Cô gái sống sót nhờ giả chết suốt một giờ trước kẻ khủng bố Paris
Isobel Bowdery nằm giữa những thi thể bất động, cố nín thở, không cử động và may mắn trở thành một trong số ít người sống sót dưới làn đạn của những kẻ khủng bố nhà hát Bataclan, Paris.
Theo Mirror, Bowdery, 22 tuổi, hôm qua đăng tải bức ảnh chụp chiếc áo phông dính máu của mình lên Facebook và kể lại câu chuyện sống sót trong vụ tấn công nhà hát Bataclan tối 13/11, nơi nhóm nhạc rock Eagles of Death Metal đang biểu diễn.
Hình ảnh của cô gái người Nam Phi vừa tốt nghiệp đại học hiện thu hút hơn 1,4 triệu like và hơn 470.000 lượt chia sẻ.
Chiếc áo vấy máu của Isobel Bowdery. Ảnh: Facebook
Trong tâm trạng vẫn còn nguyên nỗi bàng hoàng và đau xót, cô viết:
“Đó chỉ là một tối thứ 6 tại một show nhạc rock. Không khí rất sôi động, mọi người nhảy nhót và cười nói. Và khi những người đàn ông đó đi qua cửa chính và bắt đầu xả súng, chúng tôi vẫn ngây thơ tin rằng đó chỉ là một phần của chương trình. Nó không chỉ là một vụ tấn công khủng bố, mà là một cuộc thảm sát. Hàng chục người bị bắn ngay trước mắt tôi. Những vũng máu loang đầy trên sàn nhà. Tiếng khóc của những người đàn ông trưởng thành ôm thi thể bạn gái trong tay truyền khắp khán phòng.
Video đang HOT
Những tương lai vỡ nát, những gia đình đau đớn. Chỉ trong một khoảnh khắc. Sốc và cô độc, tôi đã giả chết hơn một giờ đồng hồ, nằm đó giữa những người phải chứng kiến thi thể bất động của người thân.
Nín thở, cố không cử động, không khóc, không cho chúng thấy sự sợ hãi mà chúng muốn. Tôi đã quá may mắn khi sống sót. Nhiều người thì không. Thế giới này thật tàn nhẫn. Những hành động thế này càng làm nổi bật sự suy đồi của con người, hình ảnh những kẻ đó lượn quanh như kền kền sẽ ám ảnh tôi suốt phần đời còn lại.
Cái cách chúng tỉ mỉ nhằm bắn những người xung quanh khu vực tôi đứng mà không hề cân nhắc mạng sống con người. Nó như thể không thật. Tôi mong chờ ai đó sẽ nói rằng đây chỉ là một cơn ác mộng. Nhưng là một người sống sót cho tôi cơ hội để kể về những anh hùng.
Là người đàn ông đã trấn tĩnh và liều mạng để bảo vệ khi tôi đang rên rỉ, từ những lời trăng trối cuối cùng của một đôi uyên ương giúp tôi tin tưởng vào những điều tốt trên thế giới. Là những người cảnh sát đã giải cứu thành công hàng trăm sinh mạng, từ một người hoàn toàn xa lạ đã giúp tôi trên đường và cố gắng an ủi suốt 45 phút khi tôi nghĩ bạn trai mình đã chết. Là người đàn ông bị thương mà tôi nhầm lẫn là bạn trai mình nhưng vẫn ôm lấy tôi và nói rằng mọi việc sẽ ổn dù bản thân cũng cô đơn và sợ hãi.
Là người phụ nữ mở cửa nhà để cưu mang những người sống sót, từ một người bạn giúp tôi có chỗ ở và thậm chí ra ngoài mua quần áo mới để tôi không phải mặc chiếc áo nhuốm máu này, đến tất cả các bạn, những người đã an ủi, ủng hộ, các bạn làm tôi tin rằng thế giới này vẫn có thể tốt đẹp hơn.
