Cô gái xinh đẹp và nỗi đau sau chuyến du lịch biển bị bỏng cồn cháy đen toàn thân
“Đến tháng thứ 3, các vết sẹo bắt đầu lồi to, thâm đen. Mình và gia đình lo lắng không biết phải làm sao? Hễ ai mách ai ở đâu có thầy chữa được sẹo lồi là bố mẹ đưa mình đến nhưng người ta đều lắc đầu”, cô gái trẻ nói.
Hè 2016, Nguyễn Hà Trang (SN 2000, Quảng Ninh) vừa kết thúc năm học lớp 10 đã cùng nhóm bạn thân lên kế hoạch đi biển, tận hưởng ngày nghỉ của năm tháng học trò. Nói là làm, nhóm 4 người của cô nàng xúng xính váy áo, chuẩn bị lều trại, thức ăn, nước uống,… lên đường ra biển. Nhưng có ai ngờ chuyến đi này đã đưa cô gái 16 tuổi sang một trang đời mới với vô vàn tối tăm và đớn đau.
Nguyễn Hà Trang.
Toàn thân cháy đen do cồn
“Hôm ấy, bọn mình xách rất nhiều thức ăn tươi sống từ nhà ra biển nướng. Bọn mình còn đem theo chai cồn 90 độ với mục đích nhóm bếp cho bén lửa. Ban đầu, nó cháy đượm nhưng được một lúc lửa bị dập vì gió to quá. Bạn nam ngồi đối diện mình đã đổ thêm cồn rồi lửa bắt luôn vào miệng chai và bùng, tạt hết về phía mình.
Khi ấy, bạn nam hoảng quá, hất chai cồn ra thì trúng người mình. Mình bị lửa bén, cháy toàn thân, chỉ biết nhắm mắt nằm lăn lộn xuống cát để lửa tắt nhưng không được”, Hà Trang nhớ lại.
Cồn trên người cô gái 16 tuổi cháy hết, nhóm bạn đã gọi taxi đưa cô nàng vào viện cấp cứu trong tình trạng người – mặt đen xì, da và thịt róc từng mảng. Bác sĩ chẩn đoán cô bị bỏng độ 3-4 với vết thương vô cùng nghiêm trọng, kèm triệu chứng sốc phản vệ và co giật 2 tiếng đồng hồ. Họ quyết định chuyển cô lên Hà Nội điều trị với hi vọng có thể giữ được tính mạng. Nhưng trên đường đi, xe cứu thương vẫn phải rẽ vào Bệnh viện Bãi Cháy vì cô nôn ói quá nhiều.
“Lên đến Viện bỏng Quốc gia, mình tỉnh táo hơn mới biết không chỉ cơ thể mà mặt, tóc tai, mũi – họng cũng cháy đen sì. May mắn mình kịp nhắm mắt, chứ không đã mù luôn rồi. Mình đã bật khóc khi biết bản thân rơi vào tình trạng như vậy, dù lệ rơi đến đâu máu tứa ra đến đó”, cô gái trẻ nói.
Ngày Hà Trang nằm viện điều trị bỏng cồn.
Video đang HOT
Tháng ngày nằm ở viện bỏng, Hà Trang không thể ăn uống được bất cứ thứ gì. Cô sống dựa vào những chai nước biển thông qua đường truyền, thậm chí có ngày phải truyền đến 14 chai mới đủ nước dự trữ cho cơ thể. Bởi vậy cô nhanh chóng trở thành người chỉ còn mỗi bộ xương khô.
Dẫu vậy, khi ấy với cô gái 16 tuổi, cực hình nhất vẫn là sáng sáng đi thay băng. Cô bảo vì vết thương cứ hở chỗ nào bác sĩ sẽ phải nịt băng chỗ ấy nên chỉ cần dính rồi tháo băng ra cũng đủ “cắt da xét thịt”. “Nằm ở viện trung ương khoảng một tuần, mình được y tá đưa đi tắm để lên bàn phẫu thuật. Ban đầu mình sung sướng nghĩ chắc chỉ cắt phần thịt cháy rồi đắp thuốc lên sẽ ổn. Ngờ đâu phẫu thuật xong, mình mới hay bác sĩ cắt rồi lấy miếng da đùi đắp lên đó, tức là chân sẽ có khoảng sẹo to.
