Cô gái Việt từng bị chê ‘mặt lưỡi cày’ lột xác xinh đẹp nhờ dao kéo
Hoàng Thị Hiên từ một cô gái sở hữu cằm dài, mũi gồ, mí ngược… sau 3 tháng trở nên xinh đẹp nhờ phẫu thuật thẩm mỹ.
Hoàng Thị Hiên (Nam Định) nuôi ước mơ trở thành nữ DJ nhưng ngoại hình không cho phép cô gái trẻ làm điều đó. Hiên từng đi xin việc ở một số quán bar nhưng đều nhận được sự từ chối vì dung mạo khiếm khuyết. Gương mặt dài (cằm nhô ra) của Hiên từng bị nhiều người chế giễu, chê bai chẳng khác nào lưỡi cày. Cô gái trẻ sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.
Hoàng Thị Hiên từng bị nhiều người chê “ mặt lưỡi cày” vì những khiếm khuyết.
Gia đình không khá giả, mẹ mất sức lao động nên nhiều lần Hiên có ý định từ bỏ ước mơ mặc dù bản thân luôn khát khao và biết mình có khả năng.
Phép màu đến với cô gái trẻ khi nhận được gói phẫu thuật thẩm mỹ từ chương trình Phép màu sắc đẹp (phát sóng trên kênh VTV3).
Hiên được bác sĩ chẩn đoán có nhiều khiếm khuyết trên mặt: Khớp cắn ngược, hàm dưới phát triển hơn hàm trên, hàm trên lõm, mí mắt ngược, mũi gồ… Sau khi nghiên cứu, các bác sĩ quyết định thực hiện các công đoạn chỉnh sửa cho Hiên: phẫu thuật đẩy cằm dưới vào, tạo đầy phía trên hàm bị lõm, chỉnh ngược mí, tiêm filler ở mũi, cằm để tạo sự cân đối… Các điểm như góc hàm, gó má, sống mũi, mí mắt được các bác sĩ chú trọng nhiều nhất để tạo nên sự hài hòa cho khuôn mặt cho Hiên.
Video đang HOT
Cuộc lột xác ngoạn mục của cô gái trẻ nhờ sức mạnh dao kéo.
Sau 3 tháng, cô gái rụt rè ngày nào xuất hiện tự tin với một diện mạo như hot girl. Toàn bộ khiếm khuyết trên gương mặt Hiên đã biến mất mà thay vào đó là vẻ xinh đẹp, nụ cười rạng rỡ.
“Khi nhìn thấy mình trong gương sau phẫu thuật, mình không tin vì nó khác xa nhiều so với trước. Với ngoại hình này mình muốn giao tiếp với mọi người nhiều hơn để bù đắp cho những ngày tháng sống như vỏ ốc trước đây”, Hiên chia sẻ.
Hoàng Thị Hiên tự tin theo đuổi con đường làm DJ sau khi thay đổi ngoại hình như sức mạnh dao kéo.
Theo iOne
Tiêm filler: Cơ thể dễ biến dạng
Tiêm filler (chất làm đầy) để nâng sống mũi, bơm môi... hiện nay được nhiều bạn trẻ ưa thích, song theo khuyến cáo của chuyên gia, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp làm đẹp này.
Biến dạng vì filler
Trên Facebook, A.T, 23 tuổi ở Quảng Ninh chia sẻ rằng bản thân rất ân hận vì đã vội vàng tiêm chất làm đầy - filler ở một cơ sở làm đẹp không uy tín. Sau khi tiêm cằm, mũi, dưới cằm, cô gái này xuất hiện dị vật dạng mềm có đường kính 2cm, chạy quanh vùng tiêm. Hai bên sống mũi gồ lên, sờ có những hạt như hạch, khiến mũi đau tức.
Tương tự, P.D., 20 tuổi, (Hà Nội) cũng "khổ sở" vì không những không sở hữu được làn môi trái tim mà còn phải chịu đau đớn, thâm sưng. Thậm chí, cô không dám đi ra ngoài vì đôi môi biến dạng. Trước khi thực hiện phẫu thuật, chủ cơ sở thẩm mỹ hứa rằng chất này sẽ tan ngay và biến thành collagen tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sau 7 ngày, môi cô vẫn sưng, thậm chí vùng quanh tiêm còn bị tụ máu.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Đại tá, PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay: bản thân ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí cấp cứu cho nhiều trường hợp gặp biến chứng do tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc như trên. Trong đó, với các chị em, đa phần là các trường hợp mũi, môi bị biến dạng, ngực nhiễm trùng, biến dạng vú... Nhiều trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn phần ngực và tái tạo thành bộ phận mới.
Còn với đàn ông, đa phần dùng filler tiêm vào dương vật nhằm tăng kích thước, thể hiện bản lĩnh. Hậu quả khiến bộ phận này gặp phản ứng viêm, nhiễm trùng, phải cắt loại bỏ.
