Cô gái sốc tâm lý sau một tháng hôn mê vì Covid-19
Fatima, 35 tuổi, đã được trở về nhà sau hơn bốn tháng nằm viện, trong đó có một tháng hôn mê.
Phải trải qua quá trình chữa bệnh kéo dài 141 ngày khiến Fatima Bridle trở thành bệnh nhân Covid-19 có thời gian điều trị lâu nhất ở Anh.
Mới đây, người phụ nữ 35 tuổi này có kết quả âm tính với virus nCoV và được phép rời bệnh viện. “Thật tuyệt vời khi có thể về nhà”, Fatima thốt lên.
Vợ chồng Fatima đã hội tụ sau hơn 4 tháng xa cách
Chia sẻ với báo chí, Fatima miêu tả hành trình tìm lại sự sống của mình là một điều kỳ diệu. “Tôi không thể nào tin nổi mình vượt qua tất cả những điều này. Tôi cảm thấy mình như được trao tặng một cuộc đời mới”, cô nói.
Trước đó, Fatima đã có quãng thời gian chăm sóc chồng, một cựu chiến binh tên là Tracy, cho tới khi chính bản thân cô cũng mắc bệnh. Cô được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Southampton chữa trị.
Trong hơn 4 tháng nằm viện, cô chống chọi với virus nCoV, viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn. Nữ bệnh nhân này đã có 105 ngày dùng máy thở, 40 ngày hôn mê.
Video đang HOT
Trước khi chìm vào cơn mê, Fatima đã phải trải qua những nỗi đau tột cùng khi phổi bị suy. “Có thời điểm, tôi chỉ ước mình có thể chết đi. Mọi chuyện thật đáng sợ và khủng khiếp. Tôi muốn thét lên nhưng không được”, cô nhớ lại.
Những lúc đó, cô mong muốn có chồng ở bên nhưng không thể vì bệnh viện áp dụng quy định cách ly với người bệnh Covid-19.
Fatima vẫn cần chăm sóc y tế để lấy lại sức khỏe như trước đây
Sau khi khỏi bệnh, Fatima khen ngợi Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) hết lời. “Họ đã cứu sống tôi. Các nhân viên y tế đều thật tuyệt vời. Tất cả đều xứng đáng được tặng huân chương”, cô nói.
Thậm chí, Fatima, cựu nhân viên kỹ thuật phòng thí nghiệm, còn bày tỏ mơ ước được làm cho NHS.
Trong khi đó, chồng của Fatima, anh Tracy, dành những lời trìu mến khi nói về vợ: “Cô ấy là một phụ nữ phi thường. Cô ấy không thể bị đánh bại”.
Bộ trưởng Y tế Anh, Matt Hancock, cho biết: “Tôi rất vui mừng cho cô ấy. Đây là một sự công nhận cho Dịch vụ Y tế Quốc gia xuất sắc của chúng ta”.
Người đàn ông Hải Phòng tử vong vì ăn hải sản sống
Sau khi ăn hải sản chưa nấu chín vài giờ, ông Đ. rơi vào trạng thái sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và không qua khỏi sau 4 ngày điều trị.
BS Vũ Viết Sáng, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do ăn hải sản tươi sống hết sức đáng tiếc.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Đ., 59 tuổi, sống tại huyện An Dương, Hải Phòng được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng rất nguy kịch.
Gia đình cho biết, ngày 30/6, bệnh nhân có uống rượu kèm hải sản chưa được nấu chín. Ngay sau đó, ông Đ. thấy đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.
Các vết hoại tử trên da bệnh nhân do vi khuẩn "ăn thịt người" gây ra
Sau vài giờ, khi được chuyển đến viện, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng) kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng trên da, cân và cơ vùng tứ chi.
Khi cấy khuẩn xét nghiệm, 2 mẫu máu của bệnh nhân đều dương tính với vi khuẩn "ăn thịt người" V. vulnificus.
Mặc dù đã được điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu kết hợp thở máy, lọc máu liên tục, dùng thuốc vận mạch nâng huyết áp và các biện pháp điều trị hồi sức tích cực khác nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn nặng lên, tiên lượng tử vong nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về nhà lo hậu sự sau 4 ngày điều trị.
V. vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu, cá...
Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là vi khuẩn "ăn thịt người".
Nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn, tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
Theo BS Sáng, khi vào cơ thể, loại vi khuẩn này còn có khả năng trốn thoát khỏi hệ miễn dịch, vượt qua được hàng rào bảo vệ đầu tiên của đường tiêu hóa và da. Sau khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn nhân lên rất nhanh, sản sinh ra độc tố gây độc tế bào và phá hủy tế bào.
Ngoài ra, lớp vỏ vi khuẩn V. vulnificus chứa lipopolysaccharis kích hoạt cơ thể giải phóng cơn bão cytokin gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Những trường hợp qua được giai đoạn cấp tính vẫn có thể tử vong do hậu quả của suy đa tạng kéo dài.
Thống kê 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân có ăn hàu sống trong vòng 2 ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng - 6 ngày.
Một số trường hợp nhiễm bệnh do cơ thể có vết thương hở rồi đi tắm biển hoặc bị đuôi tôm, vỏ hàu gây xước da.
Để tránh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người V. vulnificus, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn hải sản chưa nấu chín. Nếu có vết thương hở, cẩn trọng khi đi tắm biển hoặc tiếp trực tiếp với hải sản tươi sống.
Khi có các biểu hiện đường tiêu hóa, sưng nóng đỏ đau tại vết thương, đau, nổi ban, bọng nước ở chân tay sau khi nghi ngờ có tiếp xúc với nguồn bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
Người mẹ trẻ tử vong chỉ sau một nĩa mì Ý Một người phụ nữ trẻ bất tỉnh rồi tử vong tại Ý sau khi ăn một nĩa mì Ý mà không nhận ra rằng trong món mì có tôm, loại thực phẩm khiến cô bị dị ứng nghiêm trọng. Trang Daily Mail đưa tin bi kịch xảy ra vào ngày 30-7, khi cô Refka Dridi, 27 tuổi, làm nghề phục vụ bàn tại...