Cô gái trẻ bị người yêu ép bán dâm kiếm 3,5 tỷ trong 2 tháng
Vẻ nam tính, lôi cuốn của người đàn ông giàu có đã khiến cô gái trẻ trúng “tiếng sét ái tình” mà không nhận ra bộ mặt thật chẳng khác gì cầm thú của bạn trai.
Và rồi, không chỉ bị cưỡng hiếp, nạn nhân còn phải trải qua cuộc sống của một nô lệ tình dục.
Những đường dây mại dâm hoạt động vô cùng tinh vi. Các đối tượng điều hành dùng các thủ đoạn “cáo già” để che đậy nhằm tránh bị phát hiện. Chúng cũng ép buộc, lừa đảo, dụ dỗ ngon ngọt khiến nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin vào con đường không ai mong muốn. Loạt bài Bí ẩn sau những đường dây mại dâm sẽ cho độc giả thấy được tội lỗi của bọn chúng và là bài học cảnh tỉnh cho các cô gái.
“Tú ông” Damien Bastion đã tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo.
Định mệnh tình yêu
Katie Lang (27 tuổi) là cô gái trẻ trung và đầy quyến rũ. Với nền tảng giáo dục tốt, Katie có một công việc mà nhiều người mơ ước. Cánh cửa tương lai tưởng như rộng mở với cô nhưng cuộc sống tươi đẹp ấy đã hoàn toàn thay đổi bắt đầu vào một ngày tháng 7/2011, khi cô ngỡ rằng đã gặp được định mệnh của đời mình.
Katie Lang tình cờ gặp Damien Bastion tại nhà hàng Gold Coast ở Sydney, Australia. Người đàn ông này tự giới thiệu mình đến từ Jamaica và là một nhà sản xuất âm nhạc tìm kiếm tài năng ở Australia.
Vẻ mạnh mẽ, nam tính đầy lôi cuốn nhưng không kém phần lãng mạn của Damien Bastion đã lập tức khiến Katie Lang say mê và trúng tiếng sét ái tình. Vì thế, khi được Damien ngỏ lời muốn hẹn hò ngay sau đó, Katie không hề đắn đo mà lập tức đồng ý.
Tuy nhiên, cô không ngờ rằng người đàn ông mà cô ngỡ như hoàn hảo ấy thực chất là tên “ác quỷ”. Từ một cô gái xinh đẹp, được giáo dục tốt, ăn nói lưu loát, không lâu sau Katie như biến thành con người hoàn toàn khác. Cô luôn sống trong sợ hãi và lo lắng bởi thường xuyên bị Bastion đánh đập, hãm hiếp và kiểm soát.
“Anh ta rất thích đánh tôi và sau đó thì quan hệ tình dục. Anh ta thích kiểm soát cả linh hồn lẫn thể xác của tôi”, Katie nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng mình từng trải qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đó chưa phải là điều kinh khủng nhất. Katie Lang sau đó còn bị buộc phải hành nghề mại dâm.
Chuỗi ngày không lối thoát
Katie Lang nghẹn ngào nhớ lại kí ức kinh hoàng.
Bastion đã biến cô thành món hàng và ra giá cho mỗi lần quan hệ tình dục trên các trang web đen.
Để thoải mái thực hiện tội ác của mình, gã đàn ông này đã tìm cách bắt ép Katie ra nước ngoài, thời gian đầu là Dubai và sau đó là Miami. Ước tính Katie Lang kiếm được hơn 150.000 USD (gần 3,5 tỷ đồng) trong 2 tháng, tất cả đều do Bastion giữ.
“Anh ta luôn kề dao vào cổ tôi dọa dẫm. Mỗi lần bị anh ta đánh, tôi lại thấy cuộc đời mình không còn một lối thoát nào nữa. Tôi rất sợ hãi vì anh ta không chỉ làm tổn thương tôi mà còn có thể làm hại gia đình tôi. Anh ta lúc nào .cũng nói: Tôi biết nơi gia đình cô đang sống”, Katie Lang nghẹn ngào chia sẻ:
Cứ như vậy, Katie Lang buộc phải bán dâm ở nhiều nơi trên thế giới gồm Úc, Dubai, Abu Dhabi và Mỹ. Cuối cùng, tháng 7/2012, cơn ác mộng của cô gái trẻ cũng kết thúc. Gia đình cô đã liên lạc được với bộ Ngoại giao Mỹ và với sự giúp đỡ của Cảnh sát Liên bang Úc, Baston đã bị bắt giữ.
Ít nhất có 3 người phụ nữ khác cũng trở thành nạn nhân của Bastion. Bồi thẩm đoàn chỉ mất sáu giờ để kết luận Baston phạm 21 tội danh liên quan đến buôn bán tình dục, lừa đảo, ép buộc, tổ chức hoạt động mại dâm, trộm cắp và rửa tiền. Vào tháng 9/2015, người đàn ông này đã bị kết án 27 năm tù giam.
Theo danviet
Cuộc sống không biết bao giờ có ngày về của nô lệ tình dục bị lừa bán sang Ấn Độ
Bị lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục, những cô gái Bangladesh may mắn được giải cứu nhưng chưa biết bao giờ mới có thể quay trở lại quê nhà.
Các cô gái Bangladesh thường bị lừa sang Ấn Độ trở thành nô lệ tình dục. Ảnh minh họa.
