Có gì trong báo cáo Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Y tế sau hàng loạt tiêu cực ngành y?
Ngày 25.10, các đại biểu Quốc hội nhận được báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tếvề “một số hoạt động của ngành y tế được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Báo cáo này được hoàn thành ngày 21.10, tức là 2 ngày sau khi xảy ra vụ trọng án “ Bác sỹ thẩm mỹ phi tang xác nạn nhân xuống sông“.
Bản báo cáo gồm 5 phần: Phản ứng sau khi tiêm vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, xã hội hóa công tác y tế, thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 04, đấu thầu thuốc theo Thông tư 01 tại các cơ sở y tế. Nội dung cuối cùng trong báo cáo này dành để nói về một số vụ việc tiêu cực trong ngành y tế.
Cụ thể, báo cáo cho biết, ngày 10.10, Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” xảy ra tại bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa làm ba trẻ sơ sinh tử vong. “Trên thực tế, ở một số nước việc sai sót trong quá trình thực hành tiêm chủng (tiêm nhầm thuốc) đã từng xảy ra, điều này không ai mong muốn”, báo cáo nêu rõ.
Video đang HOT
Về vụ việc ăn bớt vaccine ở Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Bộ trưởng Tiến cho rằng đây là sai phạm có tính chất cá nhân trong việc thực hiện quy định tiêm chủng của Bộ. Cán bộ trực tiếp tiêm chủng đã bị buộc thôi việc. Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tiến hành kiểm điểm phê bình trước lãnh đạo sở và bị cắt thi đua khen thưởng.
Liên quan đến vụ nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm để trục lợi bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội, Bộ trưởng Tiến cho biết vụ việc đang được điều tra làm rõ hành vi phạm pháp của các đối tượng, còn Thanh tra Bộ đã có công văn đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Cũng trong báo cáo này, người đứng đầu ngành y tế cho biết ngành cũng đã phát động phong trào thi đua thực hiện các điều y đức, các quy định chuyên môn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, chấp hành pháp luật phòng chống tham nhũng… Song song với phong trào này là phong trào tố giác các sai phạm trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ của cán bộ trong ngành y, qua đó có biện pháp chấn chỉnh ngay từ cấp cơ sở.
Trong buổi sáng 25.10, có mặt tại phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Bộ trưởng Kim Tiến vẫn một mực từ chối trả lời phỏng vấn của phóng viên. Riêng về thông tin đã có kết luận ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đối với vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B, bà Tiến cho biết chưa nhận được bản kết luận này.
Theo Dân Việt
BT Tiến "chê" các thủ khoa trường Y thấp còi
"Các học sinh tốt nghiệp hiện nay nói chung và các thủ khoa nói riêng nhìn chung là quá nhỏ, thấp còi, gầy gò quá! Vì các em học tập, lao động quá sức... lại không được ăn uống đầy đủ các chất. Tôi thực sự thấy thương các bạn đã vượt qua sự thiếu thốn để lao động, học tập giỏi...."
Tại buổi nói chuyện với các thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu quan điểm như vậy. Ở các nước phát triển học sinh tốt nghiệp chiều cao, cân nặng đều cân đối. Ở nước Nhật, ngày trước cũng thấp, còi như Việt Nam, nhưng hiện nay học sinh, sinh viên của họ đã đạt chuẩn chiều cao, cân nặng... vì họ chú ý đến bổ sung dinh dưỡng cho thế hệ sau.
Theo Bộ trưởng, các thủ khoa hiện nay phải có trách nhiệm, lý tưởng sống, tích cực rèn luyện nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức. Việc thi vào trường Đại học Y đã khó, mà các bạn thi đỗ thủ khoa là điều càng khó. Điều này khẳng định các thủ khoa có tố chất của những bác sỹ giỏi trong tương lai, đồng thời cần phát huy thành tích học tập các năm tiếp theo để giữ vững danh hiệu này.
Các sinh viên trường y đã chọn nghề y như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nói rằng đây là ngành đào tạo đặc biệt, ra nghề cũng đặc biệt và đãi ngộ đặc biệt... trước mắt chúng ta phải có trách nhiệm khẳng định mình trong học tập, rèn luyện đạo đức nghề y.
Bộ Trưởng Bộ Y tế nói chuyện với các thủ khoa Đại học Y HN
Ngoài ra, chúng ta phải có sự say mê nghề thì mới có thể học tập, rèn luyện tốt ra nghề mới thành công được. Nếu không có sự say mê các thủ khoa vào năm thứ nhất là sẽ mai một, đến năm thứ hai cũng mai một đi khi ra trường tốt nghiệp cũng là sinh viên bình thường.Từ học giỏi thi vào giỏi là một khoảng cách, học giỏi trong trường đào tạo và ra trường làm giỏi nghề lại là một khoảng cách khác.
Ở các nước tư bản, thầy thuốc người ta coi là một đẳng cấp khác. Lúc nào đến viện, đến phòng khám người dân cũng gọi một điều là thưa bác sỹ, hai điều cũng thưa bác sỹ... mặc dù có bệnh nhân bằng tuổi cha chú mình, vì người ta quý trọng sức khỏe, mạng sống...
"Nghề thầy y là khi bác sỹ thấy bệnh nhân đau đớn thì phải đau hơn người nhà bệnh nhân thì mới có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp được... vì vậy, các bạn thủ khoa ngồi đây phải rèn luyện tài đức ngay từ bây giờ." - Bộ trưởng nói.
Hiện nay, Bộ Y tế đang có đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế trình Chính phủ, các thủ khoa sau khi ra trường là nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho ngành y tế sau này. Bộ Y tế cũng sẽ có những phương thức đào tạo mới chuyên biệt vừa chuyên sâu, vừa phổ cập trong cộng đồng, đào tạo quản lý... đồng thời phân bổ nguồn nhân lực đội ngũ bác sỹ giỏi lên vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng mong muốn các thủ khoa sau này là hạt nhân của ngành y tế, y học Việt Nam. Để có được điều đó ngay từ bây giờ các thủ khoa phải có lý tưởng, trách nhiệm, hoài bão không ngừng vươn lên tự học hỏi tiếp thu các tiến bộ khoa học trên thế giới...
Theo Nguyễn Hiếu (Infonet.vn)
Vụ "nhân bản" xét nghiệm: Hậu quả nghiêm trọng về tinh thần Vì sao chưa bắt 10 bị can vụ "nhân bản" xét nghiệm?, trong vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm tại bệnh viện Hoài Đức, hậu quả nghiêm trọng chủ yếu là về mặt tinh thần: gây hoang mang lo lắng cho người bệnh, làm giảm uy tín của nhà nước về công tác khám chữa bệnh... Bệnh viện đa khoa huyện Hoài...