Cô gái từ chối nhận lại bố mẹ bỏ rơi mình 20 năm trước “vì là con gái” và cái kết bất ngờ phía sau
Bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng, cô gái từ chối đoàn tụ lại với người thân sau 20 năm và tình tiết phía sau khiến nhiều người bất ngờ.
Cô gái họ Lữ (25 tuổi) đến từ tỉnh Giang Tô miền Đông Trung Quốc bị cha mẹ bỏ rơi khi mới một tháng tuổi. Theo cô Lữ tiết lộ bố mẹ đẻ của cô sống ở ngôi nhà tự xây trong làng điều đó chứng tỏ họ có đủ khả năng để nuôi dạy cô, tuy nhiên họ đã nhận tâm bỏ rơi cô.
Sau khi bỏ rơi con gái họ đã hạ người sinh một bé trai khoảng 2 năm sau. Gần đây họ cử một người chú đến nói với Lữ rằng em trai mà cô chưa từng gặp mặt đã có bạn gái và yêu cầu cô làm thân, chu cấp cho em trai thì câu chuyện mới vỡ lẽ.
Sau gần 20 năm, cô gái mới biết mình bị bố mẹ ruột bỏ rơi chỉ vì là con gái.
Hóa ra chỉ vì truyền thống trọng nam khinh nữ và do cô Lữ là con gái nên bố mẹ đẻ mới bỏ rơi cô. Được biết, bố mẹ ruột của cô đã liên tục quấy rối, buộc tội cô Lữ là vô lương tâm và ác độc vì từ chối đoàn tụ cùng gia đình. Thậm chí, họ còn chỉ trích cha mẹ nuôi của cô không dạy dỗ con tử tế mà sự thật thì lại trái ngược.
Cô gái từ chối nhận lại bố mẹ bỏ rơi mình 20 năm trước “vì là con gái” và bị gia đình mắng là vô lương tâm.
Câu chuyện của cô Lữ nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội khiến dân tình “dậy sóng”, nhiều người phẫn nộ trước hành động trơ trẽn của cha mẹ ruột cô. Một số khác còn đoán mục đích của họ là đòi người con gái mà mình bỏ rơi phải hỗ trợ về tài chính cho em trai.
Có thể nói, câu chuyện của cô Lữ là ví dụ điển hình về tư tưởng trọng nam khinh nữ phổ biến ở Trung Quốc. Năm 2017, truyền thông xứ Trung Quốc cũng xôn xao về vụ việc người phụ nữ trong một gia đình tử vong do phá thai 4 lần trong 1 năm chỉ vì những cái thai là con gái. Cũng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ, cùng với chính sách mỗi gia đình chỉ có một con đã tạo nên tình trạng mất cân bằng nam nữ nghiêm trọng ở đất nước tỷ dân.
Video đang HOT
5 tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa, 20 năm sau cô gái khiếm khuyết làm được điều kỳ diệu
Không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, cô gái khiếm khuyết đã tự vươn lên trở thành cử nhân ngành dược và kiếm sống bằng những bức tranh thú cưng.
Nỗi buồn của cô bé tuổi lên 5 bị bỏ rơi trước cổng chùa
Trần Ngọc Anh Thư (25 tuổi) lớn lên trong một ngôi chùa thuộc tỉnh Đồng Nai. Trong kí ức của cô gái đáng thương, hình ảnh người mẹ vô cùng nhạt nhòa bởi đã 20 năm nay cô không còn gặp lại hình dáng ấy nữa.
Nhắc lại kỉ niệm buồn, Thư kể: "Mẹ đã dắt mình vào chùa lúc mình lên 5 tuổi, còn ba thì mình chưa bao giờ thấy. Thỉnh thoảng các sư cô vẫn kể: "ngày đầu con bé vào đây nó chưa biết chữ nào, nhưng nó biết mọi thứ trên đời. Nó nói mãi không thôi"...
Lớn hơn một chút, mình dần ít nói hơn, thu hẹp bản thân hơn khi biết bản thân là trẻ bị bỏ rơi. Khoảng những năm đầu cấp hai, nhận ra là ngoại hình khác với các bạn nên mình rất nhạy cảm và sợ ánh mắt của mọi người.
