Cô gái Trung Quốc được cứu sống sau 36 giờ trôi dạt trên biển Nhật Bản
Một người phụ nữ được cứu sống ngoài khơi tỉnh Chiba ( Nhật Bản) sau khi trôi dạt hơn 80 km trong khoảng 36 giờ.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 11.7 cho biết người phụ nữ bị trôi dạt suốt 2 đêm trên biển là công dân Trung Quốc 21 tuổi.
Cô trước đó đi bơi cùng bạn tại bãi biển Shirahama Ohama thuộc tỉnh Shizuoka vào khoảng 19 giờ 30 tối 8.7, theo Kyodo.
Một chiếc trực thăng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đang giải cứu một người phụ nữ ngoài khơi bờ biển Minamiboso ở tỉnh Chiba (Nhật Bản) vào ngày 10.7.2024. Ảnh AFP
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoảng 20 phút sau, chính quyền địa phương đã phát động chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn ngay sau khi nhận tin báo mất tích từ người bạn của cô gái 21 tuổi này.
JCG cho biết thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng đã phát hiện người phụ nữ nằm trong một chiếc phao cao su lênh đênh ngoài khơi bán đảo Boso (Chiba, Nhật Bản) vào khoảng 8 giờ sáng 10.7.
Hai thủy thủ của một tàu chở dầu nhỏ khác ở gần đó đã được liên lạc qua radio và nhảy xuống biển để cứu cô.
Người phụ nữ trong tình trạng tỉnh táo sau đó được trực thăng của JCG đưa đến bệnh viện ở Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.
Cô gái cho biết mình đã bị cuốn ra khơi và không thể quay lại bãi biển. Từ bãi biển đến điểm cứu hộ có khoảng cách ước tính khoảng 80 km theo đường thẳng, nhưng cảnh sát địa phương cho rằng cô gái 21 tuổi trên đã trôi dạt một khoảng cách thậm chí còn xa hơn.
Lực lượng cứu hộ cho biết có gió khá mạnh với tốc độ khoảng 36 km/giờ thổi vào thời điểm đó.
Nhật Bản mở toàn bộ các tuyến đường lên núi Phú Sĩ
Ngày 10/7, chính quyền Nhật Bản đã cho mở thêm 3 tuyến đường mòn leo núi Phú Sĩ từ tỉnh Shizuoka.
Theo đó, toàn bộ 4 lối lên đỉnh Phú Sĩ đã được mở cho mùa leo núi năm nay.
Núi Phú Sĩ nhìn từ Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, đường mòn lên núi tại tỉnh Yamanashi đã bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7 và dự kiến sẽ duy trì tới ngày 10/9 tới.
Cả hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi đều đưa ra những quy định mới, nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo an toàn cho người leo núi, như cấm leo núi xuyên đêm.
Tỉnh Yamanashi hiện chỉ cho phép tối đa 4.000 người leo núi mỗi ngày trên tuyến đường mòn Yoshida và thu phí 2.000 yen (gần 12,4 USD)/người. Chính quyền tỉnh cũng lần đầu tiên triển khai dịch vụ đăng ký trực tuyến cho tuyến leo núi này, do lo ngại vấn đề an toàn và tác động tới môi trường trên ngọn núi 3.776 m này. Đường mòn Yoshida sẽ đóng cửa từ 16h00 ngày hôm trước đến 3h00 ngày hôm sau.
Tương tự, trên 3 tuyến đường từ tỉnh Shizuoka, hệ thống đăng ký trước cũng yêu cầu những người leo núi gửi thông tin chi tiết về hành trình dự tính, như thời gian bắt đầu leo núi hay chỗ nghỉ giữa chặng... Đối với những trường hợp không đăng ký trước, các đơn vị chức năng có nghĩa vụ hướng dẫn họ một cách cặn kẽ về quy định trên núi Phú Sĩ. Không khuyến khích các trường hợp leo núi sau 16h00 hằng ngày.
Núi Phú Sĩ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 2013. Nhật Bản ghi nhận lượng khách du lịch cao kỷ lục sau đại dịch COVID-19, cũng như trong bối cảnh đồng yen suy yếu. Do đó, giới chức địa phương lo ngại về tình trạng quá tải tại ngọn núi cao nhất tại "đất nước Mặt trời mọc" này.
Theo chính quyền Shizuoka, số người leo núi từ tỉnh này trong năm 2023 là 84.086 người, gần bằng với tổng số 85.677 người trước đại dịch năm 2019.
Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này Ngày 7/7, Nhật Bản ghi nhận nhiệt độ tăng lên 40 độ C lần đầu tiên trong năm nay, đặc biệt là khu vực miền Trung, trong bối cảnh nắng nóng gay gắt bao trùm cả nước. Người dân che ô tránh nắng nóng tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 4/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN Do sự tồn tại của hệ thống áp cao chi phối...