Ở độ tuổi 15, cô gái tên Priya bị họ hàng ở Bangladesh lừa bán sang Ấn Độ trở thành nô lê tình dục. Priya nhiều lần bỏ trốn bất thành tại nhà thổ ở phía Tây Bengal và phải đến 6 năm sau, cô và nhiều cô gái người Bangladesh và Ấn Độ khác, mới được cảnh sát giải cứu trong một chiến dịch truy quét.
Priya chỉ mong được về nhà và tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Nhưng đã 3 năm kể từ ngày cô được giải cứu, Priya vẫn không biết bao giờ mình mới gặp lại được gia đình.
Priya, ngày nay 24 tuổi, là một trong số 180 nô lệ tình dục Bangladesh ở tạm tại nơi chính quyền dựng lên ở Tây Bengal. Nhiều người đã chờ đợi các thủ tục pháp lý suốt hàng năm trời để có thể về nhà.
"Không biết tôi còn phải chờ bao lâu nữa", Priya nói dưới một cái tên giả, không phải tên ở quê nhà Bangladesh. Các nạn nhân của nạn buôn người muốn trở về quê hương phải đạt được sự đồng thuận của nhiều cơ quan có thẩm quyền, bao gồm cả địa phương và liên bang. Quy trình này hết sức phức tạp với 15 bước, Reuters cho biết.
Việc phải chờ đợi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý các nạn nhân, khiến họ dễ tiếp tục trở thành mục tiêu của những kẻ buôn người. Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cũng là một thách thức lớn.
"Những kẻ buôn người thường lần theo dấu các nạn nhân, ngay cả khi họ đã về nhà. Chúng đặc biệt lưu ý đến những cô gái không có việc làm để tiếp tục lừa bán sang nước ngoài", nguồn tin nói.
Thủ tục rườm rà khiến các nạn nhân không bao giờ mới được hồi hương.
Hàng nghìn người Bangladesh bị bán sang Ấn Độ mỗi năm để làm nô lệ tình dục hoặc lao động ép buộc. 8 năm qua, Bangladesh đã đưa về nước 1.750 người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái ở Tây Bengal và bang phía tây Maharashtra, Ấn Độ. Hầu hết họ phải sống ở trại tập trung trong nhiều năm trước khi được hồi hương.
"Phải mất từ 18-22 tháng để hoàn tất thủ tục hồi hương", bà Ferdousi Akhter, Bộ trưởng Nội vụ Bangladesh, nói. Tuy nhiên, các tổ chức hoạt động nói rằng, nhiều người phải chờ đợi tới 6 năm.
Trong ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh, bà mẹ 2 con tên Basiron vẫn nhớ như in cuộc gọi thông báo hai cô con gái mất tích của bà được tìm thấy trong nhà thổ ở Ấn Độ.
"Khi tôi nghe tin, tôi đã hét lên. Tôi cảm thấy như trái tim mình sắp vỡ tung", bà mẹ đơn thân 47 tuổi, nói.
Hai cô con gái của bà, 16 và 17 tuổi, đã được giải cứu khỏi một nhà thổ ở Tây Bengal vào năm 2017. Họ bị giam giữ, đánh đập, ép uống rượu và dùng ma túy và nhiều lần bị hãm hiếp. Hai năm trôi qua, hai thiếu nữ này vẫn đang đợi để được về nhà.
Các cáo buộc đối với 16 người bị bắt trong vụ buôn người của hai chị em trên thậm chí chưa được trình lên tòa án nên không biết bao giờ họ mới được về nhà.
Tại nơi trú ẩn dành cho nạn nhân buôn người ở một ngôi làng ở Tây Bengal, hai chị em đã vẽ về nơi họ ở với túp lều nằm lọt thỏm giữa hàng cây bao quanh và một con sông. Họ chưa bao giờ ngừng nhớ nhà.
Người em tên Neela nói mình muốn vay tiền và mở một tiệm làm đẹp khi về nhà. "Những bạn gái Ấn Độ được giải cứu cùng đợt được trở về nhà ngay lập tức", Neela chia sẻ. "Họ thật hạnh phúc. Có lẽ chúng tôi cũng sẽ trở về nhà vào một ngày nào đó".
Basiron và hai cô con gái duy trì liên lạc qua điện thoại. Người mẹ chưa bao giờ ngừng hi vọng về việc sẽ gặp lại các con. "Tôi đã không gặp chúng suốt 3 năm qua. Không nhìn thấy dù chỉ một bức ảnh. Không biết chúng giờ trông thế nào".
Câu chuyện của Priya thì đã có kết thúc có hậu. Vài tuần sau bài phóng sự của Reuters, cô gái 24 tuổi đã trở về Bangladesh và sẽ sớm đoàn tụ cùng gia đình. "Thật tốt khi cuối cùng cũng được trở về", Priya nói. "Tôi đã không còn nhớ căn nhà mình trông như nào, nhưng tôi sẽ nhận ra khi nhìn thấy nó. Tôi chỉ muốn về nhà và gặp lại người thân".
Theo danviet
Bí quyết sống thọ của người đàn ông có thể sẽ soán ngôi vị người cao tuổi nhất thế giới Một người đàn ông Ấn Độ gần đây đã gây sốc cho nhân viên sân bay ở Abu Dhabi, vì hộ chiếu của ông cho thấy ông sinh năm 1896. Điều này nếu chính xác, có nghĩa là ông cụ đã 123 tuổi, là người già nhất thế giới còn sống. Hộ chiếu của Swami Sivananda cho thấy ông cụ lớn hơn 1...