Hồi nhỏ, mình rất buồn vì nghĩ mẹ không thương mình nhưng khi lớn hơn, có nhiều trải nghiệm hơn mình tự nhận thấy bản thân vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người. Mình không trách mẹ nữa, có thể việc để mình lại chùa đã là lựa chọn cuối cùng của mẹ rồi và mẹ cũng rất đáng thương khi phải rời xa đứa con của mình", Thư bộc bạch.
Thư bị bỏ rơi lúc 5 tuổi trước cổng một ngôi chùa ở Đồng Nai.
Sống cùng những trẻ mồ côi và được các sư cô nuôi nấng, chăm sóc nhưng chỉ mình Thư là trẻ khiếm khuyết nên cô bạn luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Ở chùa, các bạn ai cũng có người đến nhận làm con nuôi còn Thư thì không. Mãi sau này mới có một chị đến và nhận cô làm em nuôi.
Để vượt qua thời gian ấy, Thư đã chọn làm bạn với bút chì, tranh vẽ như một cách viết nhật kí để bày tỏ nhưng suy nghĩ cảm xúc của mình. Khi học đến cấp phổ thông, Thư bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về hội họa qua các kênh Youtube.
Thư tìm đến các bức vẽ như cách tự an ủi tâm hồn mình.
Bút vẽ, chì màu biến cô gái tự ti trở nên yêu đời hơn
Năm 2016, Thư rời chùa, một mình vào TP.HCM để học tập rồi cũng một mình tự đi thi, thuê trọ giữa thành phố rộng lớn.
Thư đậu ngành công nghệ thông tin, nhận được học bổng nhưng bỏ dở giữa chừng. Năm tiếp theo, Thư tiếp tục thi theo học ngành dược một trường cao đẳng ở TP.HCM theo nguyện vọng của các sư cô.
Cơ hội tươi sáng mở ra cánh cửa tưởng chừng hạnh phúc với cô bạn nhưng môi trường này lại khiến cô chẳng có nổi một người bạn để cùng đi ăn, đi chơi hay tâm sự. Thư kể, dường như ở trong lớp mình có khả năng đặc biệt, đó là tàng hình.
Khi ấy, cô bạn lại tìm đến tranh vẽ như một cách để giải tỏa nỗi lòng của mình. Thư vẽ tranh nhiều hơn, vẽ chân dung để tặng chị nuôi. Những bức vẽ, chì màu có một sức mạnh kì lạ giúp cô gái nhỏ bé cảm thấy yêu đời nhiều hơn.
Tốt nghiệp ngành dược nhưng tình yêu hội họa lại kéo Thư đến với những bức tranh như một công việc nuôi sống mình.
Hiện tại, vẽ tranh là công việc giúp cô bạn nuôi sống bản thân.
Cô bạn hào hứng nhớ lại cơ duyên đặc biệt ấy: "Trong một lần tham gia dự án phi lợi nhuận mình nhận được lời mời từ một người chú vẽ một bức tranh thú cưng. Đó là khách hàng đầu tiên của mình", Thư tâm sự.
Từ bức tranh đó, nhiều người nước ngoài biết đến Thư và đặt hàng cô bạn vẽ tranh thú cưng của họ. Sau 2 năm gắn bó với nghề, Thư đã vẽ hơn 100 bức cho những vị khách nước ngoài.
Cũng bằng công việc gắn với đam mê này giúp Thư chi trả được chi phí thuê phòng trọ. Cô bạn luôn tâm niệm rằng: "Dù bạn là ai thì bạn cũng là phiên bản đặc biệt và duy nhất trên thế giới này. Chấp nhận những điều không hoàn hảo của bản thân và nỗ lực phát triển bản thân hơn mỗi ngày thì mọi khó khăn cũng chỉ là thử thách".
Nỗ lực hết mình trong cuộc sống, công việc, cô nàng bộc bạch bản thân chưa nghĩ đến chuyện tình cảm cá nhân mà muốn tập trung phát triển bản thân để trở thành cô gái độc lập, hạnh phúc hơn.
3 cô thôn nữ miệt vườn nổi tiếng nhất hiện nay, khiến ai nhìn vào cũng phải nghẹn ngào: "Nhớ quê quá!" Chỉ bằng những thước phim về ẩm thực làng quê nhưng 3 cái tên này vẫn chiếm được cảm tình của người xem vì sự giản dị của mình. Khác biệt với những nội dung tại hàng quán hay thử thách ăn uống độc lạ, câu chuyện ẩm thực của 3 cô nàng thôn nữ này lại nhẹ nhàng rất nhiều. Khi cuộc...