Cô gái Việt bỏ chuỗi cửa hàng sang Nhật làm nông, chinh phục mẹ chồng khó tính
Vượt qua sự khác biệt về lối sống, văn hóa, cô gái Việt Nam nhỏ nhắn đã trở thành nhân vật quan trọng trong công ty của gia đình chồng ở Nhật Bản.
Nhiều người Việt Nam ở Nhật Bản biết tới chị Bùi Ngọc Thúy (SN 1986, Long Khánh, Đồng Nai) qua những đoạn clip triệu view về cuộc sống thường ngày của một gia đình làm nông nghiệp trên đất nước mặt trời mọc. Những hình ảnh giản dị, gần gũi và thân thiện do chị Thúy dành nhiều tâm huyết và thời gian ghi lại khiến nhiều người thích thú.
Từ bỏ tất cả theo chồng sang Nhật làm… nông dân
Chị Thúy là bà chủ xinh đẹp của hệ thống cửa hàng thẩm mỹ tại TP.HCM và Đồng Nai. Vốn giỏi tiếng Nhật nên chị được đối tác “nhờ” dẫn đoàn của anh Murakami Kazuyuki (50 tuổi, Nhật Bản) đi tham quan TP.HCM.
Cuộc gặp gỡ định mệnh năm 2016 đã gắn kết hai con người ở hai đất nước xa lạ với nhau. “Gặp nhau, chúng tôi như bị trúng tiếng sét ái tình vậy. Khi anh về nước, chúng tôi vẫn thường xuyên giữ liên lạc với nhau”, chị Thúy kể lại.
Qua tìm hiểu, chị chỉ biết anh Murakami từng đi du học ở Mỹ, đang làm công ty nông nghiệp cùng gia đình. Cả nhà anh phải lao động rất vất vả để khôi phục lại kinh tế sau trận càn quét của sóng thần năm 2012.
Hơn 1 năm sau cuộc gặp gỡ định mệnh, chị Thúy sang Nhật làm thủ tục kết hôn. Chị không ngờ rằng, nhà chồng mình có một trang trại nông nghiệp rộng tới 50ha, trong đó có 40ha chuyên trồng lúa.
Mùa đông năm 2017, chị Thúy quyết định sang nhượng cửa hàng ở quê rồi sang Nhật sinh sống cùng chồng. Vợ chồng chị Thúy rất hợp nhau từ suy nghĩ tới cách làm việc. Anh luôn hỗ trợ, động viên giúp đỡ và đồng ý với những đề xuất chị Thúy đưa ra.
“Khi mới sang tôi phải cố gắng rất nhiều để thích nghi với môi trường, văn hóa gia đình nhà chồng. Tôi rất stress mặc dù luôn có chồng ở bên cạnh ủng hộ. Ở Việt Nam tôi cố gắng 10 thì sang Nhật phải cố gắng 100 lần. Những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa và khoảng cách thế hệ với bố mẹ chồng là thử thách khiến tôi luôn lo lắng căng thẳng trong năm đầu tiên làm dâu”, chị Thúy nhớ lại.
Chồng chị Thúy vì áp lực công việc kinh doanh của gia đình nên bị suy nhược thần kinh và cơ thể. Thương chồng, chị Thúy xin theo chân anh đi làm, vừa để động viên anh mỗi ngày và vừa để học cách làm nông nghiệp.
Từ một cô gái chưa từng biết làm nông nghiệp, giờ đây chị Thúy đã trở thành một nông dân thực thụ trên đất Nhật, được gia đình và nhiều người nể phục. Tất cả nhờ vào tình yêu, nghị lực cũng như sự khôn khéo trong cách đối nhân xử thế với gia đình chồng của 8X Đồng Nai.
Vượt qua thử thách, chinh phục mẹ chồng
Khó khăn lớn nhất chị Thúy gặp phải là sự khác biệt về tư duy, cách sống và cách làm việc của mẹ chồng.
Bà Murakami Atsuko năm nay 77 tuổi. Khi còn trẻ bà là người phụ nữ năng động, cùng chồng con chèo chống, điều hành hoạt động sản xuất nông nghiệp của công ty gia đình. Tuy nhiên suy nghĩ, cách làm của bà không còn giống với thế hệ trẻ.
Khi bắt tay vào làm việc, chị Thúy nhận thấy mọi người mới chỉ tập trung vào sản xuất mà chưa chú ý tới khâu bán hàng, có nhiều điểm bất cập cần sửa đổi cho phù hợp. Điều đó làm thay đổi thói quen điều hành của mẹ chồng nên bà không vui.
