Cô gái Việt nhỏ bé đứng “úp mặt” vào ngực chồng, đẻ con ra bác sĩ thốt lên kinh ngạc
Mới gặp nhau ngoài đời chưa được 2 tuần chị Nga đã đồng ý kết hôn với anh chàng người Ba Lan và đang có cuộc sống làm mẹ viên mãn ở Anh Quốc.
Khi đang sinh sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội, chị Nga đã phải lòng anh chàng trai Kamil Skwiot (người Ba Lan, đang sống và làm việc tại Anh) trong một lần dạo chơi trên mạng xã hội vào năm 2013. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu và qua ba lần gặp mặt ngoài đời, cả 2 tiến tới kết hôn, cùng nhau định cư ở Anh Quốc. Hiện nay tổ ấm nhỏ của chị và ông xã người Ba Lan đang có 2 nhóc tì (bé trai Lucas, bé gái Na) vô cùng đáng yêu.
Mới gặp nhau ngoài đời chưa được 2 tuần chị Nga đã đồng ý kết hôn với anh chàng người Ba Lan và đang có cuộc sống làm mẹ viên mãn ở Anh Quốc.
Theo lời chị Nga, chị và anh xã quen nhau qua mạng và sau 3 tháng trò chuyện thì anh quyết định xin 2 tuần nghỉ phép để qua Việt Nam gặp chị. Lần đầu gặp bạn trai chị Nga đã bị sững sờ và sốc vì anh quá cao to, anh cao 1m96 còn chiều cao chị khá khiêm tốn với 1m53. Khi đứng với anh, chị chỉ cao ngang ngực anh nhưng cũng may mắn chiều cao này vừa đủ để có thể “úp mặt” vào ngực người đàn ông yêu thương chị nhất cuộc đời những lúc vui buồn.
Chị nói: “Nhìn anh không khác gì người khổng lồ. Hai đứa gặp nhau, chúng mình đã đi ăn uống và yêu nhau từ lúc nào không hay. Còn nhớ lúc anh sang Việt Nam gặp mình, thời tiết Hà Nội lúc đó là mùa hè và vô cùng nóng. Lúc đó mình vẫn đang làm lễ tân cho một khách sạn 4 sao. Suốt quãng thời gian anh ở đây, ngày nào cũng đều đặn đến khách sạn trước một tiếng để đợi mình tan làm. Anh cứ kiên nhẫn đứng ngoài nắng nóng để chờ mình, mình kêu anh ra quán cà phê ngồi nhưng anh nhất định không đi. Đồng nghiệp của mình hay trêu rằng: Anh ấy là gã si tình”.
Hai bé Lucas và Na là kết tinh ngọt ngào của mối tình không biên giới.
Chính những hành động chân thành đó đã khiến chị Nga cảm nhận được đấy là người đàn ông tử tế và nghiêm túc trong chuyện tình cảm. Hai tuần lễ trôi qua nhanh chóng, anh phải bay về Anh để tiếp tục công việc. Tiễn anh ra sân bay anh ôm chầm lấy chị và khóc liên tục. Về phía chị dù đã dặn bản thân mạnh mẽ không khóc nhưng đứng trước cảnh tiễn biệt chị cũng không thể kìm lòng.
Rồi ngày tháng trôi qua thấm thoát đã 8 tháng anh chị tìm hiểu, anh lại sắp xếp nghỉ phép và về Việt Nam gặp chị. Lần gặp này, chỉ sau vài ngày anh đã chủ động cầu hôn chị trong một nhà hàng Ấn Độ với những ngọn nến lung linh và bàn ăn trải đầy hoa hồng.
Trong không gian lãng mạn đó, anh hỏi chị: “Em có đồng ý lấy anh không?” chị Nga đã đắn đo và do dự rất nhiều, bởi chị nghĩ liệu mọi chuyện có quá nhanh khi cả hai mới chỉ quen và 2 lần gặp mặt. Tuy nhiên, nhìn hình ảnh anh quỳ xuống trước mặt cùng với chiếc nhẫn và ánh mắt chân thành đó chị hạnh phúc không thể nói nên lời.
