Có gần 20 tỷ nhưng anh nói vẫn chưa đủ tài chính để cưới tôi
Tôi và anh là tình cũ của nhau, cùng 24 tuổi. 3 năm trước, anh đi tu nghiệp nước ngoài, tôi đi lấy chồng và có một bé nhưng hôn nhân đổ vỡ, giờ chúng tôi quay lại kể từ khi anh về nước.
Anh rất yêu tôi nhưng khoảng thời gian gần đây do tập trung vào công việc nghiên cứu nên thời gian hai đứa dành cho nhau không nhiều, có những lúc tình cảm chông chênh. Tôi muốn cưới ngay năm sau vì sợ mình sẽ mau già, khó giữ được anh.
Anh luôn nói hiện tại tài chính chưa ổn định, công việc chưa có, vì làm nghiên cứu sinh không còn thời gian để kinh doanh bên ngoài. Tôi tìm hiểu được, anh có vài căn hộ trung cấp đang cho thuê ở TP HCM, thu nhập một tháng gần 30 triệu từ tiền cho thuê, tài sản liên quan đến bất động sản của anh gần 20 tỷ. Tôi hỏi nhưng anh nói đó là tài sản của gia đình để anh đứng tên chứ bản thân anh chưa làm ra được gì cả, chỉ muốn cưới tôi khi đã tự thân mình lo được tài chính ổn định. Tôi có nên đợi anh hay tạo sức ép để năm sau anh phải cưới tôi? Xin chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Video đang HOT
Vì sao đàn ông làm việc nhà thì hôn nhân đổ vỡ chiếm tỷ lệ cao?
Nếu như phụ nữ thường thiệt thòi trong việc phân chia việc nhà, thì vì lí do gì mà đàn ông làm việc nhà hôn nhân đổ vỡ có tỉ lệ khá cao?
Nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc bình đẳng giới gia đình
Để trả lời cho câu hỏi vì sao đàn ông làm việc nhà hôn nhân dễ đổ vỡ, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát với mẫu là hơn 1000 cặp vợ chồng, từ các lứa tuổi, trình độ văn hóa, khu vực sinh sống khác nhau. Các câu hỏi của cuộc khảo sát dựa trên những vấn đề như: Bạn và nửa kia việc nhà như thế nào? Ai thường là người làm nhiều hơn? Ai lo nấu nướng, ai phụ trách chăm con? Gánh nặng kinh tế gia đình được như thế nào? Bạn có cảm thấy mình hay nửa kia đang phải đảm nhiệm quá nhiều việc nhà hay không? Quan điểm của bạn về bình đẳng giới ra sao?
Kết quả cho thấy, việc phân chia ngang bằng hoặc gần ngang bằng các công việc nhà như dọn nhà, giặt giũ nấu nướng,... chiếm tỉ lệ trên 25%. Trong số đó, tỉ lệ của các cặp vợ chồng có trình độ văn hóa cao, cả hai cùng có lượng thời gian làm việc bên ngoài ngang nhau và các cặp vợ chồng mới kết hôn, chưa có con chiếm phần lớn. Tuy nhiên, việc phân chia ngang bằng này không bao gồm việc chăm sóc con cái bởi theo nghiên cứu, tỉ lệ ngang bằng trong chăm sóc con cái chiếm đến 60%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần lớn phụ nữ sẽ đảm nhận phần hơn, hoặc thậm chí phần lớn các công việc nhà.
Vì sao đàn ông làm việc nhà thì hôn nhân đổ vỡ chiếm tỷ lệ cao?
Vậy nếu như phụ nữ thường thiệt thòi trong việc phân chia việc nhà, thì vì lí do gì mà đàn ông làm việc nhà hôn nhân đổ vỡ có tỉ lệ khá cao?
Các nghiên cứu trên không chỉ ra mối liên hệ giữa việc phân công công việc theo các phương thức truyền thống, tức người phụ nữ đảm nhận hết các công việc lặt vặt trong nhà với tỉ lệ li dị thấp. Tuy nhiên, nó lại chỉ ra rằng, trong số những gia đình có sự công bằng trong phân chia việc nhà, tỉ lệ hôn nhân đổ vỡ lại khá cao.