“Mẹ chồng tôi khỏe, giỏi và rất tận tụy chăm sóc gia đình. Nhưng bà thường đi theo lối mòn, luôn cho rằng mình đúng và muốn hướng người trẻ làm theo ý mình. Vì thế, để thay đổi định kiến, thay đổi “đế chế” nông nghiệp cổ xưa của mẹ chồng, tôi phải rất nghị lực và kiên trì thực hiện”, chị Thúy nhớ lại.
Video đang HOT
Mới đầu, chị Thúy rất khó khăn để vượt qua những bất đồng quan điểm với mẹ chồng. Nhưng khi chị nghĩ tới thế mạnh của mỗi người, không để ý soi xét lỗi của nhau mà chỉ nhìn vào mặt tích cực, mọi sự dần thay đổi.
“Tự nhiên một cô con dâu từ đâu tới đòi bà phải thay đổi cách làm, bất đồng quan điểm với bà, chắc chắn bà sẽ khó chịu lắm chứ. Nên tôi rất nhẹ nhàng, tránh va chạm với bà. Khi bà nói nhiều thì tôi im lặng. Tôi chỉ tập trung vào làm, miễn sao đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Rồi mẹ chồng tôi tự nhận thấy tôi đã đúng, bà rất văn minh và chủ động xin lỗi”, chị Thúy tâm sự.
“Tôi nhận thấy không có ai là người xấu hết, những mâu thuẫn nảy sinh đều do suy nghĩ và cách làm việc không giống nhau. Cách làm của các thế hệ khác nhau, chung quy kết quả như nhau là được. Nếu không thể thích nghi, hãy tránh đi để bớt xảy ra xích mích trong gia đình”, chị Thúy nói. Ảnh chị Thúy và mẹ chồng thu hoạch khoai lang.
Dần dần, bố mẹ chồng chị chấp nhận lui về phía sau, nhường lại quyền điều hành công ty cho vợ chồng chị Thúy. Vượt qua sự khác biệt về lối sống, văn hóa, cô gái Việt Nam nhỏ nhắn đã trở thành nhân vật quan trọng trong công ty của gia đình chồng.
Cuối năm 2018, chị Thúy sinh con trai đầu lòng. Những bất đồng chị Thúy và mẹ chồng dần dần được hóa giải.
“Sống chung với người lớn tuổi mình phải có tình thương và đặt mình vào vị trí của họ. Vợ chồng mình được đi đây đi đó, còn bố mẹ chồng suốt đời gắn bó làm nông nghiệp không đi đâu, nên tư duy của họ khác. Khi mình chấp nhận về đó sống thì mình phải thông cảm”, chị Thúy chia sẻ.
Mẹ chồng chị Thúy đúng chất người phụ nữ Nhật Bản truyền thống, hết lòng phục tùng chồng con và gia đình. Khác nhau về thế hệ, về lối sống, về cách làm việc nhưng chị Thúy vẫn luôn được mẹ chồng yêu thương coi như con gái. Giờ đây, chị Thúy có trợ thủ đắc lực U80 trong sinh hoạt hàng ngày.
Vợ chồng chị Thúy bận rộn với công việc làm nông nghiệp theo thời vụ, việc chăm sóc con trai chị đành nhờ mẹ chồng.
Làm dâu ở đất nước mặt trời mọc, chị Thúy còn bỡ ngỡ về văn hóa, mẹ chồng trở thành chuyên gia tư vấn cho chị. Bà không ngần ngại mặc áo Kimono, Yukata cho con dâu.
“Nhìn mẹ chồng già rồi buồn ngủ mà vẫn phải lái xe chở con dâu, vẫn lom khom mặc áo Kimono cho tôi,… tôi luôn biết ơn bà vì điều đó”, chị Thúy nói.
Chị Thúy không biết lái xe ô tô, mẹ chồng trở thành chân đi, chân chạy của chị. Nhiều lần bà lái xe chở rau củ quả đi bán, chở con cháu đi chơi… và chở chị Thúy đi làm.
Hàng tháng, vợ chồng chị Thúy trả tiền lương và đóng BHXH cho “nhân viên” mẹ chồng. Bà cũng không vì thế mà ỷ lại con cái, vẫn luôn chân luôn tay làm việc để khẳng định mình không phụ thuộc con cháu.
Chị Thúy hiểu tính mẹ chồng, nói nhiều nhưng vô tư và không bao giờ để bụng giận lâu.
