Cô gái vụng về có sức hút kỳ lạ
Trước khi xin việc tại công ty thiết kế thời trang dành cho phái đẹp, Thắng dự trước môi trường làm việc sẽ toàn phụ nữ, nhưng thời người khôn của khó, kiếm được một công việc tử tế là điều quá may mắn rồi.
Quả nhiên, văn phòng nơi Thắng làm việc chỉ toàn phụ nữ. Trong số họ, Thắng ấn tượng nhất cô gái tóc dài và hay cười. Cô chủ động làm quen Thắng bằng một điệu cười giòn như ngô rang: “Hí hí hí, chào anh! Em tên là Tự Nhiên Hương”.
Thắng trố mắt nhìn cô gái: “Tên em… lạ thế!”. Hương khuyến mãi thêm một tràng cười nữa: “Hí hí hí, em tên Hương, nhưng tính cách em hồn nhiên nên các chị ở đây gọi em là Tự Nhiên Hương”.
Thắng chỉ biết đáp lại sự nồng nhiệt của Hương bằng một nụ cười xã giao. Nhìn vẻ ngoài, Hương cũng được gái phết, đúng là cô có duyên, đi đến đâu cũng có thể khuấy động cả không gian. Khuôn mặt không xinh cho lắm, nhưng Hương lại “ăn đứt” chị em đồng nghiệp bởi đôi chân dài miên man. Tính cách Hương tồng tộc, nghĩ sao nói vậy, không bận tâm người xung quanh đánh giá mình thế nào.
Ảnh minh họa
Nghe Hương kể, từ lúc tốt nghiệp đại học, chân ướt chân ráo về công ty làm việc, “cắm rễ” đến 4 năm, nhưng không ai muốn kết thân với cô. Khi tiếp xúc và gần gũi với Hương, Thắng mới biết Hương có thói quen ăn vặt.
Phụ nữ ai cũng ăn vặt, đàn ông còn ăn vặt nữa là…, nhưng “cạp” mọi lúc mọi nơi kiểu như Hương thì đúng là đáng ngại. Không ít lần Thắng méo mặt vì đang tập trung viết báo cáo thì Hương lao tới: “Anh ơi, đi ăn bánh rán nhân mặn đi, em đói quá”. Liếc vội đồng hồ trong máy tính, Thắng nghệt ra: “Ớ, mới hơn 3 giờ chiều mà”.
Bị Thắng từ chối khéo, Hương lẳng lặng đi “cạp” một mình. Tưởng được yên thân, vài chục phút sau, Hương lại hớn hở xách về phòng một túi bự toàn trái cây, chua ngọt đủ cả. Thắng giật nảy khi Hương nồng nhiệt giơ ra múi mít to bằng cái nắm tay trước bàn phím máy tính. Hắn đành miễn cưỡng ăn cho xong.
Không biết từ lúc nào, phòng làm việc biến thành “quán cóc” di động: Ổi, nhãn, xoài xanh, mận, chôm chôm đều mọc “chân”, chúng di chuyển đến bất cứ nơi nào Hương đang “tọa”. Tranh thủ 1 tiếng nghỉ trưa, khó khăn lắm Thắng mới chợp được mắt trên chiếc ghế xoay thì tiếng “Soạt!” làm hắn giật bắn dậy. Thì ra Hương đang bóc… bim bim, vừa ăn vừa gác chân lên bàn làm việc xem phim bộ, cười rinh rích.
Thói quen ăn vặt của Hương không chỉ làm phiền đồng nghiệp trong văn phòng mà còn gây ra nhiều “tai nạn” cho bất cứ ai gặp cô trong công ty. Bữa trưa đầu tiên đồng ý đi ăn cùng Hương, Thắng hỏi: “Em muốn chúng ta ăn gì?”. Hương nhanh nhảu: “Đi ăn chim nướng đi, em biết một chỗ ngon lắm”. Thắng tỏ ra hơi ái ngại nhưng đành chiều ý đồng nghiệp. Trong lúc mải ăn chim nướng, Hương lỡ tay làm rơi chiếc kính cận của Thắng làm nó gãy làm đôi.
Video đang HOT
Một ngày khác, Thắng được phen bàng hoàng khi nghe giọng đầy hào hứng của Hương: “Trưa nay anh đi ăn bún đậu mắm tôm với em nhé. Chán quá, ở đây không chị nào ăn được món này”.