1. Những gia đình truyền thống ít đổ vỡ hôn nhân
Lí giải cho hiện tượng này, các chuyên gia phân tích tâm lý cho rằng, nguyên nhân là do hệ tư tưởng bình đẳng gây ra. Đối với các gia đình mà phụ nữ là người chịu trách nhiệm làm hầu hết việc nhà, nghĩa là gia đình đó có tư tưởng truyền thống trong cách nghĩ, cách nhìn nhận về hôn nhân. Tư tưởng này coi trọng hôn nhân linh thiêng, giữa người chồng hoặc người vợ có những ràng buộc nhất định đối với cuộc hôn nhân của họ. Rất dễ thấy, đó có thể là con cái hoặc những dèm pha xã hội về hôn nhân tan vỡ. Họ sợ con cái họ đau khổ, thiếu thốn tình thương của bố hoặc mẹ. Có câu "cá chuối đắm đuối vì con". Người làm cha làm mẹ hoàn tòan có thể hy sinh mọi thứ, kể cả hạnh phúc riêng tư của mình để làm những điều tốt cho con cái của họ. Chính vì vậy, khả năng nín nhịn, chịu đựng của họ dành cho nửa kia nhiều lúc người ngoài cảm thấy thật phi thường.
ảnh minh họa
2. Những gia đình hiện đại, bình đẳng trong phân chia việc nhà dễ đổ vỡ hôn nhân
Tuy nhiên, với những gia đình có tư tưởng hiện đại, phụ nữ và đàn ông bình đẳng ngay từ những việc nhỏ nhất như phân chia việc nhà, thì cách nhìn nhận về hôn nhân của họ lại khác. Có vẻ như, hôn nhân với họ không linh thiêng bằng những gia đình có tư tưởng truyền thống. Những ràng buộc hôn nhân của họ không cao.
Trong những gia đình này, phụ nữ thường có trình độ cao, năng lực tốt. Nghĩa là họ không thua kém chồng về bất cứ mặt nào, thậm chí tài năng và tư tưởng của họ còn cao hơn người chồng. Do đó, họ không chấp nhận những điều khiến họ không thoải mái, hạnh phúc. Và một khi đã sống theo lối sống công bằng, bình đẳng thì nó cũng có nghĩa là cái tôi của mỗi người sẽ luôn được nuôi lớn. Cái tôi của hai người đều lớn nhưng lại lo theo hai hướng khác nhau thì chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
Không giống những gia đình truyền thống có sự nhường nhịn lẫn nhau bởi mỗi người đều có những ràng buộc nhất định, gia đình hiện đại đã sẵn sàng bùng nổ để đạt được điều mình cho là đúng. Chính vì thế, việc cãi cọ vặt vãnh lại xảy ra thường xuyên hơn, khiến cho cuộc sống hôn nhân trở nên ngột ngạt hơn. Dần dần cảm giác hạnh phúc, vui vẻ của một gia đình sẽ mất đi. Họ sẽ chỉ cảm thấy đối phương khiến mình mệt mỏi chán chường. Lúc này, không giống những gia đình truyền thống có nhiều ràng buộc trong tư tưởng hôn nhân, họ hoàn toàn có nhiều lí do để kết thúc một cuộc hôn nhân họ cho rằng không hạnh phúc. Và đây chính là nguyên nhân vì sao đàn ông làm việc nhà hôn nhân đổ vỡ.
Theo Phununews
Đàn bà, đừng bẻ cong bản ngã của mình! Phải hiểu, đàn bà có thể bỏ chồng, nhưng tuyệt đối đừng thôi hy vọng vào tình yêu. Nếu bạn không thể hạnh phúc ở hiện tại, chính là vì đó chưa phải là cái kết dành cho bạn. Tôi có một cô bạn. Bạn tôi kết hôn cùng mối tình đầu của mình khi vừa mới tốt nghiệp. Nhưng câu chuyện như...