“Được cái mẹ chồng nói nhiều nhưng rất vô tư và không bao giờ để bụng, giận lâu. Bà luôn vui vẻ giúp đỡ con cháu. Tôi luôn cảm thấy thương và biết ơn mẹ chồng”.
“Nếu ngày đó tôi bỏ cuộc khi gặp áp lực, chúng tôi sẽ không có ngày hôm nay. Bây giờ tôi có cuộc sống an yên, gia đình chồng tâm lý và con trai rất ngoan, còn gì bằng”, chị Thúy chia sẻ.
Có hình xăm, cô gái bị mẹ chồng phản đối, nửa năm sau bà cho cưới, quý con dâu như vàng
Vốn rất ghét việc xăm hình nên khi nhìn tay con dâu tương lai có hình xăm nhỏ, cô Như Huyền đã lập tức ngăn cản, chỉ cho hai đứa làm bạn bè.
Mẹ chồng phản đối vì nàng dâu có hình xăm
Cách đây 3 năm, chị Trương Thị Huyền (hiện 28 tuổi) là nhân viên cửa hàng quần áo của anh Mai Tú (30 tuổi). Sau thời gian làm việc, cặp đôi nảy sinh tình cảm và bắt đầu tìm hiểu nhau. Biết chuyện, mẹ anh Tú là cô Như Huyền (60 tuổi, giáo viên mầm non về hưu) đã lập tức phản đối.
Có 3 lý do khiến cô Như Huyền không ưng con dâu tương lai. Thứ nhất là do ngoại hình của chị Huyền nhỏ, chỉ nặng 38-39kg, đứng cạnh anh Tú trông khá chênh lệch. Thứ hai là do khoảng cách địa lý có phần xa xôi, chị Huyền ở xã Nghĩa Đàn, còn nhà cô Như Huyền ở TP.Vinh, Nghệ An. Đặc biệt, lý do thứ 3 là trên cổ tay của chị có một hình xăm nhỏ.
Vợ chồng anh Tú, chị Huyền.
Chị Huyền từng bị mẹ chồng phản đối vì có hình xăm nhỏ ở tay.
" Huyền trước đây có học về xăm nên cháu có thực hành một hình xăm nhỏ ở tay. Mà tôi lại ghét nhất là xăm hình. Tôi gọi điện luôn cho Huyền và nói: "Bác chỉ chấp nhận cho cháu và con trai bác làm bạn bè thôi. Đi quá xa là bác không bao giờ đồng ý". Nhưng ông xã nhà tôi thì bảo: "Bà lạc hậu quá, xăm là nghệ thuật, rất đẹp, không có vấn đề gì hết", cô Như Huyền kể.
Nhận được cuộc gọi của mẹ chồng tương lai cùng lúc đang đi ăn chè với bạn trai, chị Huyền đã khóc rất nhiều vì tủi thân, buồn bã, lập tức bỏ về và nghĩ đến chuyện buông tay. Lúc đó, anh Tú đã nhẹ nhàng động viên chị: " Em yên tâm, không sao đâu, để anh về nói chuyện với mẹ. Tiếp xúc với em một thời gian là mẹ sẽ thay đổi thôi mà".
Đúng vậy! Do cửa hàng quần áo của anh Tú mở ngay tại nhà nên cô Như Huyền cũng có nhiều cơ hội quan sát, tiếp xúc với con dâu tương lai. Chỉ gần 2 tháng sau đó, cô Như Huyền đã thay đổi hẳn cái nhìn về chị Huyền khi thấy chị là một cô gái ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ, yêu thương mọi người. Thấy hai con biết bảo nhau cùng kinh doanh, cùng cố gắng, cô Như Huyền rất vui và tác thành cho các con. Gần nửa năm sau thì chị Huyền, anh Tú về chung một nhà. Hiện tại, cặp đôi đã có một bé gái 10 tháng tuổi.
Hiện tại, vợ chồng đã kết hôn được 3 năm và có một bé gái 10 tháng tuổi.
Bố mẹ chồng pha sữa nghệ cho con dâu uống tăng cân
Khi đã trở thành con cái trong nhà rồi, chị Huyền được bố mẹ chồng cưng chiều hết mực. "Các con ở chung với chúng tôi 6 tháng, hiện tại các con đã mua được nhà riêng ở gần nhà bố mẹ. Nhà tôi chỉ có 2 người con trai, không có con gái nên tôi luôn coi con dâu như con gái của mình. Mẹ con sống chung với nhau không có vấn đề gì cả. Ông nhà tôi còn suốt ngày giục tôi pha sữa nghệ cho con dâu uống để lên cân, rồi pha nước cam nữa. Tháng đầu tiên Huyền về nhà tôi là tăng 3-4kg đấy.
