Cô gái xác lập kỷ lục lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện
Cô Lexi Alford, người Mỹ, đã đặt chân đến 6 lục địa với tổng hành trình 29.000km bằng xe ô tô điện nhằm xác lập kỷ lục thế giới.
Lexi Alford dừng chân tại Ấn Độ trong hành trình vòng quanh thế giới bằng xe điện tự lái. (Nguồn: Euronews)
Mới đây, Lexie Alford, hay còn được biết đến với biệt danh Lexie Limitless (Lexie không giới hạn), được tổ chức Record Setter xác nhận là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe điện.
Cô gái người Mỹ hoàn thành chuyến đi vào tháng 3/2024. Sau 200 ngày phiêu lưu, cô đi qua 28 quốc gia và đặt chân đến 6 lục địa, gồm các châu Đại Dương, Á, Âu, Phi, các khu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Tại châu Á, Lexie đến Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Bhutan và Ấn Độ.
Tổng quãng đường Lexie lái xe cho hành trình này là 29.000km. Chuyến đi của cô gái trẻ được làm thành phim tài liệu, chia làm 3 phần, có tên gọi Charge around the globe ( Sạc vòng quanh thế giới) và được trình chiếu tại Anh. Phần thứ ba bắt đầu chiếu ngày 18/11 vừa qua.
Trước đó, Lexie lập kỷ lục là người trẻ nhất đặt chân đến từng quốc gia trên thế giới khi mới 21 tuổi.
Mục tiêu lập kỷ lục thế giới mới nhất này được Lexie lấy cảm hứng từ nhà thám hiểm người Canada Aloha Wanderwell – phụ nữ đầu tiên lái xe vòng quanh thế giới vào năm 1922. Cô ấn tượng với sự nhiệt huyết, tinh thần của Aloha nên quyết định thực hiện chuyến đi này nhằm tôn vinh bà.
Lexie chọn chiếc Ford Explorer EV – cùng hãng với chiếc Aloha lái – và bắt đầu hành trình từ thành phố Nice, miền Nam nước Pháp. Cô gái trẻ lên kế hoạch trong gần một năm, vạch ra tuyến đường phù hợp nhất nhưng vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn Record Setter đặt ra để được xác nhận kỷ lục.
Một trong những thách thức lớn nhất mà cô đối mặt là di chuyển bằng xe điện – loại xe cần phải sạc – nên cô phải xác định được cụ thể những nơi có trạm sạc.
Chuyến đi của Lexie được một đội ngũ kỹ sư, an ninh, y tế hỗ trợ nhằm bảo đảm không gặp sự cố trên đường. Tổ chức Record Setter yêu cầu cô phải lái quãng đường tối thiểu 29.000km và chỉ đi theo một chiều. Lexie được phép quay lại để đi đường vòng nhưng quãng đường quay lại sẽ không được tính.
Video đang HOT
Tuyến đường của cô được theo dõi bằng định vị GPS và người của tổ chức Record Setter ở tại các châu lục. Ngoài di chuyển bằng xe điện, Lexie cũng sử dụng các phương tiện khác như phà để tiếp cận các quốc gia, châu lục trên thế giới.
Do hạn chế về thời gian và sự phức tạp về mặt hậu cần khi di chuyển hoặc vận chuyển hàng không các loại xe điện đến từng châu lục nên sau khi hoàn thành một tuyến đường, nhóm sẽ thiết lập lại đồng hồ ở một châu lục khác bằng một chiếc xe mới. Tổng cộng có 4 chiếc xe riêng biệt đợi Lexie ở mỗi châu lục.
Điểm đến yêu thích nhất của Lexie tại châu Âu là Georgia. Cô ấn tượng bởi cảnh quan đẹp như “đang đứng giữa hư không” khi đi qua sa mạc Atacama ở Chile khi trên đường đến Argentina.
Lexie kể lại: “Biên giới trên bộ ở khu vực đó thực sự đẹp nhưng là nơi bạn phải lái xe 4-5 tiếng mà không thấy bất kỳ nhà dân nào. Thiên nhiên và quang cảnh ở đây rất đẹp, nhưng một điều có thể khiến bạn lo lắng về phạm vi hoạt động khi lái xe điện – vì không có nơi nào gần đó để sạc điện.
Tôi cần bảo đảm khoảng cách giữa hai trạm sạc điện tối thiểu là 50km. Nếu bạn di chuyển lên độ cao lớn, bạn sẽ hao hụt nguyên liệu nhanh hơn. Nhưng ngược lại, bạn sẽ tăng được phạm vi di chuyển khi xe tự sạc trong lúc bạn đang lướt xuống dốc. Vì vậy, đó là một trò chơi thú vị mà tôi tự chơi, quan sát những gì sẽ xảy ra trên các địa hình khác nhau”.
Một trong những trải nghiệm lái xe căng thẳng nhất là khi Lexie băng qua xa lộ đông đúc ở miền Bắc Ấn Độ. Cô nhận xét giao thông ở đây “hỗn loạn” nhưng ghé thăm Ấn Độ là hành trình xứng đáng vì cô có nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại đây.
Lexie làm tình nguyện tại một bếp ăn cộng đồng ở đền thờ đạo Sikh, tham quan Taj Mahal và xem các buổi thực hiện nghi lễ trên sông Hằng.