Chị nhớ lại: “Và khi mình nói “Có”, anh đã ôm mình và khóc trong niềm vui, niềm hanh phúc. Lúc đó thật sự mình càng cảm nhận được tình yêu chân thành của anh. Để bây giờ hai vợ chồng mình lấy nhau được 7 năm rồi. Và mình chưa bao giờ hối hận về quyết định này. Không những vậy mình thây bản thân thực sự rất may mắn khi gặp được anh và làm vợ của anh”.
Các bé mang hai dòng máu Việt – Ba Lan.
Chia sẻ về cảm xúc thời điểm biết có tin vui, chị Nga cho biết: “Khi biết có bầu, mình thông báo liền cho ông xã nhưng anh không tin và bắt mình chờ thêm 1 – 2 tuần đến bệnh viện làm xét nghiệm mới biết có chắc chắn hay không, lúc đó mình cảm thấy hơi hụt hẫng. Hai tuần sau đi khám, bác sĩ nói thai 6 tuần tuổi, anh ôm vợ khóc như một đứa trẻ”.
Cũng giống như rất nhiều mẹ bầu khác, bước vào thai kỳ chị Nga xuất hiện dấu hiệu thai nghén, mệt mỏi. Bầu bé đầu chị thèm đồ ngọt liên tục, còn ngày mang thai bé thứ người mẹ ấy có thể ngậm quả chanh ngon lành.
Hai lần mang bầu chị đều bị tiểu đường thai kỳ và được cảnh báo ở mức nguy hiểm. Lần đầu do không để ý nên đến tuần 28 chị mới được phát hiện, lúc này chị mới bắt đầu ăn kiêng theo thực đơn của bà bầu mắc tiểu đường. “Ngày nào mình cũng phải cầm quyển sổ để kiểm tra máu, sáng, trưa tối sau khi ăn lại kiểm tra để xem có quá chỉ số. Bầu bé Lucas mình tăng hơn 20kg, rạn da rất nhiều, từ đùi, bắp tay chỗ nào cũng chằng chịt vết rạn. Đứa thứ 2 mình rút kinh nghiệm, có bầu đi khám sớm hơn, ăn uống để ý hơn nên chỉ tăng 10kg nhưng con vẫn đạt chỉ số phát triển” - chị nói.
Chưa hết, khó khăn ập đến khi bầu bé thứ 2 được 20 tuần chị không may bị một trận ốm nặng, bác sĩ phải kê kháng sinh cho uống một tuần. Ba tuần sau đó chị lại tiếp tục ốm, lần này chị bắt đầu lo lắng về việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới em bé.
Sau ba trận ốm liên tiếp chị Nga bước vào kỳ sinh nở, nhắc nhớ lại kỷ niệm ngày đi sinh bé thứ 2, chị cho hay, đó là một buổi sáng đẹp trời, sau bữa điểm tâm chị xuất hiện dấu hiệu đau bụng râm ran giống hệt những kỳ kinh nguyệt trước đó. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện thăm khám chị được bác sĩ yêu cầu về nhà nghỉ ngơi do cổ tử cung chưa mở. Nghe lời bác sĩ chị về nhà và ngâm mình trong bồn nước ấm, lúc này các cơn đau đến dồn dập hơn, cơn gò tới nhanh và đau đến mức khiến chị không làm chủ được cảm xúc, chỉ biết hét toáng lên.