Huyền là người sống tình cảm, hai mẹ con hợp nhau nhiều điều, như hai người bạn. Ngày lễ thì hai mẹ con đi chơi, đi làm móng, mua sắm, thỉnh thoảng quay Tik Tok cùng nhau. Huyền là người sống tình cảm, có chuyện gì cũng kể với mẹ. Tôi và con dâu không có điểm gì không hợp cả, càng ngày càng thấy thương con bé hơn", cô Như Huyền dành lời khen cho con dâu.
Chị Huyền cùng chồng và mẹ chồng.
Hai mẹ con thân thiết, mẹ chồng coi chị Huyền như con gái.
Còn với nàng dâu hiền dịu, chị cảm thấy may mắn, hạnh phúc, không hề có cảm giác đang làm dâu. Vì bận rộn kinh doanh nên mọi việc trong nhà bố mẹ chồng chị Huyền đều làm hết. Có hôm, chị muốn xuống nấu cơm nhưng bố chồng đã nấu xong rồi. Mẹ chồng chưa bao giờ nặng lời với chị, có chăng chỉ nhắc nhở hàng ngày về vấn đề sắp xếp đồ đạc cho gọn gàng. Khi mới đến với nhau, công việc kinh doanh của vợ chồng chị Huyền gặp không ít khó khăn. Nhờ bố mẹ tạo điều kiện để các con tập trung làm việc nên đến giờ kinh tế đã ổn định hơn.
Một bí quyết giúp mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhà cô Như Huyền luôn tốt đẹp có lẽ là vì cả hai luôn có thể đối thoại. Nếu như nhiều gia đình, mẹ chồng và con dâu cần nói với nhau điều gì đều phải thông qua người đàn ông thì ở nhà cô Như Huyền, mọi suy nghĩ của hai mẹ con đều được nói trực tiếp với nhau.
Hơn nữa, dù là giáo viên mầm non nhưng cô Như Huyền rất tôn trọng cách nuôi dạy con cái của các con. Theo cô, lớp trẻ bây giờ có nhiều điều giỏi hơn thế hệ trước. Nên cô luôn để con trai, con dâu nuôi dạy con theo phương pháp, quan điểm mà các con mong muốn và thấy phù hợp.
Chị Huyền thấy mình may mắn và hạnh phúc khi được bố mẹ chồng yêu thương hết mực.
Nói về thiếu sót lớn nhất của bản thân sau 3 năm làm dâu, chị Huyền bật khóc. Bởi suốt 3 năm qua, điều chị trăn trở nhất là chưa báo hiếu được nhiều cho bố mẹ: "Hai vợ chồng chủ yếu lo làm kiếm tiền nên không chăm sóc được bố mẹ như người ta. Trái tại, bố mẹ rất tâm lý nên đỡ đần hết mọi việc. Mình còn nhớ thời điểm mình mang thai bé đầu tiên và bị sảy, đến khi bầu bé thứ hai, bố mẹ bảo mình nằm yên một chỗ. Hàng ngày, chồng thì bế ra bế vào nhà tắm, còn bố mẹ nấu cơm ngày 3-4 bữa mang lên. Khi nghe được tim thai mình mới đứng dậy đi lại. Mình rất cảm động vì được cả nhà chồng yêu quý như vậy.
Vợ chồng mình luôn muốn làm điều gì đó để báo hiếu bố mẹ. Hai đứa dự định 1-2 năm nữa kinh tế ổn định, em bé lớn hơn thì sẽ đón ba mẹ về ở cùng".
"Con mong bố mẹ bớt làm lại, hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn, thích gì thì cứ mua, thích đi đâu thì cứ đi. Bố mẹ hãy sống vui vẻ và ở bên chúng con thật lâu", nàng dâu hiền nhắn nhủ.
Ngủ nhà cô giáo một đêm, nữ sinh "hốt" ngay con trai cô làm chồng Người ta vẫn thường nói "vợ chồng là cái duyên cái số", đôi khi có những mối nhân duyên người trong cuộc cũng không thể giải thích. Như câu chuyện của cô gái dưới đây, trở thành con dâu của cô giáo dạy mình năm lớp 5 thu hút sự chú ý của nhiều người. Cụ thể, đó là câu chuyện của cô...