Cô gái Việt kể lần đi ăn ‘tiệc kín’ ở Nhật Bản
Đinh Sao Mai (23 tuổi), du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, có cơ hội trải nghiệm nhà hàng thịt nướng đặc biệt.
Sống tại Nhật Bản 5 năm, tôi chưa từng nghe về quán thịt nướng kỳ lạ này. Phải tới tháng 3, tôi mới lần đầu được đi thử qua lời mời của bạn thân.
Quán thịt này có tên tiếng Nhật là “新進気鋭” (shin-shin-ki-ei – chỉ người tài năng, giàu nhiệt huyết). Quy định của quán là không tiếp khách thường, chỉ mở cửa với hội viên.
Với quy định như vậy, tôi, một người còn chưa từng nghe đến tên quán sẽ chẳng bao giờ có thể tới thử. Tuy nhiên, quán cũng có thêm một quy định cho phép hội viên dẫn theo bạn đi cùng. Nhờ thế, người bạn đi cùng sẽ có cơ hội đăng ký làm hội viên và đặt bàn cho lần tiếp theo.
Quán này dùng một mạng xã hội duy nhất. Người mới sẽ trao đổi thông tin qua mạng xã hội này với quán để đặt bàn cho lần tiếp theo. Phải tới quán nhiều lần (đủ để nhân viên nhớ mặt), bạn mới có thể trở thành hội viên. Tuy nhiên, việc đặt bàn cũng khá khó khăn bởi quán gần như kín lịch suốt năm.
Bữa ăn “có tiền cũng chưa chắc được thử”Ảnh: @saomai0510.
Bạn tôi cũng trở thành hội viên của quán theo cách tương tự. Lần đi ăn này, bạn tôi phải đặt từ nửa năm trước mới có bàn. Cuối bữa ăn hôm ấy, bạn tôi cũng đặt bàn cho lần tiếp theo và được nhân viên thông báo tới tháng 8 mới có chỗ trống.
Phải nói thật, với những quy định như vậy, tôi đã tưởng tượng ra một quán ăn lộng lẫy, xa hoa. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Quán theo phong cách tối giản. Khách không chia sẻ không gian chung với nhau mà ăn trong phòng riêng. Không gian xung quanh rất tối nhưng riêng bàn ăn lại được đèn chiếu sáng, làm nổi bật các món ăn.
Theo như tôi được nghe, thực đơn của 新進気鋭 không cố định. Mỗi lần tới, khách sẽ trải nghiệm những hương vị khác nhau. Thực phẩm ở đây đều được chọn lựa kỹ càng. Tất cả đều là đồ tươi và hoa quả thì theo mùa. Tôi và bạn chọn set đặc biệt, giá cao nhất là 30.000 yen/người (khoảng 5,6 triệu đồng). Thực đơn rẻ nhất của quán có giá 15.000 yen/người (khoảng 2,8 triệu đồng).
Ngay cả hội viên cũng phải chờ rất lâu để đặt bàn cho lần tiếp theo. Do đó, nhà hàng này được xem là nơi thích hợp để gặp gỡ những đối tác, người bạn thân thiết. Ảnh: @saomai0510.
Mỗi bàn có nhân viên phục vụ riêng và nướng thịt cho khách. Trong lúc nướng, họ không chỉ tập trung vào công việc mà còn tiếp chuyện nhiệt tình với thực khách. Những mẩu chuyện nhỏ như hôm nay ăn loại thịt nào, hoa quả nào cũng khiến bữa ăn thêm vui vẻ.
Ngoài phần đồ ăn không có gì để chê nhưng giá khá đắt, tôi cũng ấn tượng với thực đơn đồ uống. Chỉ với 2.000 yen (khoảng hơn 370.000 đồng), bạn có thể uống thoải mái các loại rượu, kể cả sake đắt, hiếm. Nhìn chung, với số tiền bỏ ra cho bữa ăn hôm đó, tôi không nghĩ có gì để phàn nàn.
Video đang HOT
Tôi chưa có dịp trò chuyện với chủ quán để hiểu lý do họ xây dựng mô hình này. Trên quan điểm cá nhân, tôi nghĩ 新進気鋭 đánh vào tâm lý thích đồ hiếm và thể hiện đẳng cấp khi trở thành hội viên của quán – “không phải cứ trả tiền là ăn được”. Ngoài ra, bạn thân tôi thỉnh thoảng cũng mời khách hàng công ty ăn ở quán này để thể hiện sự quý trọng đặc biệt.
Theo chân cô gái Siberia trải nghiệm cuộc sống ở nơi lạnh nhất Trái đất
Một phụ nữ Siberia chuyên sáng tạo nội dung trên YouTube đã ghi lại những hình ảnh cuộc sống ấn tượng ở thành phố lạnh nhất Trái đất, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -71 độ C.
Trang phục cơ bản mà Dayana mặc để chuẩn bị ra ngoài.
Theo tờ Dailymail, YouTuber tên là Kiun B. lớn lên ở Yakutia (Nga). Nước cộng hòa ở đông bắc nước Nga này còn được gọi là Sakha hoặc Yakutiya. Trên kênh YouTube của mình, Kin đăng nhiều video nói về cuộc sống của người dân quê hương trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông.
Mặc quần áo
Kiun B sinh ra ở Yakutia.
Kiun giải thích trong một đoạn video gần đây mà Dayana, em gái cô, là người xuất hiện trong clip: "Nhất thiết phải mặc nhiều lớp quần áo, lưu ý là đầu gối đặc biệt dễ bị đóng băng trong thời tiết cực kỳ lạnh".
