Cô gái Việt ở Nhật hướng dẫn cách trồng cây, giâm cành kiểu “con nhà nghèo” cho người thuê trọ hay ở nhà phố chật hẹp
Phương pháp chăm và giâm cành được chị Uyên Nhi tự mày mò sau khi nhận thấy các loại thuốc/ vitamin chuyên dụng cho cây có giá thành khá đắt đỏ.
Chị Quách Mỹ Uyên Nhi (hiện đang là Tiến sĩ và kinh doanh tại Nhật Bản) có sở thích đặc biệt với vườn tược và cây cối. Khu vườn nhỏ xinh của chị Uyên Nhi cũng được hình thành từ việc xa xứ, bởi thèm đồ ăn mang hương vị quê hương.
“ Mình thèm đồ ăn Việt Nam nhưng muốn mua các loại rau mùi, rau ăn kèm khá khó. Và nếu có thì giá thành cực đắt. Nên mình đã tự chủ động trồng các loại cây này để phục vụ nhu cầu của bản thân. Nếu mình nấu bát phở thì chỉ cần ra vườn hái hành lá, rau quế. Muốn kho cá cũng vặt vài trái ớt trong vườn nhà . Vừa nhanh tiện lại có cảm giác rất vui.
Thời tiết Nhật Bản cũng có 4 mùa. Mùa nào thì hoa và cây đó. Cứ hết mỗi mùa hoa này thì mình sẽ tiếp nối bằng loại hoa khác. Vì diện tích ban công của nhà mình rất nhỏ nên mình chủ yếu trồng cây theo tầng. Nhiều loại cây được trồng trong cùng một chậu để tiết kiệm diện tích đất, đồng thời cây cối cũng dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Không những thế mình còn thử giâm hoa hồng và tỉ lệ thành công là rất cao“, chị Uyên Nhi chia sẻ.
Chị Uyên Nhi và ban công trồng rau cùng hoa của mình.
Vì nhớ hương vị quê nhà mà chị Uyên Nhi tận dụng ban công nhỏ xinh của mình để trồng các loại rau gia vị.
Một vài loại rau khác được chị Uyên Nhi trồng.
Vì khí hậu của Nhật Bản khác với Việt Nam nên mỗi năm cây hồng được chi Uyên Nhi trồng chỉ ra một hoặc hai đợt tùy từng loại. Trồng hồng tương đối công phu hơn các loại hoa khác vì nó “đỏng đảnh” hơn rất nhiều.
May mắn bên Nhật Bản cũng có nhiều loại thuốc/vitamin chuyên dụng dành cho hoa hồng được mua dễ dàng ở những tiệm cây. Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này cũng khá đắt. Mỗi hộp khoảng 30ml mà xấp xỉ 500 – 700.000 đồng. Nên chị Uyên Nhi quyết định tự trồng hồng theo cách của “con nhà nghèo”.
Cụ thể, chị bón phân NPK (loại túi 5kg mà rẻ), bón năm vài đợt đặc biệt là vào tháng 4 (trước mùa hoa nở). Tại Nhật Bản, hoa hồng thường nở vào tháng 5. Chị Uyên Nhi sẽ không để hoa tự tàn lụi mà khi hoa nở thì cắt hết để sấy làm trà. Sau đó tỉa cành và bón phân 1 đợt nữa. Với cách làm này, chị Nhi sẽ tránh được mùa sau cây bị kém phát triển.
Ngoài rau gia vị, chị Uyên Nhi còn trồng rất nhiều cây hồng.
Những bông hồng được chị Uyên Nhi hái xuống rửa sạch trước khi phơi khô.
Về việc bổ sung dinh dưỡng cho cây ngoài bón phân tổng hợp thì chị Uyên Nhi thỉnh thoảng sẽ làm dịch chuối. Khi chuối rẻ hoặc là mua về ăn không hết bị chín quá thì chị xay cả vỏ và vỏ của các loại rau khác như cà rốt, bắp cải… rồi ủ khoảng 1 tháng rồi bón cho cây.
Video đang HOT
Lưu ý là bón sâu xuống đất hoặc là lấp đất lên trên để tránh các loại như côn trùng, ốc sên, sên trần… sẽ tấn công. Mùa đông thì chỉ cần tránh tuyết rơi trực tiếp là được.
