Cô gái Thái kiện thẩm mỹ viện do bị nhiễm trùng sau nâng ngực
Nâng ngực ở thẩm mỹ viện nổi tiếng tại Bangkok, người phụ nữ Thái Lan bị rò rỉ chất làm đầy và nhiễm trùng phải ngừng cho con bú.
Đầu tuần này, nữ nhân viên ngân hàng 27 tuổi gửi đơn kiện viện thẩm mỹ nổi tiếng ở Bangkok. Cô cho biết đã bị nhiễm trùng nặng sau ca nâng ngực, tổng thiệt hại lên đến 900.000 bath (hơn 37.000 USD).
Nữ nhân viên gặp tai họa sau khi đi nâng ngực. Ảnh: The Nation/Asia News Network.
Luật sư Saranya Wangsukcharoen đại diện nguyên đơn, cho biết năm 2012 khách hàng của mình chi 120.000 bath để phẫu thuật nâng ngực. Hai năm sau, cô quay lại viện thẩm mỹ do bụng đau đớn và sưng phồng. Kiểm tra cho thấy bụng cô gái chứa đầy mủ và chất làm đầy (filler) rỉ ra từ ngực. Viện thẩm mỹ yêu cầu khách hàng này trả thêm 600.000 bath chi phí điều trị và “đền bù” một ca cấy ghép vú bằng silicone trị giá 100.000 bath.
Năm 2017, người phụ nữ mang thai. Sau khi sinh mổ, cô lại phát hiện trong bụng có lượng filler lớn và đành chi thêm gần 500.000 bath loại bỏ chất làm đầy.
Viện thẩm mỹ đề nghị tặng khách hàng này 150.000 bath, với điều kiện cô từ bỏ cáo buộc. Cần tiền điều trị, cô gái đồng ý song một tháng sau phải ngừng cho con bú vì ngực tiếp tục rò rỉ filler và nhiễm trùng. “Cuộc sống của tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Tôi phải nghỉ việc để điều trị”, nữ nhân viên bức xúc.
Cuối tháng 11/2017, một phụ nữ cấy silicone nâng ngực tại một phòng khám cũng bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Tuy đã lấy silicone ra và thay thế bằng loại khác, cô vẫn đau đớn dữ dội. Một tháng sau người phụ nữ phải rút hết mọi chất làm đầy khỏi vòng một. Trong quá trình này, bác sĩ tìm thấy một miếng gạc bên trong ngực phải của cô đồng thời phát hiện loại silicone được sử dụng là kém chất lượng.
Một trường hợp khác là cựu ca sĩ Jeeranan “May” Kitprasarn. Trên mạng xã hội, cô chia sẻ về trải nghiệm nâng ngực kinh hoàng trị giá 800.000 bath ở Hàn Quốc vào tháng 12 năm ngoái. Vòng một của Jeeranan chảy máu bất thường và nóng rát sau phẫu thuật nâng ngực. Bác sĩ trấn an “không cần lo lắng”, nữ ca sĩ yên tâm quay về Bangkok. Tuy nhiên tình trạng ngực đau và chảy máu vẫn tiếp tục. Đến lúc không chịu nổi phải đi khám, Jeeranan mới nhận ra mình bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng, cơ hội sống sót chỉ khoảng 10%. May mắn, trải qua ba ca phẫu thuật trong đó có rút bỏ chất cấy ghép, cô đã hồi phục sức khỏe.
Video đang HOT
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Những điều chị em nên biết khi làm đẹp bằng Filler
Tại Việt Nam, làm đẹp bằng việc tiêm Filler không còn là điều xa lạ với phái đẹp.
Tuy nhiên, lựa chọn phương án nào để việc làm đẹp theo công nghệ này vừa an toàn, hiệu quả, vừa phù hợp ngân sách, là điều mà không ít chị em đang băn khoăn.
Công nghệ tiêm filler là gì?
Theo các chuyên gia, Filler có nghĩa là "chất làm đầy"; được ứng dụng trong thẩm mỹ tạo hình không phẫu thuật như nâng ngực, nâng mũi, tạo dáng cằm, dáng môi...
Việc phân loại "chất làm đầy" này có nhiều cách, tuy nhiên, đối với người tiêu dùng, tiêu chídựa trên tác dụng lâm sàng và thời gian tồn tại là điều họ đặt nhiều quan tâm. Theo đó, Filler không bền vững có thời gian tồn tại từ 6 đến 12 tháng (như HA, collagen...); Filler bán bền vững có thời gian tồn tại từ 1 đến 2 năm (như CaHA), và Filler bền vững có thời gian tồn tại từ 2 năm trở lên (như PMMA, PCL, PAAG).
Cũng theo các chuyên gia, Filler phải không chứa các chất gây hại hay kích ứng đối với cơ thể, hàm lượng endotoxin không vượt quá quy chuẩn; không gây phản ứng đào thải, hay sưng viêm, đau nhức quá mức; không chứa nhiều dư lượng BDDA.
Ngoài ra, hạt Filler phải tinh khiết đồng nhất, đảm bảo môi trường sản xuất vô trùng, với độ nhớt độ đàn hồi đúng quy chuẩn, áp lực pit tong lý tưởng, khi tiêm vào ít đau, và đảm bảo không di chuyển, kiểm soát được thời gian cùng tác dụng lâm sàng.
Hiện tại, công nghệ tiêm Filler theo các nhà chuyên môn là dùng các chất tương thích với cơ thể người tiêm vào dưới da để làm đầy vùng khuyết đi, như làm đầy má hóp, thái dương; làm đầy nếp nhăn, nếp gấp; tạo hình thẩm mỹ không phẫu thuật như nâng ngực, độn mông...