Ảnh minh họa
Filler chỉ có tác dụng từ 4-18 tháng
Giải thích kỹ hơn về phương pháp làm đẹp này, PGS Sơn cho hay, tiêm filler thuộc thẩm mỹ không xâm lấn- tức không làm thay đổi xương, cơ, các tổ chức dưới da. "Thực chất filler là một chất thay thế acid hyaluronic trong tế bào của con người. Bởi càng có tuổi, lượng hyaluronic acid sẽ ít dần đi khiến da nhăn nheo, chảy sệ. Lúc đó, người ta đã nghĩ đến chuyện thay thế chúng để duy trì sự trẻ trung bằng filler. Filler được chiết xuất bằng rất nhiều công nghệ, có thể tổng hợp từ bò, cừu. Nhìn chung, đây là một chất an toàn trong y tế, giúp bù đắp dịch trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ", PGS Nguyễn Tài Sơn nói.
Vẫn theo PGS Nguyễn Tài Sơn, chất làm đầy là một trong các chất liệu được sử dụng trong thẩm mỹ. Khi chất này được tiêm vào cơ thể, nó sẽ làm mờ các vết nhăn quanh mi mắt, quanh khóe miệng, làm đầy các sẹo lõm. Chất làm đầy cũng làm tăng thể tích một số cơ quan bộ phận như tiêm vào môi mỏng làm môi đầy đặn hơn, tiêm vào mũi để cải thiện hình dáng và độ cao...
Sở dĩ hiện nay nhiều người hào hứng với phương pháp làm đẹp này là do ưu điểm cho hiệu quả tức thì, không cần đụng chạm dao kéo với các nguy cơ có thể gặp như nhiễm trùng vết mổ, sẹo xấu.
Tuy nhiên, chất làm đầy cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, theo khuyến cáo của các hãng sản xuất là từ 4-18 tháng. Nếu muốn duy trì kết quả bạn phải tiêm lại theo lịch trình của bác sĩ và bạn phải có thời gian cũng như tiền bạc. Mặt khác tiêm chất làm đầy cũng xảy những tai biến không mong muốn như các trường hợp trên.
Không dùng filler cho mũi và ngực
Mới đây nhất, PGS Tài Sơn đã tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhân tiêm chất làm đầy vào mũi tại một cơ sở y tế tư nhân, khiến chiếc mũi bị tù, bè. Trong lúc mổ, bác sĩ tháo ra hơn 1cc chất làm đầy từ mũi của cô gái trẻ này, chưa kể phần đã ngấm vào tổ chức.
Vị trưởng khoa nhiều năm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ cho hay: "Nhiều người chọn cách nâng mũi bằng filler nhưng tôi khuyên các bạn hãy dừng ngay ý định này. Vì chất làm đầy là một dạng gel (dạng lỏng không thể nằm mãi trên sống mũi được. Cấu tạo sống mũi của chúng ta có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn, có hình tháp. Nếu cắt ngang sống mũi sẽ cho hình tam giác. Do đó, chất làm đầy không thể đậu trên đỉnh của tam giác này. Thay vào đó, dần dần chúng sẽ bị phần da phía trên đè xuống và xẹp sang hai bên. Vô hình chung sẽ làm mũi bị bè, to.
Nếu muốn nâng cao sống mũi, thì phải bơm nhiều. Do đó, chất làm đầy sẽ càng bị ép xuống khiến dịch tràn sang hai bên theo nguyên tắc &'nước chảy chỗ trũng'. Đó chính là nguyên nhân khiến mũi bị biến dạng, chưa kể đến việc nhiễm trùng, hoại tử do chất liệu không đảm bảo".
Theo đó, việc tạo chiếc mũi cao bằng chất làm đầy chỉ mang tính chất "đánh lừa" khách hàng bởi vì thủ thuật tiêm filler rất nhanh, cho kết quả ngay. Nhưng về lâu dài sống mũi sẽ bị biến dạng như đa nêu ở trên.
Về những trường hợp môi bị sưng, biến dạng, PGS Sơn cho rằng nguyên nhân do tiêm chất làm đầy không đều, làm vỡ mạch máu khi tiêm và đặc biệt do filler không đảm bảo chất lượng.
Riêng với phương pháp nâng ngực bằng filler, PGS Sơn khuyến cáo đây là cách làm đẹp không được khuyến khích. Bởi ngực có những động mạch, tĩnh mạch rất lớn, tiêm chất làm đầy sẽ gây ra những tai biến nguy hiểm. Trong đó, ngoài việc làm biến dạng ngực, gây viêm, co vón tuyến sữa, hoại tử, filler còn làm tắc động mạch phổi, khi lên não làm tắc động mạch não gây đột quỵ.
"Cho đến nay, chưa có loại filler nào đảm bảo để nâng ngực. Do đó, chúng tôi thống nhất không nâng ngực theo cách này. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở hiện vẫn quảng cáo và thực hiện nâng ngực với filler. Tại đây, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều ca tháo bỏ chất làm đầy không đảm bảo ở ngực. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú mới khắc phục được hậu quả", PGS Sơn cho hay.
Theo Alobacsi
Lý do chị em khó trị nám dứt điểm Nám là một bệnh lý về da phổ biến, thường xuất hiện ở phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Hầu hết chị em đều cảm thấy khó khăn trong việc điều trị dứt điểm tình trạng này. Nám do nhiều nguyên nhân nên phải xác định đúng mới điều trị hiệu quả. Theo bác sĩ da liễu tại Skincare của Bệnh viện...