Cô gái xuất huyết não sau phẫu thuật thẩm mỹ, gia đình xin đưa về nhà
Nữ bệnh nhân 26 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch vì xuất huyết não sau phẫu thuật nâng ngực, gọt hàm, nhổ răng khôn.
Sáng 11/1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết bệnh nhân H. (26 tuổi) đã được gia đình xin đưa về nhà do tình trạng quá nặng. Chị là bệnh nhân bị hôn mê sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM).
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Nguyễn Nhựt Tín, Phó khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy, người phụ nữ này được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng phải bóp bóng giúp thở, hỗ trợ hô hấp.
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn, xác định bệnh nhân xuất huyết não mức độ nặng. Tại Khoa Nội thần kinh, chị H. tiếp tục thở máy, được dùng các thuốc vận mạch, thuốc hạn chế mức độ lan rộng của ổ tổn thương. Tuy nhiên, sau 24 giờ vào viện, tình trạng bệnh nhân vẫn không có dấu hiệu cải thiện, tiên lượng rất nặng.
Đến tối 10/1, gia đình xin đưa chị H. về nhà vì tình trạng quá nặng.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: GL.
Liên quan đến vụ việc, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã làm việc với Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, niêm phong hồ sơ bệnh án. Phía bệnh viện cũng tiến hành họp hội đồng chuyên môn.
Trước đó, vào ngày 9/1, chị H. đến Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh để phẫu thuật thẩm mỹ. Người phụ nữ được đặt túi ngực 2 bên, sau đó gọt góc hàm, hạ gò má, nhổ răng khôn. Sau mổ, bệnh nhân bất ngờ xảy ra tình trạng xuất huyết não.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân mê sâu, chẩn đoán có máu tụ dưới màng cứng, xuất huyết não, phù não lan tỏa trên nền đặt túi ngực 2 bên, cắt góc hàm 2 bên, hạ cung gò má.
Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ không?
Nhiều người cho rằng tắm đêm sẽ dễ dẫn đến đột quỵ, nhất là khi thời tiết lạnh giá như hiện nay...
Vậy điều này có đúng không?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Tắm đêm có thể dẫn đến đột quỵ?
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng tắm đêm dễ bị đột quỵ. Thực tế cho thấy tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chính vì vậy, không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h.
Lý do vì đêm là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp có thể lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Tắm đêm vào mùa đông sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Người bị các bệnh lý tim mạch như: hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,...;
Người bị tăng huyết áp;
Người bị tiểu đường;
Người bị rối loạn lipid máu;
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy...
Người hút thuốc lá chủ động hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ máu đông;
Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng cholesterol cao;
Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn; Phụ nữ có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn so với nam giới; Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Người bị tăng huyết áp dễ mắc đột quỵ nếu không kiểm soát tốt.
Có thể phân loại đột quỵ như sau:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ xảy ra do tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Theo thống kê, hiện nay có đến khoảng 85% các ca bệnh đột quỵ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này.
- Đột quỵ do huyết khối
Một trong những nguyên nhân đột quỵ phổ biến tiếp theo là do các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
- Đột quỵ do thuyên tắc
Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây tắc mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
3 biểu hiện của đột quỵ cần biết
- Biểu hiện khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì nếu có biểu hiện thì dễ nhận ra tình trạng méo mặt, lệch mặt.
- Biểu hiện ở tay, chân: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê tay một bên, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,...
- Biểu hiện ở lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị "á khẩu" hay nói đớ.
Ngoài ra có những triệu chứng ở người bị đột quỵ có thể kể đến như:
Lẫn lộn, sảng, hôn mê;
Thị lực giảm sút, hoa mắt;
Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững;
Đau đầu;
Buồn nôn, nôn ói,...
Tóm lại: Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học. Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ;.
- Cần tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe
- Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,... Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,...;
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
- Không sử dụng các chất kích thích;
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,...
- Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.
Nữ sinh 15 tuổi bất ngờ đột quỵ ở trường học Trước khi nhập viện cấp cứu, nữ sinh 15 tuổi, ở Trung Quốc, đã có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và buồn nôn khi tham gia hội thao ở trường. Nữ sinh được chẩn đoán tử vong do đột quỵ xuất huyết não. Ảnh minh họa: Pexels. Theo Singtao, nữ sinh 15 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) có biểu hiện đau...