Tức tốc cùng chồng chạy xe tới bệnh viện, chị liên tục gào thét trong ô tô. “Trên đường đến bệnh viện mình đau quá nên gào thét ầm cả xe, vừa gào vừa rặn, vì mỗi khi rặn mình thấy dễ chịu hơn. Và rồi do rặn nhiều quá mình vỡ ối, nước ối chảy lênh láng khắp xe, chồng mình hoảng quá, anh rồ ga để đi thật nhanh đến bệnh viện. Lúc này cổ tử cung mở nhanh đến mức mình không kịp vào phòng sinh mà đẻ luôn ở phòng chờ, bác sĩ không kịp tiêm giảm đau mà chỉ đưa cho khí ga hít để dễ chịu. Sau nhưng cơn gò và rặn đến chết đi sống lại thì bé Na chào đời, con nặng 3,4kg. Vừa lôi con ra bác sĩ liền thốt lên đầy kinh ngạc: “Trời ơi, bé xinh quá, đúng như thiên thần”. Khi bác sĩ đặt bé lên trên bụng, mình ôm con mà khóc trong hạnh phúc, quay ra nhìn chồng thì thấy anh cũng khóc như một đứa trẻ vậy” - Mẹ Việt ở Anh xúc động nói.
Và sở hữu nhiều nét đẹp từ ba và mẹ.
Theo lời mẹ trẻ, bé Lucas và bé Na chẳng đứa nào giống mẹ, các bé hầu như nhặt hết nét đẹp của bố, còn mẹ không khác gì: “Kẻ đi đẻ thuê”. Sau sinh chị Nga chăm sóc cơ thể theo phương pháp ở cữ đúng chuẩn truyền thống của phụ nữ Việt như nhét bông gòn vào tai, đeo tất, ăn mặc quần áo dài tay khá ấm ấp, che chắn gió máy đầy đủ. Chăm bé thời gian đầu cũng rất vất vả nhưng may mắn vợ chồng chị có bà nội từ Ba Lan qua phụ chăm bé. Nhờ có chồng và mẹ chồng chu đáo, sau sinh chị cũng thấy nhẹ nhõm, an tâm hơn trong chăm sóc, thay tã cho bé.
Nhìn lại hành trình mang thai và sinh con của mình, chị Nga cho biết, đó là những chuỗi cảm xúc không bao giờ quên được. Hạnh phúc, hồi hộp, mong gặp con, nói chuyện với con mỗi ngày và khi nhìn thấy con thì cảm xúc như vỡ òa, mọi cơn đau do sinh nở dương như tan biến hết.
Các con thường xuyên có những chuyến đi trải nghiệm bên bố mẹ.
Cuộc sống của người đàn ông có đôi chân bằng chiều cao vợ, kết hôn 21 năm không có con
Được ví như người khổng lồ vì chiều cao "khủng" của mình, được ghi nhận là một trong những người đàn ông cao nhất thế giới nhưng cuộc đời ông lại có nhiều bất hạnh.
Một trong những người đàn ông cao nhất thế giới Zhang Juncai.
Ông Zhang Juncai, hiện 54 tuổi, sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, được ghi nhận là một trong những người đàn ông cao nhất Trung Quốc và cả thế giới. Ông Juncai cao ít nhất 2,42m, cao hơn cả ngôi sao bóng rổ nổi tiếng Yao Ming tới 13 cm. Tuy nhiên, ông Juncai không có được một cuộc đời lừng lẫy và thành công như Yao Ming.
Ông Zhang Juncai sinh ngày 31/3/1966 trong một gia đình hết sức bình thường. Điều kỳ lạ là cả bố và mẹ của ông Juncai đều có chiều cao như người bình thường. Lúc sinh ra, ông Juncai cũng như bao đứa trẻ khác nhưng đến năm 16 tuổi thì chiều cao bắt đầu tăng vọt. Năm 22 tuổi, ông đã cao 2,12m.
Vì sống ở nông thôn, không có nhiều kiến thức nên bố mẹ của ông Juncai hoàn toàn không nghĩ rằng chiều cao của con là bất thường, ngược lại còn tự hào. Khi ông Juncai phàn nàn với bố mẹ về cơn đau đầu thường xuyên, họ sẽ đưa cho ông 2 viên thuốc giảm đau.