“ Nói chung cách chơi cây của mình rất tiết kiệm vì mình ở trọ nên cũng không muốn đầu tư nhiều. Mình nghĩ với cách này thì các bạn ở Việt Nam dù ở chung cư hay nhà nhỏ đều có thể có khu vườn nhỏ của riêng mình nếu muốn“.
Chị Uyên Nhi sẽ không để hoa tự tàn lụi mà khi hoa nở thì cắt hết để phơi khô rồi sấy làm trà.
Ngoài ra, việc giâm cành chị Uyên Nhi cũng thực hiện thành công dù kỹ năng này khá khó, thường chỉ có nhà nghề mới làm được. Nhưng cũng may, “trộm vía” là lần giâm đầu tiên chị làm đã thành công với tỷ lệ 80%. Theo chị Uyên Nhi, khi giâm cành chị em chỉ cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Chọn giống cây khoẻ không sâu bệnh.
- Cắt cành giâm khi cây đang khỏe, thời điểm tốt nhất là trước hoặc đang ra hoa.
- Không chọn thời điểm hoa đang tàn lụi.
- Không dùng kéo vì thân dễ bị dập, chọn dao sắt cắt dứt khoát 1 lát thật ngọt xéo thân để tăng diện thích tiếp xúc.
- Cắt cành xong thì tiến hành giâm càng sớm càng tốt, như chị Uyên Nhi là giâm cành ngay lập tức.
- Nên chọn thời điểm mát trời khoảng 5-6h tối.
Cách trồng: Đào 1 lỗ nhỏ sâu khoảng 5 cm, cho vào đất 1 ít bột kích rễ, quét 1 ít bột lên phần thân dự định giâm xuống (đặc biệt là mặt cắt). Tưới nưới ngày 2-3 lần chỉ tưới đủ ẩm không nên tưới nhiều, không để nơi nắng gắt.
Sau khoảng 10-15 ngày sẽ thấy cây đâm chồi mới, và sau 1 tháng ra lá và khoảng 3 tháng là cho hoa “ Mình không phải là người chuyên làm vườn, chỉ là mình thích cây cối và thử trồng cho vui, đọc 1 số tài liệu nữa. Nhưng may mắn là các cây mình trồng đều phát triển khá tốt, tốt hơn mình mong đợi. Nên hi vọng với chia sẻ của mình những ai đang muốn tự trồng cây hay giâm cành tại nhà có thể thêm động lực để thực hiện thành công”.
Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh cây cối và hoa tươi trong khu vườn của chị Uyên Nhi:
Ảnh: NVCC
Ban công nhỏ ở chung cư phủ kín đủ loại rau quả sạch nhờ trồng bằng ống nhựa của mẹ đảm ở Sài Gòn
Khoảng diện tích nhỏ xinh, nhiều nắng ở ban công giúp chị Trang (Sài Gòn) trồng đủ loại rau quả sạch cho các con thưởng thức hàng ngày.
Khác với những không gian ban công thông thường khác được treo các chậu trồng bằng nhựa, chị Trang chọn cách sử dụng ống nước bằng nhựa PVC cỡ lớn để treo lên lan can và trồng cây.
Khoảng ban công có nhiều nắng, khá thoáng đãng giúp chị Trang thêm hào hứng khi trồng rau sạch. Ngoài các loại rau được gieo từ hạt, chị Trang còn trồng thêm bầu hồ lô, mướp để tăng thêm nguồn thực phẩm sạch hàng ngày cho gia đình.
Chị Trang cùng gia đình hiện đang sống trong một căn hộ thuộc khu chung cư cao tầng ở Sài Gòn. Nhà của chị có 2 ban công, đủ nắng đủ gió nên chồng chị mua những ống nhựa cỡ lớn về để thi công thành khu vườn tuyệt đẹp dành cho vợ trồng rau.
Cũng nhờ có hai khu vườn nhỏ này, chị Trang thỏa sức trồng các loại rau quả cho gia đình như rau cải, rau muống, mùng tơi, dền đỏ, mướp, bầu, ớt... Ngoài ra, chị Trang còn thử sức trồng thêm khổ qua và rau đay.
Khu vườn ban công nhỏ xinh được sử dụng ống nhựa PVC để trồng rau.
Các con của chị Trang vô cùng yêu thích khu vườn của mẹ.
Chồng chị tận dụng ống nhựa PVC để trồng rau.