Mình khóc hết nước mắt, mặc sự an ủi của bố mẹ và y bác sĩ. Mình không hiểu nổi tại sao ông trời lại bất công với mình như vậy? Ông đã khiến mình bỏng toàn thân, hủy hoại dung nhan mà còn bắt mình phải chịu thêm đớn đau như vậy. Mình mới chỉ là một cô bé mới lớn thôi mà”, Hà Trang khóc nấc thành từng tiếng.
Với cô gái 16 tuổi, cực hình nhất vẫn là sáng sáng đi thay băng.
Hành trình tìm lại chính mình và “vớt vát” những vết thương
Hà Trang bỏng đúng đợt miền Bắc oi nắng đỉnh điểm nên cơ thể cô luôn trong tình trạng nóng, những vết thương mưng mủ và có mùi. Cô kể nằm phòng 6 người, vô cùng chật chội nhưng chỉ có duy nhất chiếc quạt trần. Vì thế gia đình đành phải mua quạt hơi nước, nước phun đến đâu là máu trên người cô chảy ra đến đó.
Thời gian nằm phòng cấp cứu, Hà Trang được chuyển xuống khoa phục hồi rồi nhanh chóng xuất viện về Móng Cái. Cô nàng kể: “Hồi đầu về nhà, mình ngủ phải treo tay lên trần nhà, liên tục đến viện hút mủ trên người ra. Mình còn rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Cứ ngủ mình lại mơ thấy bản thân bình thường như bao người khác, không hề bị bỏng nhưng mở mắt ra là chân tay lại đang treo ngược. Mình không thể phân biệt được đâu là thực, đâu là mơ.
Những vết sẹo ở cổ của Hà Trang.
Đến tháng thứ 3, các vết sẹo bắt đầu lồi to, thâm đen. Mình và gia đình lo lắng không biết phải làm sao? Hễ ai mách ai ở đâu có thầy chữa được sẹo lồi là bố mẹ đưa mình đến nhưng người ta đều lắc đầu.
Sau đó bố mẹ quyết định thuê phiên dịch đưa mình qua Thái, đến bệnh viện thẩm mỹ nổi tiếng nhất Băng Cốc. Tại đây bác sĩ khám và khuyên mình không nên can thiệp dao kéo, lỡ ảnh hưởng đến tính mạng, nếu sẹo nhỏ có thể dùng phương pháp ghép da cá”.
Không chịu khuất phục, bố mẹ Hà Trang đưa cô nàng trở về Việt Nam rồi tiếp tục đến Khoa Thẩm mỹ của Viện bỏng Quốc gia. Bác sĩ khuyên với vết sẹo lồi lớn như vậy cần cắt ghép da 2-3 lần mới thành công nhưng sẽ phải gây mê, ảnh hưởng đến sức khỏe. Cuối cùng, cô sang Trung Quốc tìm mua thuốc bôi.
Sau thời gian bôi thuốc, các vết sẹo trên cơ thể Hà Trang đã bay dần dần.
“Mình chẳng có hi vọng gì cả nhưng có bệnh cứ vái tứ phương. Mình kiên trì bôi thì thấy sẹo bay dần. Sau đó bạn bè lâu không gặp mình đã thốt lên sẹo đâu hết rồi? Mình ngớ ra rồi so với ảnh hồi xưa thì đúng là đỡ rất nhiều, phần cổ giảm đến 60%. Từ đó mình bắt đầu có động lực, cố gắng đưa cuộc sống vào quỹ đạo”.
Hà Trang mất một năm để điều trị bỏng cồn và di chứng hậu phẫu. Vì thế cô nghỉ học mất một năm rồi do sức khỏe yếu nên quyết định thôi học hẳn. Cô ở nhà dưỡng sức, học nghề, đồng thời tránh những ánh mắt dị nghị của người đời. Cô bảo đau đớn thể xác chỉ là một phần, còn phần lớn là cảm giác căng thẳng, sợ lời ra tiếng vào từ hàng xóm và bạn bè. Nó từng khiến cô trầm cảm đến mức muốn nhảy cầu tự tử.
Cô gái trẻ đã phải nghỉ học giữa chừng, sớm vào đời vì vụ tai nạn ấy.