Dù bị giới hạn thời gian lập kỷ lục, Lexie vẫn cố gắng tìm kiếm những trải nghiệm đích thực ở 28 quốc gia cô ghé thăm. Cô gặp gỡ mọi người trên đường đi, kết bạn, trò chuyện với họ và lắng nghe các chuyện họ kể.
Lexie cho biết, trong tương lai vẫn sẽ thực hiện các chuyến đi nhưng sẽ đi du lịch chậm để trải nghiệm và tận hưởng được nhiều hơn. Lexie nói: “Tôi muốn dành thời gian để suy ngẫm trước khi nghĩ ra cuộc phiêu lưu không tưởng tiếp theo”.
Điểm đến du lịch nổi tiếng được coi là châu lục thứ 8 của thế giới
Tưởng chừng như Atlantis chỉ tồn tại trong huyền thoại, nhưng không, Zealandia - mảnh đất chìm ẩn mình dưới lòng đại dương hàng triệu năm được ví như lục địa thứ 8 của Trái Đất.
Nếu bạn mơ ước chinh phục mọi châu lục trên hành tinh, đừng quên thêm New Zealand vào danh sách.
Zealandia
Năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ (GSA Today) đã chứng minh sự tồn tại của một "lục địa ẩn" dưới biển, gọi là Zealandia. Với 94% diện tích chìm dưới nước, chỉ phần nhỏ nhất là đỉnh núi cao, trong đó New Zealand chính là phần nhô lên của lục địa này.
Mặc dù ý tưởng về một lục địa chìm dưới nước có vẻ giống như truyền thuyết Atlantis, nhưng GSA đã xác nhận Zealandia đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một lục địa, bao gồm độ cao, cấu trúc địa chất, giới hạn và diện tích. Vào năm 2023, Zealandia đã được lập bản đồ chi tiết hơn bất kỳ lục địa nào khác.
Lịch sử địa chất và định nghĩa lục địa
Trong gần 200 năm, danh sách các lục địa của chúng ta chỉ bao gồm Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu và Úc. Tuy nhiên, định nghĩa về một lục địa không đơn giản chỉ là một khối đất lớn. Zealandia, với diện tích 4,9 triệu km2, lớn gấp sáu lần Madagascar và đủ lớn để được công nhận là một lục địa thay vì chỉ là một mảnh lục địa.
Hàng triệu năm trước, Zealandia và Madagascar cùng tách ra từ siêu lục địa Gondwana. Địa chất của Zealandia vẫn khớp với Tây Nam Cực như một mảnh ghép hình. Mặc dù New Zealand thường được nhóm với Úc trong khu vực Châu Đại Dương, lớp vỏ lục địa của Zealandia lại khác biệt rõ rệt.
Khám phá những hòn đảo của Zealandia
Dù bạn coi đây là mũi lục địa thứ tám hay đơn giản là một quốc gia, New Zealand, với khoảng 600 hòn đảo, là một điểm đến du lịch đầy hấp dẫn. Vào năm 2013, hai hòn đảo chính của New Zealand đã được chính thức công nhận với tên gọi lâu đời: Đảo Bắc (Te Ika-a-Maui, nghĩa là "cá Maui" trong tiếng Māori) và Đảo Nam (Te Waipounamu, nghĩa là "vùng nước đá xanh").
Hòn đảo Te Ika-a-Maui với nhiều truyền thuyết của người Māori
Đảo Bắc nổi bật với các thành phố như Auckland và Wellington, cùng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như Mũi Reinga, Vịnh Cathedral và Hang đom đóm Waitomo một kỳ quan phát sáng của New Zealand đến mức không có cảm giác là có thật.
Gần đó là điểm tham quan được du khách yêu thích nhất của đất nước này: Hobbiton, bối cảnh của bộ phim "Chúa tể những chiếc nhẫn", nơi bạn có thể bước vào thế giới của người Hobbit.
Hobbiton là điểm đến được yêu thích nhất ở New Zealand
Đảo Nam là thiên đường cho những người đam mê phiêu lưu, với Milford Sound, viên ngọc danh lam thắng cảnh của Fiordland. Công viên quốc gia này là điểm đến không thể bỏ qua trong danh sách những nơi phải đến của những người yêu thích phiêu lưu.
Một công viên quốc gia khác nằm ở phía tây nam của Christchurch trên đảo là Aoraki / Mount Cook. Tham gia chuyến tham quan bằng trực thăng tại đây, bạn sẽ được ngắm nhìn ngọn núi cao nhất của New Zealand (và là điểm cao nhất của Zealandia so với mực nước biển), cảm nhận sự khác biệt giữa đỉnh núi cao và độ sâu ngập nước thấp nhất của lục địa.
Hang đom đóm kỳ ảo Waitomo
New Zealand không chỉ làm thay đổi nhận thức về địa hình và các lục địa mà còn mở ra một thế giới đầy kỳ diệu và hấp dẫn. Khi bạn tưởng rằng mình đã hiểu rõ về các châu lục, thì New Zealand lại xuất hiện và đảo lộn tất cả, mang đến những trải nghiệm khó quên.
7 ngọn núi cao nhất ở từng lục địa Các ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục không chỉ có cảnh quan tuyệt đẹp mà còn là thử thách luôn khơi gợi khao khát chinh phục của những người đam mê leo núi. Đỉnh Everest, châu Á, 8.849 m: Đỉnh Everest nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya ở Nepal là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất so...