Có gì ở xe bánh đúc ‘5 chỗ ngồi’ khiến người Sài Gòn mê mẩn?
Bánh đúc khá phổ biến ở miền Bắc nhưng ở miền Nam cũng không hề thiếu những nơi phục vụ món ăn dung dị này.
Xe bánh đúc nằm trước số nhà 128 Võ Thị Sáu (phường 8, quận 3) là một địa điểm ăn vặt khá được lòng người Sài Gòn
Ở miền Bắc, bánh đúc được coi là món quà dân dã mà khó quên bởi hương vị vừa thân thương của bột gạo, vừa mặn mà của chén nước mắm ớt. Khi vào đến miền Nam, món bánh đúc nghiễm nhiên trở thành món ăn buổi xế chiều được lòng rất nhiều người thành phố.
Sài Gòn không thiếu những quán bán bánh đúc, song, tùy vào tay người nấu, tùy từng công thức khác biệt của họ mà món ăn này lại có những hương vị khác nhau.
Nằm trước căn nhà số 128 Võ Thị Sáu (phường 8, quận 3), xe bánh đúc nhỏ, không tên, không biển hiệu lại trở nên thu hút bởi miếng bánh “không giống ai”, vị nước mắm cũng lạ miệng hơn hẳn những chỗ khác.
Chén bánh đúc có nước mắm được chan xăm xắp, thơm nức mùi hành phi và bắt mắt với lớp thịt xào bên trên
Bánh đúc nóng có giá từ 15.000 – 20.000 đồng/phần
Chủ quán là bà Thái Thị Cẩm Nhung (61 tuổi) cho biết: “Tôi bán ở đây cũng gần chục năm rồi. Mặt bằng phía trước này là thuê của người ta. Tôi là người miền Nam chính gốc luôn, nhưng do lấy chồng miền Bắc, ngày xưa cả gia đình chồng hay nấu món này ăn. Ăn riết tôi quen vị và thấy rất ngon, sau mới quyết định nấu bánh đúc bán, tới giờ thành cái nghề chính của gia đình luôn”.
Chia sẻ về cách thức chế biến món bánh đúc mang đậm hương vị Bắc, bà Nhung chậm rãi nói: “Nấu bánh này không khó, tuy nhiên muốn nấu cho ngon thì cần phải có sự kỳ công. Đầu tiên là từ khâu chọn gạo, phải là loại gạo tẻ trắng và có mùi thơm”.
Bánh đúc nóng được ăn kèm với mắm tôm, có giá 10.000 đồng/phần
Chủ quán nói tiếp, gạo sẽ được ngâm trong nước cho nở sau đó vớt ra để ráo, rồi bắt đầu xay thành bột. “Làm bao nhiêu xay bấy nhiêu, không xay sẵn, và tuyệt đối tôi không mua bột gạo người ta bán sẵn ngoài hàng. Mình tự làm tự đảm bảo được vệ sinh và hương vị món ăn của mình”, bà Nhung khẳng định.
Video đang HOT
Xe bánh đúc của bà Nhung có hai loại là bánh đúc nóng và bánh đúc nguội. Bánh đúc nóng luôn được bà đun trên bếp lửa liu riu, thỉnh thoảng lại dùng vá để khuấy. Lý giải cho hành động này, bà Nhung cho biết: “Đó là cách giúp bánh đúc nóng luôn được dẻo, sệt và nóng.
Tất cả các nguyên liệu gồm bột gạo xay, thị bằm xào nấm mèo…
Đậu xanh…
Cho đến hành phi, nước mắm… đều cho chủ quán tự tay làm
Bánh đúc nóng sẽ được ăn kèm với thịt bằm xào chung với hành tây, nấm mèo, hành phi, đậu xanh và các loại gia vị. Chan lên thứ nước mắm ngọt do chủ quán tự nấu, pha với muỗng ớt xay cay the thé nơi đầu lưỡi khiến món ăn càng thêm kích thích vị giác.
Đánh giá về món bánh đúc nóng này, một thực khách tên Hoàng Thư nhận xét: “Thịt bằm với nấm bèo được xào chín mềm, nêm nếm ăn rất vừa miệng. Bánh đúc dẻo, thơm, nước mắm cũng thanh chứ không quá ngọt cũng không quá mặn. Nói chung mình thấy hợp khẩu vị nên rất thường ghé đây ăn, tuần cũng ăn 3 – 4 lần”.
Bà Thái Thị Cẩm Nhung (61 tuổi) chủ quán
Đối với món bánh đúc lạc, chủ quán tiết lộ: “Bánh đúc nóng thì cần có độ sệt nên sẽ cho nhiều nước hơn và được hòa chung với bột sắn dây. Còn bánh đúc nguội thì phần nước sẽ được gia giảm, khi bánh chín sẽ khơi đông lại như thạch rau câu, giòn giòn, dai dai và ăn kèm với mắm tôm”.