Mới ăn được 1/3 đĩa bún, Hương đã order thêm mắm tôm, cứ mỗi lần giơ bát lên, kiểu gì Hương cũng đánh đổ, mắm tôm bắn tung tóe làm Thắng né không kịp. Hương lại hồn nhiên cười hề hề: “Ôi dào, ăn cái món này phải chấp nhận hương vị đậm đà khó quên của nó”.
Thắng đành “ngậm đắng nuốt cay”, quay về công ty, hắn lẻn vào nhà vệ sinh gột áo gần 15 phút. Vừa gột áo, hắn vừa hậm hực: “Trời ạ, bực quá, công ty có biết bao chị em mà tại sao không ai chịu đi ăn với cô ta? Mình là nạn nhân của cô ta đấy à? Mình thề! Lần này là lần cuối cùng”.
***
Hương xin nghỉ không lý do đã hơn một tuần, văn phòng bình yên, ai cũng tập trung làm việc rào rào. Nhưng đến giờ nghỉ trưa, chị đồng nghiệp ngồi kế bên đi ra rồi lại đi vào, thở dài thườn thượt. Thắng băn khoăn: “Chị bị mệt à?”. Chị lắc đầu: “Không! Chị không mệt, nhưng không có ai khuấy động không gian, văn phòng ỉu xìu, chán quá”. Thắng buồn rầu: “Vâng, em cũng thấy… nhớ cô ấy phết!”.
Tim Cook đối mặt bất ổn trong nội bộ Apple
Hàng trăm nhân viên và cựu nhân viên Apple than phiền về môi trường làm việc, động thái hiếm có với tập đoàn luôn giữ kín tình hình nội bộ.
Apple vốn nổi tiếng với văn hóa doanh nghiệp kín đáo, trong đó, nhân viên được kỳ vọng giữ kín mọi thông tin với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tập đoàn này đột nhiên phải đối mặt với vấn đề không ai có thể nghĩ đến cách đây vài năm, đó là sự bất bình của nhân viên.
CEO Tim Cook hôm 17/9 trả lời hàng loạt câu hỏi của nhân viên trong lần đầu tiên họp toàn thể công ty kể từ khi hàng loạt lo ngại của người lao động được thể hiện công khai, với nhiều chủ đề từ bình đẳng lương đến việc Apple có nên tham gia vào những vấn đề chính trị của Mỹ hay không.
Cook chỉ trả lời hai câu hỏi mà nhiều nhân viên đặt ra, nhưng phản ứng của ông cũng là sự thừa nhận rằng những vấn đề công việc và xã hội gắn liền với Thung lũng Silicon suốt nhiều năm qua cũng đã bám rễ ở Apple.
Logo Apple tại một cửa hàng của hãng ở New York.
Trong một tháng qua, hơn 500 nhân viên và cựu nhân viên Apple đã tiết lộ về những vụ bạo hành, quấy rối tình dục, phân biệt đối xử và trả đũa trong công việc.
Tất cả đều đồng tình rằng chính sách giữ bí mật của Apple đã tạo ra môi trường ngăn nhân viên nói về những lo ngại ở nơi làm việc, họ không được nói với đồng nghiệp, báo chí hay đề cập trên mạng xã hội. Những phàn nàn về quản lý hoặc đồng nghiệp thường bị phớt lờ, trong khi nhân viên rất sợ chỉ trích cách vận hành của tập đoàn.
"Môi trường bí mật này rất độc hại. Tôi hiểu sự bí mật là rất quan trọng với sản phẩm, nhằm gây bất ngờ và làm khách hàng hài lòng. Nhưng nó lây lan sang nhiều lĩnh vực khác, gây cản trở và thiệt hại cho người lao động", Christine Dehus, người làm việc 5 năm tại Apple và rời đi hồi tháng 8, cho hay.
CEO Tim Cook và Giám đốc nhân sự Deirdre OBrien khẳng định Apple thường xuyên giám sát những khoản lương thưởng để bảo đảm công bằng cho nhân viên. "Chúng tôi thỉnh thoảng phát hiện chênh lệch và nhanh chóng khắc phục chúng", OBrien cho hay.
Apple có khoảng 160.000 nhân viên trên toàn cầu, chưa rõ những than phiền mới được công khai phản ánh những vấn đề mang tính hệ thống hay chỉ là các trường hợp riêng lẻ được ghi nhận tại nhiều tập đoàn lớn.
"Chúng tôi luôn giữ vững cam kết xây dựng và duy trì nơi làm việc tích cực. Chúng tôi xem xét nghiêm túc mọi lo ngại và điều tra khi chúng được đề cập, tập đoàn không thảo luận về từng vấn đề của các nhân viên cụ thể vì tôn trọng sự riêng tư của những người liên quan", Apple ra thông cáo cho hay.
