Có gì hấp dẫn ở Trà Quế (Quảng Nam) – làng du lịch tốt nhất thế giới?
Làng rau Trà Quế ở tỉnh Quảng Nam là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, hôm qua (15-11), Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) đã trao giải thưởng “ Làng Du lịch tốt nhất” năm 2024 cho Làng rau Trà Quế (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Video: Làng rau Trà Quế – Hội An được vinh danh làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024
Giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất” của UN Tourism được đưa ra nhằm nâng cao vai trò của du lịch trong việc bảo vệ các làng quê vùng nông thôn, bao gồm cảnh quan, hệ thống tri thức, sự đa dạng sinh học và văn hóa, các hoạt động địa phương bao gồm nông, lâm, chăn nuôi, thủy sản và ẩm thực. Những ngôi làng được lựa chọn nhận giải phải có sự nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đồng thời có các hành động đổi mới, cam kết phát triển du lịch phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.
Trà Quế là ngôi làng đã có lịch sử hình thành hơn 300 năm. Theo các tư liệu, thuở ban đầu, làng trồng nhiều loại rau thơm, trong đó có một loại rau được gọi là Nhự Quế, mang mùi hương nồng của quế.
Đến thế kỷ XIX, vua Gia Long có dịp ghé đến thưởng thức và ấn tượng với hương vị rau ở đây, nên đã đặt tên cho làng là Trà Quế. Tên gọi ấy đã được lưu truyền và sử dụng cho đến ngày nay.
Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông Bắc, làng Trà Quế mang tính đặc thù của một đảo sông gần biển, được bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế mang đến khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng tươi tốt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây sáng tạo và phát triển nghề trồng rau theo phương thức hữu cơ lâu đời.
Hiện nay, làng Trà Quế có 202 hộ dân tham gia hoạt động trồng rau với 326 lao động trực tiếp trên diện tích 18 ha đất canh tác mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch – dịch vụ tại Hội An, đặc biệt là định hướng phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững của thành phố; làng Trà Quế đã đưa vào ứng dụng mô hình làng du lịch dựa vào cộng đồng, trong đó, gắn quá trình lao động, sản xuất của người dân với hoạt động du lịch – dịch vụ nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Video đang HOT
Làng Trà Quế hiện có 23 cơ sở lưu trú, 16 nhà hàng và nhiều loại hình dịch vụ bổ sung mang đến các cơ hội việc làm và hưởng lợi trực tiếp cho người dân trong làng và các vùng lân cận.
Thành phố Hội An hiện đang triển khai Hoạt động hướng dẫn tham quan tại Làng rau Trà Quế mang lại hiệu quả sâu rộng.
Bên cạnh đó, nhiều ý tưởng sáng tạo của người địa phương cũng được áp dụng và nhận được sự quan tâm của du khách như: dịch vụ lưu trú homestay, chương trình “Một ngày làm nông dân Trà Quế”, “Dạy nấu ăn và Thưởng thức ẩm thực làng rau”, “Du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe”…
Tháng 4-2022, nghề trồng rau tại Trà Quế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.
Tại làng Trà Quế, các di tích mang tính lịch sử như: giếng đá Chăm, Miếu Thổ thần, Miếu Ngũ hành, Mộ ông Nguyễn Văn Điển, … hay Lễ cúng Cầu Bông cùng các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực đang được bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả, là minh chứng cho quá trình phát triển lâu đời của làng.
Thành phố Hội An đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ về kinh tế, xã hội và phát triển du lịch tại Làng rau Trà Quế. Các chính sách tập trung trong công tác hỗ trợ: Phát triển làng nghề, các mô hình sản xuất mới, hỗ trợ vốn, giống … tạo điều kiện cho nông dân tái sản xuất; Phát triển du lịch cộng đồng, quảng bá hình ảnh du lịch làng nghề cũng như các sản phẩm rau Trà Quế góp phần phát triển kinh tế địa phương; Phát triển về công nghệ, chuyển đổi số, mở rộng các kênh bán hàng và hình thức thanh toán trực tuyến…
Ngoài ra, thành phố đặc biệt quan tâm đầu tư nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu như: bãi đỗ xe, đường giao thông, nhà đón tiếp, điểm dừng chân cũng như mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng du lịch, ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho người dân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Sau khi đánh giá hơn 260 hồ sơ đăng ký từ 60 quốc gia, UN Tourism đã ghi nhận tài nguyên văn hóa, thiên nhiên phong phú và nổi bật của Làng rau Trà Quế, cùng những cam kết và hành động của làng tuân thủ ba trụ cột chính về phát triển du lịch bền vững. Theo đề nghị của Ban Giám khảo giải thưởng, UN Tourism chính thức công nhận Làng rau Trà Quế trở thành một trong những Làng Du lịch tốt nhất của UN Tourism.