Để món bánh đúc nguội được ngon hơn, chủ quán đã khéo léo cho thêm những hạt đậu phộng vào trong quá trình khuấy bột để khi ăn, thực khách có thể cảm nhận được cái dai giòn của bánh và béo bùi của hạt đậu lẫn trong đó. Bên cạnh nước chấm kèm là mắm tôm thì bánh đúc nguội còn có thể chấm với tương bần, nếu thực khách muốn ăn chay.
Xe bánh bán từ 6 – 9 giờ sáng và từ 15 – 18 giờ tối từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ hai ngày cuối tuần
Nhiều thực khách đã đặt cho xe bánh cái tên “bánh đúc 5 chỗ ngồi” vì không gian nhỏ hẹp, bà chủ chỉ để năm chiếc ghế con cho thực khách muốn ngồi ăn tại chỗ
Có một điều khiến nhiều người lần đầu tới đây ăn sẽ thắc mắc là: “Quán không hề có tên, chỉ ghi dòng chữ “Bánh đúc nóng” thì tại sao khách quen lại hay gọi là “bánh đúc 5 chỗ ngồi”?”.
Bà Nhung vui vẻ giải đáp: “Cái tên này tôi cũng không rõ là có từ khi nào, chỉ nhớ là cũng cách đây mấy năm rồi do mấy người khách tới ăn rồi gọi cho vui. Vì quán của tôi chỉ là xe đẩy, không có bàn ghế gì, mà đa phần người ta cũng mua mang đi là chính. Tôi có để sẵn năm cái ghế nhựa cho ai muốn ngồi lại thì ngồi. Chắc cũng vì vậy mà cái tên “bánh đúc 5 chỗ ngồi” mới ra đời”.
Theo Thanhnien
Thịt xiên nướng kiểu Hàn vàng ươm, thơm phức "gây nghiện" cả nhà
Thịt Nướng Hàn Quốc Có Hương Vị Rất Đặc Trưng Và Sự Thơm Ngon, Đậm Đà Gây Nghiện Từ Người Già Tới Trẻ Nhỏ. Dưới Đây Là Công Thức Để Bạn Có Thể Mang Hàn Quốc Về Căn Bếp Nhỏ Của Mình Nhé.
Học làm thịt nướng kiểu Nhật ngon không chỗ nào chêChả gà nướng xiên kiểu NhậtCay thơm phát thèm với gà nướng kabob kiểu Ma-rốc
Món Thịt Xiên Nướng Vàng Ươm, Thơm Nức
Nguyên Liệu:
- 450g thịt nạc vai, thái mỏng
- 100g hành tây, thái nhỏ
- 4 tép tỏi, băm nhỏ
- 5g gừng, băm nhỏ
- 3g hạt tiêu
- 30g doenjang (đậu nành lên men Hàn Quốc, có bán tại siêu thị)
- 15ml rượu gia vị (có thể thay bằng rượu gạo, hoặc nước)
- 30ml siro gạo Hàn Quốc
- 10ml dầu mè
- 15ml dầu thực vật
Cách Làm:
Trộn đều hành tây, tỏi, gừng, rượu gia vị, đậu nành lên men, siro gạo, hạt tiêu và 10ml dầu mè.
Ướp thịt với hỗn hợp gia vị và để trong tủ lạnh 30 phút.
Xiên thịt vào que tre, công thức này làm được 4 xiên dài 25cm (có thể sử dụng xiên ngắn tùy theo ý muốn).
Làm nóng chảo, cho dầu thực vật vào láng đều mặt chảo. Xếp các xiên thịt lên chảo và chiên trong 2-3 phút với lửa nhỏ vừa tới khi thịt chuyển sang màu vàng nâu.
Lật mặt còn lại chiên tiếp thêm 5 phút nữa. Tiếp tục lật thêm một vài lần nữa cho thịt chín kỹ mà không bị cháy.
Nếu có thể nướng trực tiếp trên lửa, xiên thịt sẽ ngon hơn, vậy nên bạn có thể nướng than hoa hoặc bếp BBQ thay vì chiên trên chảo.
Chúc các bạn thực hiện thành công và ngon miệng với món thịt xiên nướng kiểu Hàn này nhé!
Theo Monanngon
Ấm nồng thịt xào tỏi ta ngày đông Giữa những ngày đông rét mướt, được thưởng thức món ăn dân dã nhưng đặc biệt ấm nóng và lạ miệng này có lẽ ai cũng khó lòng quên. Tỏi ta để nguyên cây và thịt là nguyên liệu chính của món ăn, thoạt trông giống như hành nhưng lá tỏi dẹt chứ không bọng tròn - Ảnh: Hoàng Hân Đến thăm nhà...