Isobel Bowdery chia sẻ hình ảnh đại diện trên Facebook lồng trong quốc kỳ Pháp sau các vụ khủng bố. Ảnh: Facebook
Để điều này không bao giờ xảy ra lần nữa, và quan trọng hơn tất cả, là hướng tới 80 người đã ngã xuống trong khán phòng, những người đã không may mắn, những người không thể thức dậy vào hôm nay và tới tất cả những nỗi đau mà bạn bè và gia đình họ đang trải qua. Tôi thực sự xin lỗi. Không có gì có thể xoa dịu được nỗi đau này. Với những gì đã chứng kiến vào thời khắc cuối cùng của họ, cùng với cảm giác chính mình cũng sẽ chết, tôi tin rằng không ai để tâm tới những tên súc sinh đã gây ra mọi việc.
Họ chỉ nghĩ về những người họ yêu thương. Khi nằm trong vũng máu của những người xa lạ và chờ đợi viên đạn kết thúc cuộc đời mình khi chỉ mới 22 tuổi, tôi hình dung khuôn mặt của từng người thân yêu và thì thầm rằng tôi yêu họ. Hết lần này tới lần khác. Tôi đếm lại những dấu mốc cuộc đời mình. Ước rằng họ biết tôi yêu họ dường nào, ước rằng dù có chuyện gì xảy ra với tôi, họ vẫn giữ niền tin vào sự thánh thiện trong con người, không để những kẻ đó chiến thắng.
Đêm qua, cuộc đời của nhiều người đã thay đổi vĩnh viễn, giờ chúng tôi phải sống tốt hơn. Sống cho những nạn nhân vô tội của thảm kịch này, cho những ước mơ mà họ không bao giờ có thể thực hiện được nữa.
Xin hãy yên nghỉ. Các bạn sẽ không bao giờ bị lãng quên”.
80 người đã thiệt mạng trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan và hàng chục người khác bị sát hại tại 5 địa điểm gần đó, trong thảm họa tồi tệ nhất nước Pháp kể từ Thế chiến II.
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm đứng sau các vụ tấn công.
Tuấn Vũ
Theo VNE
Cha, anh của kẻ khủng bố quốc tịch Pháp bị bắt
Cảnh sát Pháp đã bắt giữ cha và anh của người mang quốc tịch Pháp được cho đã tham gia vụ khủng bố Paris. Nơi ở của tất cả bạn bè và họ hàng người này đều bị lục soát.
Cảnh sát Paris đưa thi thể nạn nhân của khủng bố lên xe - Ảnh: AFP
Hãng tin AFP hôm 14.11 dẫn một nguồn tin điều tra cho biết người anh 34 tuổi, đã tự liên lạc với cảnh sát, sau đó bị bắt giữ. Anh ta sống ở phía nam Paris, trong khi người cha sống tại thị trấn Romilly-sur-Seine, cách Paris 130 km.
NBC News lấy thông tin từ một quan chức từng làm việc trong ngành điều tra nói rằng tên của người tấn công quốc tịch Pháp là Ismail M. Cảnh sát đã nhận dạng được người này nhờ một đầu ngón tay nát bét tại nhà hát Bataclan, địa điểm chết nhiều người nhất trong vụ tấn công phối hợp tại 6 nơi khác nhau trên khắp Paris. Ít nhất 129 người đã thiệt mạng, 352 người bị thương trong vụ khủng bố dã man này.
Công tố viên Paris, Francois Molins cho biết kẻ khủng bố quốc tịch Pháp là một người Hồi giáo cực đoan, nhưng các nhà điều tra chưa từng phát hiện người này thuộc một tổ chức khủng bố nào.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tháp Eiffel tắt để tưởng niệm 129 nạn nhân vụ khủng bố Biểu tượng của nước Pháp chìm trong bóng tối sau khi xảy ra một loạt vụ tấn công tại Paris hôm qua, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Tháp Eiffel tắt để tưởng nhớ các nạn nhân. Ảnh: CBS News Tháp Eiffel hôm qua cùng một số điểm du lịch nổi tiếng của Pháp đã đóng cửa trong khi khoảng 3.000 lính...