Du khách nước ngoài thích thú với những hoạt động trải nghiệm tại Làng rau Trà Quế
Học sinh Hội An được trải nghiệm làm nông dân tại Làng rau Trà Quế
Quảng Nam có 'làng du lịch tốt nhất thế giới'
Làng rau Trà Quế tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được vinh danh là một trong 55 làng du lịch tốt nhất thế giới, theo kết quả bầu chọn được Tổ chức Du lịch Liên hiệp quốc (UN Tourism) công bố vào sáng nay, 15-11, theo giờ Việt Nam.
Một góc làng rau Trà Quế nhìn từ trên cao. Ảnh: Hội An
Lễ công bố giải thưởng "Những làng du lịch tốt nhất năm 2024" của UN Tourism vừa diễn ra tại Cartagena de Indias, Colombia, nhằm vinh danh các điểm đến nông thôn có vai trò quan trọng trong du lịch bền vững và phát triển cộng đồng.
Trong lần tổ chức thứ tư này, 55 ngôi làng từ khắp các vùng trên thế giới đã được vinh danh, sau khi được chọn lọc từ hơn 260 đơn đăng ký của hơn 60 quốc gia thành viên của UN Tourism.
Các ứng viên được đánh giá dựa trên chín lĩnh vực chính, bao gồm tài nguyên văn hóa và thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên, và tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Các yếu tố khác bao gồm phát triển du lịch, quản trị, cơ sở hạ tầng, kết nối, và sức khỏe, an toàn, an ninh.
Du khách trải nghiệm tưới rau tại làng rau Trà Quế. Ảnh: Hội An
Theo đại diện của thành phố Hội An, UN Tourism đã ghi nhận tài nguyên văn hóa và thiên nhiên phong phú, nổi bật của làng rau Trà Quế, cùng những cam kết và hành động của làng trong việc tuân thủ ba trụ cột chính về phát triển du lịch bền vững.
Được hình thành từ thế kỷ 16 và cách khu phố cổ Hội An 3km về hướng Đông Bắc, làng Trà Quế mang tính đặc thù của một đảo sông gần biển, được bao bọc bởi sông Cổ Cò và đầm Trà Quế. Vị trí này mang lại khí hậu ôn hòa và thổ nhưỡng tươi tốt, tạo điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây sáng tạo và phát triển nghề trồng rau theo phương thức hữu cơ lâu đời.
Hiện nay, làng rau Trà Quế có 202 hộ dân tham gia hoạt động trồng rau với 326 lao động trực tiếp trên diện tích 18 hecta đất canh tác, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tháng 4-2022, nghề trồng rau tại Trà Quế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống.
Du khách tham gia buổi nấu ăn ngay tại làng rau Trà Quế. Ảnh: Hội An
Tại làng rau Trà Quế, các di tích lịch sử như giếng đá Chăm, miếu Thổ thần, miếu Ngũ hành, mộ ông Nguyễn Văn Điển... cùng lễ cúng Cầu Bông và các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa ẩm thực đều được bảo tồn và phát huy hiệu quả, là minh chứng cho quá trình phát triển lâu dài của làng.
Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch và dịch vụ tại Hội An, đặc biệt là định hướng phát triển du lịch xanh và bền vững, làng rau Trà Quế đã áp dụng mô hình du lịch cộng đồng. Mô hình này kết nối quá trình lao động, sản xuất của người dân với hoạt động du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Làng Trà Quế hiện có 23 cơ sở lưu trú, 16 nhà hàng và nhiều loại hình dịch vụ bổ sung, mang lại các cơ hội việc làm và lợi ích trực tiếp cho người dân trong làng và các vùng lân cận.
Hội An hiện đang triển khai các hoạt động hướng dẫn tham quan tại làng rau Trà Quế, mang lại hiệu quả sâu rộng. Bên cạnh đó, nhiều ý tưởng sáng tạo của người dân địa phương cũng được áp dụng và nhận được sự quan tâm từ du khách, như dịch vụ lưu trú homestay, chương trình "Một ngày làm nông dân Trà Quế", "Dạy nấu ăn và thưởng thức ẩm thực làng rau", "Du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe"...
Làng rau Trà Quế thu hút nhiều nhóm khách từ nhiều lứa tuổi đến trải nghiệm. Ảnh: Hội An
Thành phố Hội An đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ kinh tế, xã hội và phát triển du lịch tại Làng rau Trà Quế. Các chính sách này bao gồm phát triển làng nghề, mô hình sản xuất mới, hỗ trợ vốn và giống để giúp nông dân tái sản xuất. Đồng thời, thành phố chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, quảng bá sản phẩm rau Trà Quế và hình ảnh làng nghề, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Thành phố cũng đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số, mở rộng kênh bán hàng và thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, Hội An còn đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng như bãi đỗ xe, đường giao thông, nhà đón tiếp và các điểm dừng chân. Thành phố cũng tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng du lịch, ngoại ngữ và kỹ năng mềm để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Mê mẩn vẻ đẹp Làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2024 ở Quảng Nam Làng rau Trà Quế (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) công nhận là Làng du lịch tốt nhất năm 2024. Đêm qua (14/11), tại Cartagena de Indias (Colombia) Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) công bố giải thưởng công nhận Làng rau Trà Quế (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam)...