 2.000 máy li tâm. Công việc xây dựng từ năm 2013 làm tăng gấp đôi diện tích sàn, nhưng không rõ số máy li tâm có tăng không.
Mỹ nghi rằng Triều Tiên đang điều hành một chương trình làm giàu urani bí mật với sự hỗ trợ của mạng lưới AQ Khan ở Pakistan suốt mấy chục năm qua.
Những cơ sở khác ngoài Yongbyon?
Dù Yongbyon là cơ sở duy nhất mà Triều Tiên công khai, nhưng người ta nghi rằng nước này còn ít nhất 2 cơ sở khác.
Năm 2018, một nghiên cứu dựa trên nguồn mở xác định có thể có một cơ sở ở Kangson.
Một thỏa thuận nhằm đóng cửa Yongbyon, hay một phần của nó, sẽ không áp dụng cho những cơ sở làm giàu khác của Triều Tiên.
Các chuyên gia cho rằng rất khó để phát hiện những cơ sở được giấu kín như vậy. Iran xây cơ sở làm giàu dưới lòng đất và trong một ngọn núi.
BÌNH GIANG
Theo TPO
Triều Tiên khẳng định chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận
Ngoại trưởng Ri Yong-ho khẳng định Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại...
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho chủ trì họp báo về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai - Ảnh:: TTXVN
Theo TTXVN, đêm 28/2 về sáng 1/3, Triều Tiên đã mời phóng viên báo chí của nhiều báo đài tới tham gia cuộc họp báo đột xuất được tổ chức ở khách sạn Melia, nơi đoàn Triều Tiên đang ở trong suốt thời gian qua.
Trong cuộc họp báo diễn ra sáng sớm ngày 1/3, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, nước này đã đề nghị dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại khách sạn Melia ở Hà Nội, Ngoại trưởng Ri Yong-ho nói rằng nước này đã đưa ra đề xuất thực tế trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông khẳng định Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của Liên hiệp quốc được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên. Theo Ngoại trưởng Triều Tiên, Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ.
Ông Ri Yong-ho cũng khẳng định Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại. Nhà ngoại giao này cũng tiết lộ Mỹ mong muốn Triều Tiên có "thêm một bước đi" ngoài việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Trước đó, trong ngày 28/2, vào lúc gần 2h20 chiều, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc họp báo tại khách sạn Marriott, sau khi cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông với Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên bị rút ngắn.
Theo ông Trump, hai bên đã bàn về vấn đề nhà máy hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên, và ông Kim sẵn sàng đóng cửa nhà máy này, nhưng với điều kiện lệnh trừng phạt phải được dỡ hoàn toàn. Ông Trump nói rằng một động thái như vậy của Triều Tiên là lớn, nhưng "chưa đủ lớn" để dỡ trừng phạt.
Theo VNEconomy
Ông Trump phản ứng thế nào trước họp báo bất ngờ của Triều Tiên? Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho hay, trên đường trở về Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biết thông tin về cuộc họp báo bất ngờ lúc nửa đêm của Triều Tiên tại Hà Nội. Sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai bị cắt ngắn thời gian so với lịch làm việc công bố ban...