Năm 1988, một người lính đi qua quê hương của ông Juncai đã nghe được tin đồn về người đàn ông cao hơn 2m. Người lính này là một sĩ quan tuyên truyền của quân đội, vì tò mò nên đã đến tận nơi chụp ảnh. Từ đó, hình ảnh của ông Juncai xuất hiện trên nhiều mặt báo. Không lâu sau, ông Juncai được Kỷ lục Guinness ghi nhận là "người đàn ông cao nhất châu Á" với chiều cao 2,37m.
Dù có chiều cao vượt trội nhưng thực tế, nó không đem lại cho ông Juncai nhiều lợi ích mà ngược lại chỉ toàn khó khăn. Từ năm 16 tuổi, ông Juncai đã lo lắng về chuyện ăn mặc vì không thể mua được những bộ đồ phù hợp với chiều cao. Do gia đình nghèo, ông Juncai thường phải mặc một bộ quần áo vài năm nhưng thực tế, chỉ vài tháng là quần áo đã ngắn. Ông cũng không thể tìm được những đôi giày vừa chân, cuối cùng cả quần áo lẫn giày dép đều phải tự may.
Xuất thân trong gia đình nông dân, ông Juncai cũng gắn bó với công việc đồng áng nhưng từ khi chiều cao phát triển "khủng", ông không thể làm được công việc này, vì chỉ cúi xuống là sẽ mất thăng bằng. Cuối cùng, ông đành làm một vài việc vặt ở nhà để giúp đỡ bố mẹ. Ngoài ra, ông Juncai cũng phải chịu sự kỳ thị từ những người xung quanh mỗi khi ra ngoài. Ông bị bạn bè nhạo báng là kẻ ngốc, có người thậm chí còn nói ông bị tâm thần.
Đến năm 33 tuổi, ông Juncai cao 2,42m. Khi ấy, ông xuất hiện nhiều dấu hiệu sức khỏe bất thường nên phải đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ nói rằng ông có một khối u tuyến yên dài 3 mm trong não. Chính khối u này là nguyên nhân khiến ông có chiều cao "khủng" và những cơn đau đầu nhiều năm qua. Năm 1999, ông Juncai đã trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u và may mắn thành công.
Cũng trong năm 1999, ông Juncai đã gặp được bà He Xinjing thông qua một chương trình ghép đôi trên truyền hình. Không kỳ thị người đàn ông khổng lồ, bà Xinjing đã đồng ý hẹn hò, sau đó kết hôn với ông Juncai. Bà Xinjing cao 1,65m, chỉ bằng đôi chân của chồng nhưng cặp đôi vẫn sống rất hòa thuận, hạnh phúc.
Trong quá trình sinh sống, bà Xinjing kể rằng hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn do chênh lệch chiều cao. Đặc biệt, cuộc sống của ông Juncai bị ảnh hưởng rất nhiều khi mọi thứ xung quanh đều không cùng kích cỡ so với thế giới của ông. Do căn bệnh mà ông Juncai mắc phải, cặp đôi đã không thể có con dù sống bên nhau 21 năm qua.
Bà Xinjing cho biết, bà từng bị gia đình phản đối mạnh mẽ khi muốn kết hôn với ông Juncai nhưng bà chưa bao giờ hối hận về điều đó. Bà Xinjing không bao giờ để chồng làm việc nhà và cũng không áp lực về chuyện có con.
Bà Xinjing chia sẻ: "Chúng tôi yêu nhau và rất hạnh phúc. Nhưng có một cuộc sống bình thường không dễ dàng khi luôn bất đắc dĩ trở thành tâm điểm chú ý".
Công ty gây ám ảnh: Sếp bà chuyên "cà khịa" nhân viên mặc váy, cơm cho công nhân chỉ... 6k/suất! Sếp bà chướng tính, "cà khịa" nhân viên chỉ vì một chiếc váy đã đủ khiến bất kỳ ai trong hoàn cảnh tương tự ám ảnh rồi huống gì chuyện về suất cơm 6k, cả năm chỉ chính thức được nghỉ phép 3 ngày,... Công ty thì có công ty "this", công ty "that" cho nên xui xẻo sa chân vào chốn không...