Các con thường sử dụng ban công để ngồi chơi, ngắm nhìn cây cối.
Chị Trang rất vui vì từ khi trồng thiết kế vườn rau, không gian xanh tốt giúp các bé yêu thích những giờ phút ra ban công ngắm nhìn cây xanh.
Hai bé nhà chị yêu vườn rau của mẹ và cũng khá hào hứng khi được tìm hiểu về các loại cây, loại rau, được tự tay thu hoạch.
Cũng nhờ việc gần gũi hơn với thiên nhiên, các bé yêu cây xanh và thích những món ăn mẹ nấu từ rau quả thu hoạch ở ban công.
Chia sẻ về cách thiết kế, thi công ống nhựa làm chậu trồng, chị Trang cho biết: "Nguyên liệu để làm chậu treo trồng rau ở ban công rất đơn giản, đó là sử dụng ống nước PVC lớn, cắt đi khoảng 1/3 ống ở trên, bịt 2 đầu và treo lên. Cách này của chồng mình vừa tiết kiệm không gian để lũ trẻ có thể thoải mái chơi ở ban công, cũng là nơi để mình ngồi ngắm cảnh phố phường và thư giãn sau những giờ phút bận rộn".
Với ống nhựa cỡ lớn này, chị Trang không đục lỗ phía dưới vì chỗ nối giữa hai ống có hở để thoát nước.
Chị dùng thép để cố định ống nhựa lên thành ban công.
Ống nhựa treo.
Các chậu trồng đủ loại rau.
Góc vườn xanh tốt.
Để khu vườn trên cao tươi tốt, chị Trang thường dùng đất Tribat, thêm một ít phân ba màu, thêm phân bón hữu cơ và tưới nước. Chị còn sử dụng các loại lá già, thân cây, rác hữu cơ nhà bếp... để bón thêm cho khu vườn ban công.
Sau 2 đợt trồng, chị Trang thay 1/2 đất giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng đợt sau. Dù bận rộn đến đâu, chị Trang vẫn sắp xếp thời gian để tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều. Mỗi lần chị thường tưới không nhiều để khỏi chảy ra sàn ban công.
Vì ống PVC đường kính 25cm được chồng chị tận dụng từ các công trình xây dựng nên chi phí hoàn thiện khu vườn chẳng tốn mấy đồng. Tổng thể ban công được chị trồng 4 giàn, mỗi giàn gồm 2 ống 1 mét ghép lại với nhau.
Chị Trang trồng rau và các loại quả. Không gian xanh còn được trồng thêm hoa mười giờ tạo vẻ đẹp rực rỡ, nổi bật cho ban công trên cao.
Chị Trang trồng bầu hồ lô, mướp trong các chậu đặt ở phía trong góc của ban công.
Thu hoạch rau để chế biến nhiều món ngon. Các con của chị vì được gần gũi với cây cối, tìm hiểu về các loại rau quả nên cũng thích thú hợp khi được thưởng thức món ngon từ thực phẩm sạch.
Góc vườn ban công được phân chia hợp lý với chậu trồng bằng nhựa PVC. Các chậu được kết nối liền mạch và tận dụng khoảng thoáng sáng, nhiều nắng ở ban công. Góc nhỏ không quá rộng nhưng vẫn đủ trồng đa dạng các loại cây.
Ớt.
Trồng rau mầm.
Khu vườn được thiết kế đơn giản, đủ thoáng sáng và nắng gió, đủ nước tưới và bón phân định kỳ để luôn duy trì vẻ đẹp tốt tươi, xanh mát. Hai khoảng ban công rộng đủ để gia đình chị thêm yêu ngôi nhà của mình, thêm vui vẻ và khỏe mạnh với những bữa ăn đủ dinh dưỡng hàng ngày.
Nguồn ảnh: NVCC
Ấn tượng với những trang trại nuôi cá, thả gà, trồng rau trên sân thượng Sống giữa những đô thị "đất chật người đông" nhưng nhiều người vẫn nuôi trồng thành công đủ loại hoa trái, gia cầm, cá... ngay trên sân thượng diện tích nhỏ của gia đình. Hoa trái trĩu trịt , gà vịt đẻ trứng trên nông trại sân thượng giữa Sài Gòn Hình ảnh khu vườn sân thượng xanh mướt với đủ loại rau...