Dayana đã mô tả cách mặc quần áo sao cho đủ ấm để chống chọi với giá lạnh. Đầu tiên là áo cao cổ và quần bó sát. Sau đó, cô mặc thêm một chiếc áo nỉ lông cừu có khóa kéo và quần có lớp lót. Để giữ ấm cho đôi bàn chân, cô đã chọn những đôi bốt truyền thống của người Yakutia được làm từ da tuần lộc.
Người dân tại bến xe bus.
Kiun nói: "Phụ nữ ở Yakutia thường có hai kiểu mặc. Một kiểu nữ tính với áo khoác làm từ lông chồn hoặc cáo. Một kiểu thì giản dị hơn với áo phao, giúp bạn giữ ấm rất tốt, lại rẻ hơn áo khoác lông thú".
Kiun cho biết những chiếc áo dệt kim không đủ ấm cho mùa đông ở Yakutia. Một thứ không thể thiếu nữa là mũ lông cáo Bắc Cực. Tiếp đó là găng tay.
Cô nói thêm: "Ngoài việc che đầu, mọi người còn đeo găng tay và che kín mặt. Nếu không, các bộ phận hở có thể bị bỏng lạnh".
Không thể ở ngoài trời quá 20 phút
Khu chợ ngoài trở ở Yakutia.
Sau khi mặc quần áo đủ ấm, Dayana đến khu chợ ngoài trời ở địa phương. Tại đây, những người bán hàng cũng mặc trang phục ấm áp nhất để làm việc suốt cả ngày.
Nhiệt độ ở Yakutia thường khoảng -50 độ C vào tháng 1, nhưng có thể xuống -71 độ C vào một ngày đặc biệt lạnh. Khi trời lạnh thế này, tốt nhất là không nên đeo kính bên ngoài vì kim loại ở kính sẽ đóng băng và dính vào mặt, khiến khó có thể tháo kính ra mà không làm rách má.
Yakutia là nơi lạnh nhất thế giới.
Kiun cho biết hầu hết mọi người không thể ở bên ngoài quá lâu vì thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Cô nói: "Ở ngoài trời từ 5 đến 10 phút là có thể đủ khiến bạn mệt mỏi, đau nhói ở mặt và đau nhức các ngón tay, ngón chân. 20 phút là thời điểm mà ngay cả những người dân Yakutsk khỏe nhất cũng nghĩ rằng đã đến lúc vào nhà.
Mọi người thường di chuyển đến nơi làm việc và trường học bằng xe buýt. Còn những người có ô tô phải để xe trong ga ra có hệ thống sưởi và phải quấn chăn quanh bình ắc quy.
Bữa ăn ở nơi lạnh giá
Món cá sông Bắc Cực đông lạnh.
Trong một video khác, Kiun đã ghi lại một bữa ăn điển hình tại nhà hàng Yakutia truyền thống Chochur Muran.
Cô nói: "Đồ ăn Yakutia được làm từ sữa, thịt, cá và quả mọng. Thịt và cá thường được ăn sống ở trạng thái đông lạnh mềm". Gần như không thể trồng trái cây và rau quả ở Yakutia.
Một trong những món ăn Yakutia nổi tiếng nhất là món stroganina - cá sông Bắc Cực đông lạnh được thái lát dài và mỏng. Cá rất mềm, tươi, lạnh và rất bổ dưỡng.
Yakusk, thủ đô của Yakutia.
Một món ngon khác của Yakutia là thịt và gan ngựa sống đông lạnh. Kiun nói: "Lịch sử của ngựa Yakutia không thể tách rời lịch sử của người Yakutia. Trong tất cả các loại thịt, chỉ có thịt ngựa là thích hợp để ăn sống. Đây là một món ăn quan trọng giúp tổ tiên tôi tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt này".
Một trong những món ăn Yakutia yêu thích của Kian là cá diếc chiên, và phần ngon nhất là trứng cá.
Đối với đồ tráng miệng, người Yakutia ăn Kyercheh, món được làm từ kem và lingonberry (một loại quả mọng đỏ) được thu hoạch vào mùa hè ngắn ngủi. Trong khi đó, thức uống truyền thống là Kumis, sữa ngựa cái lên men, có vị chua độc đáo và thoảng mùi cồn.
Thu hoạch băng
Người dân nông thôn thu hoạch băng để lấy nước uống.
Video gần đây nhất của YouTuber ghi lại hình ảnh một cư dân làng Yakut ở vùng nông thôn đi thu hoạch băng để lấy nước uống cho cả mùa đông.
Các khu vực nông thôn không có các cơ sở xử lý nước vì lớp băng vĩnh cửu rất dày và các đường ống bị đóng băng trong mùa đông.
Tập quán thu hoạch băng ở Yakutia có từ rất lâu đời và đã được truyền qua nhiều thế hệ. Thu hoạch băng có thể là một công việc mệt mỏi vì lớp băng dày tới 50cm. Để khai thác băng, người ta bắn cây lao móc vào một khối băng dài và kéo nó ra khỏi hồ đóng băng rồi đẩy lên một chiếc máy kéo.
Cũng giống như sa mạc, nước uống ở ngôi làng Yakut rất quý giá.
Rời thành phố, cô gái Phú Yên về quê xây nông trại giữa cánh đồng lúa Nông trại rộng 2000m2 của Lê My nằm liền kề cánh đồng lúa ngát xanh, nơi đây là không gian để du khách được trở về với thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa, món ăn đặc trưng của Phú Yên. Sau 6 năm học tập và làm việc ở TPHCM, năm 2019, vì lý do sức khỏe và biến cố gia đình, Lê...