“Chỉ vì bỏng cồn trong một chuyến đi chơi mà mình mất rất nhiều thứ của tuổi trẻ. Mình không được tiếp tục cắp sách đến trường như chúng bạn; không được học đại học, phải vào đời từ sớm. Giờ bạn bè mình vẫn được bố mẹ chu cấp – tìm kiếm tri thức thì mình đã phải bươn chải, tự lo cho cuộc sống. Đã có lúc mình hận số phận bất công, đã lấy đi thanh xuân tươi đẹp của mình”, cô gái vùng biển trải lòng.
Hiện cô nàng cố gắng thay đổi số phận.
Hiện Hà Trang làm nghề nails với mức thu nhập ổn định. Cô dần dần hài lòng về những gì mình đang có. Cô không còn tự ti, sẵn sàng đối diện với quá khứ bị bỏng cồn. Cô bảo chỉ có làm như vậy mới đổi thay số phận và tạo cơ hội cho bản thân.
Cấp cứu thành công ca đa chấn thương "vỡ đa tạng" nguy kịch
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy vừa phẫu thuật cấp cứu kịp thời cứu sống bệnh nhân nam 25 tuổi bị đa chấn thương nghiêm trọng - vỡ gan, dạ dày, tụy nguy kịch do tai nạn giao thông.
Bệnh nhân Bùi V T (25 tuổi, TP Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa đến Bệnh viện Bãi Cháy sau tai nạn giao thông trong tình trạng bất tỉnh, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bệnh nhân nhanh chóng được thực hiện các xét nghiệm, siêu âm. Hình ảnh chụp CT ổ bụng cho thấy chấn thương gan độ III, nhiều khí và dịch tự do ổ bụng.
Các bác sĩ đã kích hoạt báo động đỏ, hội chẩn cấp cứu liên chuyên khoa Ngoại - Gây mê hồi sức - Hồi sức tích cực, chỉ định phẫu thuật cấp cứu xử trí tổn thương, khẩn trương chuyển bệnh nhân xuống phòng mổ.
Ê kip bác sĩ Nguyễn Thái Bình - Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, đã tiến hành mở ổ bụng kiểm tra, thấy ổ bụng có nhiều máu đông lẫn máu cục khoảng 1500 ml lẫn dịch tiêu hóa, dập nát toàn bộ cơ thành bụng và thành ngực, vỡ gan độ III (phân thùy 3,4,5), vỡ mặt sau dạ dày, vỡ đoạn D2 tá tràng, vỡ 30% chu vi thân tụy, các mạch máu tiếp tục ra máu...
Bệnh nhân vừa được hồi sức tích cực, truyền 8 đơn vị máu, chống sốc trong suốt quá trình phẫu thuật. Đối với các tổn thương đa tạng, các bác sĩ đã tiến hành khâu lại đường vỡ nhu mô gan, lỗ thủng dạ dày vỡ, dẫn lưu dạ dày, cắt lọc và làm sạch tá tràng, dẫn lưu tá tràng, bảo tồn đầu tụy, khâu lại nhu mô tụy, lau rửa sạch ổ bụng, cầm máu các điểm ra máu.
Ca phẫu thuật cân não suốt 4 giờ đồng diễn ra thành công, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, hồi sức tích cực sau mổ. Ngày 5 sau phẫu thuật, bệnh nhân thoát nguy kịch, sức khỏe dần phục hồi, tỉnh táo, giao tiếp tốt, đi lại nhẹ nhàng.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy, thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: "Đây là một trong những ca chấn thương phức tạp, nguy kịch không thể trì hoãn hay chuyển tuyến trên, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa Ngoại - Gây mê hồi sức - Hồi sức tích cực - Huyết học truyền máu để đảm bảo phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, kịp thời, nâng cao tỷ lệ cứu sống người bệnh. Đội ngũ phẫu thuật viên phải quyết đoán, thao tác chính xác trong xử trí tổn thương, tránh nguy cơ sốc mất máu dẫn đến tử vong cho người bệnh".
Phẫu thuật ghép xương và cố định cột sống cổ tránh liệt cho người bệnh Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa thực hiện phẫu thuật lấy đĩa đệm, ghép xương và cố định cột sống cổ, điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ thoát nguy cơ liệt. Bệnh nhân Nguyễn M. H. (65 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị tai nạn giao thông được chuyển đến Bệnh...