Tuy nhiên, theo một số chị em, thị trường hiện nay với khá nhiều hàng trôi nổi, hàng xách tay, không giấy tờ, mà giá cả lại quá khác biệt... Do đó, để chọn được dòng sản phẩm tin tưởng về độ an toàn, chi phí phù hợp không phải là điều dễ dàng.
"Điều này không chỉ "khó" với bản thân mỗi người tiêu dùng mà cả các chủ cơ sở thẩm mỹ, trung tâm clinic, spa... khi chọn lựa và tư vấn cho khách hàng", một chủ Spa ở TP.HCM cho biết.
Những lưu ý trước khi quyết định tiêm Filler
Không khó để nhận thấy các tờ rơi quảng cáo, các banner, các chương trình khuyến mãi về dịch vụ làm đẹp này đang tràn ngập các Spa, các trung tâm thẩm mỹ trong thành phố. Riêng trên các trang mạng xã hội, hàng loạt các thẩm mỹ viện, các trung tâm làm đẹp đang trưng bày các dịch vụ tiêm Filler thông qua các dòng quảng cáo hấp dẫn với chi phí rẻ đến bất ngờ.
Tuy vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo không phải ai cũng có thể tiêm Filler vào cơ thể. Quan trọng hơn, không phải cơ sở làm đẹp nào cũng được cấp phép sử dụng chất làm đầy này.
Người tiêu dung trước và sau khi sử dụng sản phẩm Filler E.P.T.Q (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Theo quy định của nhiều Tổ chức Y tế, Y khoa trên thế giới, người thực hiện tiêm Filler bắt buộc phải là bác sĩ hoặc là người có giấy tờ chứng nhận hợp lệ. Ở Việt Nam, các cơ sở hành nghề trong lĩnh vực này cũng chỉ có thể hoạt động khi được cấp phép. "Tuy biến chứng của Filler hiếm gặp, nhưng nếu được thực hiện bởi những người hành nghề không phép, có thể sẽ gây hậu quả đáng tiếc", một chuyên gia nhận định.
Theo các chuyên gia, chị em có thể trao đổi với cơ sở làm đẹp để lựa chọn loại Filler có chất lượng tốt, an toàn, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm chứng lâm sàng, được công nhận. "Nếu không phải người trong ngành, không am hiểu về hóa chất, việc bị tráo đổi Filler trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ rất dễ xảy ra", một đại diện Spa ở TP.HCM cho biết.
Theo ông Hà Tiến Lợi - Giám đốc điều hành một đơn vị phân phối mặt hàng này, chi phí tiêm Filler bình quân tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín thường từ 10 - 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra khả năng kích ứng của cơ thể với các chất sẽ được tiêm vào là rất quan trọng. Cần có sự thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khoẻ đúng quy trình y tế trước khi tiêm hợp chất này vào cơ thể.
Theo các bác sĩ chuyên ngành, việc đảm bảo an toàn, vệ sinh trong thực hành y học, cùng nền tảng y khoa tốt, nhanh chóng chuẩn đoán và xử lý các dấu hiệu bất thường sẽ mang lại sự đảm bảo cao hơn cho người sử dụng dịch vụ này.
"Trường hợp đã can thiệp thẩm mỹ khác dẫn đến vùng mong muốn không còn khoang chứa, hay nghi ngờ kết cấu và chất đã sử dụng thẩm mỹ trước đó không tương thích, người dùng nên cân nhắc việc lựa chọn tiêm Filler phù hợp", một chuyên gia khuyến cáo.
Như vậy, tuy làm đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu, nhưng chị em cũng cần phải hết sức tỉnh táo và cẩn trọng để không phải "tiền mất, tật mang".
Vừa qua, một sản phẩm chất làm đầy Filler Hàn Quốc mang tên E.P.T.Q đã ra mắt thị trường Việt Nam.
Theo đại diện nhà sản xuất, đây là loại Filler Hyalunoric Acid, sở hữu nhiều tiêu chí nổi bật như: Nguyên liệu được sản xuất và quản lý theo quy trình khép kín, an toàn; Độ đàn hồi và liên kết hoàn hảo giúp định hình tốt; Không chứa chất xúc tác khác và không chứa dư lượng BDDE độc hại; Hàm lượng Endotoxin thấp (dưới 0.1EU/ml); Độ PH và áp suất thẩm thấu hoàn toàn tương thích với cơ thể người, không gây đau khi tiêm...
Được biết, sản phẩm này đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm duyệt và cấp giấy phép nhập khẩu chính thức vào ngày 28-3 vừa qua. Các chuyên gia cũng đánh giá cao về độ tinh khiết và dư lượng BĐE đạt quy chuẩn của Bộ Y Tế Hàn Quốc đối với mặt hàng này.
THẾ TRUNG
Theo tuoitre.vn
Cô gái Nga tử vong khi đang phẫu thuật nâng ngực Ekaterina Kiseleva 32 tuổi (Nga) tử vong do suy tim trong khi phẫu thuật nâng ngực tại một cơ sở làm đẹp ở thành phố Moskva. Theo Dailystar, ca phẫu thuật do bác sĩ Grigory Perekrestov 31 tuổi, trực tiếp tiến hành. Perekrestov vốn nổi tiếng với thói quen chụp ảnh selfie với các bệnh nhân nữ, để lộ vòng một của họ...