Công khai những vấn đề nội bộ của Apple là điều đáng ghi nhận, trong bối cảnh nhân viên các công ty tại Thung lũng Silicon ngày càng thể hiện rõ quan điểm của mình.
Ba năm trước, nhân viên Google trên khắp thế giới cùng rời văn phòng để phản đối những chính sách liên quan tới quấy rối tình dục. Các nhân viên Facebook năm ngoái cũng lên tiếng phản đối cách công ty này xử lý những bài viết của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ở Apple, các nhân viên dường như chỉ tập trung vào công việc và ít gây điều tiếng. Giữ bí mật là một trong những điều được nhà sáng lập Steve Jobs theo đuổi, do ông luôn ám ảnh với ngăn chặn rò rỉ thông tin về các sản phẩm mới để gây bất ngờ tối đa cho công chúng. Tuy nhiên, tư tưởng này ngày càng lan truyền trong môi trường làm việc tại hãng.
"Tôi chưa bao giờ gặp nhân viên nào lo sợ nói về lãnh đạo công ty như họ", Cher Scarlett, một trong những người sáng lập nhóm hoạt động #AppleToo, cho biết.
Phát ngôn viên Apple khẳng định công ty có chính sách cho phép nhân viên phát biểu tự do về mức lương, thời gian và điều kiện làm việc.
Apple tách nhân viên thành nhiều nhóm riêng biệt nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin. Hãng không có bảng tin nội bộ chung để nhân viên tương tác với nhau cho đến lúc sử dụng Slack vào năm 2019.
Trụ sở Apple ở bang California, Mỹ.
Công cụ này trở nên phổ biến khi các nhân viên bắt đầu làm việc tại nhà do Covid-19. "Với nhiều người, đây là lần đầu họ có cơ hội tương tác với những người ngoài nhóm của mình. Trước đó, không ai biết có những người đang gặp vấn đề như mình", Janneke Parrish, một sáng lập viên khác của AppleToo, cho hay.
Những lời than phiền dường như đang tạo ra ảnh hưởng. Apple hồi đầu năm nay thuê Antonio Garcia Martinez, một cựu quản lý tại Facebook. Ngay sau đó, hơn 2.000 nhân viên đã ký tên vào thử phản đối gửi tới ban lãnh đạo vì "những phát biểu phân biệt chủng tộc và giới tính" trong cuốn sách được Martinez viết về giai đoạn làm việc ở Facebook. Apple đã sa thải Martinez chỉ sau vài ngày.
Hồi tháng 5, hàng trăm nhân viên ký vào thư kêu gọi Apple ủng hộ người Palestine trong xung đột với Israel. Một kênh Slack được thành lập để thúc đẩy Apple linh hoạt hơn trong vấn đề làm việc từ xa sau đại dịch đã thu hút hơn 7.500 nhân viên.
Ngoài các nhóm hoạt động, Apple cũng đang đối mặt hàng loạt vụ kiện cáo của nhân viên trước công chúng.
Ashley Gjovik, cựu quản lý chương trình kỹ thuật tại Apple trong 6 năm, cho biết cô đã than phiền suốt nhiều tháng về vấn đề xét nghiệm chất hóa học độc hại ở văn phòng, cũng như các bình luận phân biệt giới tính từ một quản lý.
Gjovik bị đình chỉ việc và sa thải sau khi công khai những than phiền của mình, với lý do làm rò rỉ thông tin sản phẩm và không hợp tác với cuộc điều tra của tập đoàn. Cô đã nộp đơn tố cáo lên Ủy bản Quan hệ Lao động Quốc gia, Ủy ban Bình đẳng Cơ hội Việc làm và Bộ Tư pháp.
Christine Dehus rời Apple sau nhiều năm đấu tranh với quyết định bổ nhiệm vào vai trò nhiều công việc nhưng mức lương thấp. Cô cho biết Apple cố điều động mình tới vị trí khác sau khi than phiền về cách làm việc của tập đoàn.
"Văn hóa công ty là tuân thủ mọi chỉ thị và bạn sẽ được thăng chức. Họ sẽ tước cơ hội này nếu bạn đề xuất gì đó hoặc gây chú ý với công chúng", Richard Dahan, một cựu nhân viên, cho hay.
Điểm chuẩn, học phí ngành Logistics như thế nào? Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng với môi trường làm việc năng động, đa dạng. Do đó, điểm chuẩn vào ngành này tại các trường cũng tương đối cao, thậm chí có trường lên tới 28 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng những năm...