Cô gái Pháp tìm mẹ đẻ Việt Nam
Léa Collet bị mẹ bỏ lại ở bệnh viện Từ Dũ lúc chào đời cách đây 25 năm, trước khi được một phụ nữ Pháp nhận làm con nuôi.
Những năm qua, Collet đã nhiều lần nghĩ về việc tìm lại mẹ đẻ, nhưng đến gần đây, hành trình đó mới thực sự bắt đầu.
“Hôm 9/9 vừa rồi, tôi tròn 25 tuổi. Tôi đã tự nhủ bản thân rằng nếu muốn tìm mẹ thì phải thực hiện ngay bây giờ hoặc sẽ là không bao giờ”, Collet chia sẻ với VnExpress. “Mẹ đẻ của tôi năm nay đã 59 tuổi”.
Léa Collet và một sơ tại cô nhi viện Mầm Non 2 Thủ Đức. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Được sự ủng hộ của mẹ nuôi, Collet bắt đầu chia sẻ mọi thông tin và hình ảnh mà mình có lên Facebook với hy vọng sẽ những người ruột thịt sẽ nhìn thấy và nhận ra mình.
Theo những giấy tờ mà Collet có được, cô chào đời ngày 9/9/1995 theo hình thức sinh thường, tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, nặng 2,6 kg, được đặt tên là Trần Thị Kim Oanh.
Mẹ cô là Trần Thị Sen hoặc Trần Kim Sen, 34 tuổi, ở nhà nội trợ, nhưng bà đã làm thủ tục từ bỏ quyền nuôi con ngay sau đó.
“Tôi nhanh chóng được chuyển cho một vú nuôi chăm sóc trước khi được mang tới cô nhi viện Mầm Non 2 Thủ Đức và được nhiều sơ nuôi nấng”, cô gái hiện sống cách thành phố Lyon, Pháp, 30 phút lái xe, nói.
Video đang HOT
Lúc 5 tuần tuổi, Collet được một phụ nữ độc thân người Pháp nhận làm con nuôi. Một trong số các sơ được cho là đã nói với bà rằng cô còn có một anh trai và một chị gái, nhưng điều này không được ghi trên giấy tờ nhận nuôi nên Collet không dám chắc có chính xác không.
Đến 3 tháng tuổi, cô bé người Việt được mẹ nuôi đưa tới Pháp, sống một cuộc đời hoàn toàn mới.
Léa Collet và mẹ nuôi ở Pháp. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
“Từ khi tôi đủ lớn để nhận thức được rằng mình là con nuôi, tôi luôn nghĩ về mẹ và gia đình ở Việt Nam”, Collet nói. “Tôi rất muốn tìm lại mẹ và gia đình ruột thịt”.
Cô đã lên kế hoạch trở lạị quê hương trong hai năm tới và đang nhờ một dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm. Bài viết của cô trên Facebook nhận được hàng trăm lượt chia sẻ và bình luận nhưng chưa có thêm manh mối nào.
“Nếu gặp mẹ đẻ của mình, tôi muốn nói rằng mình rất hạnh phúc khi được làm mọi thứ để tìm kiếm mẹ”, Collet nói.
Gần 1 triệu người chết vì Covid-19, ca nhiễm cao kỷ lục ở Pháp
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 13/9 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có hơn 28,9 triệu người mắc Covid-19 và 923.701 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, gần 20,8 triệu ca bệnh khắp toàn cầu đã được chữa khỏi.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Hơn 10.000 ca nhiễm ở Pháp
Giới chức Pháp cho hay, trong 24h qua, nước này ghi nhận 10.561 ca nhiễm mới. Đây là con số kỷ lục mới khi lần đầu tiên số ca nhiễm virus corona vượt qúa 10.000.
Theo Reuters, thống kê mới nhất này đã vượt con số kỷ lục trước đó là 9.843 ca nhiễm hôm 10/9, nêu bật tình trạng bệnh dịch trở nên trầm trọng hơn ở Pháp.
Mức tăng này buộc chính phủ Pháp phải vạch ra các biện pháp bổ sung để không phải tái áp dụng phong toả chung như hồi đầu năm. Thủ tướng Jean Castex cam kết đẩy nhanh xét nghiệm và siết cặt các biện pháp ở những khu vực lây nhiễm cao.
Trong báo cáo cập nhật hàng ngày, Bộ Y tế Pháp thông báo đang điều tra 772 ổ lây nhiễm, tăng 86 điểm trong vòng 24h.
Biểu tình rầm rộ chống các biện pháp chặn Covid-19
Hàng nghìn người hôm 12/9 đã biểu tình ở khắp các thành phố của Đức để phản đối các biện pháp được áp đặt nhằm ngăn chặn virus corona lây lan.
Tại Munich, khoảng 8.000 người đã tham gia biểu tình, Guardian dẫn ước tính của cảnh sát. Hầu hết những người này đều phớt lờ quy định đeo khẩu trang của chính quyền.
Ít nhất 1.000 người đã đổ xuống các đường phố ở Hanover và Wiesbaden để biểu tình phản đối với cùng lý do trên.
Tháng trước, biểu tình phản đối các biện pháp chặn Covid-19 cũng diễn ra ở Berlin.
Phong trào này thu hút sự tham gia của các nhóm khác nhau, từ nhóm tự xưng là các nhà tư tưởng tự do tới các nhà hoạt động phản đối vắc-xin, cực hữu và người theo thuyết âm mưu.
Diễn biến dịch trên toàn cầu
- JBS Food Inc, công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới, đã nhận mức phạt 15.615 USD vì không bảo vệ được nhân viên khỏi virus corona tại cơ sở ở Colorado, Mỹ. Có 6 lao động tại cơ sở này đã tử vong vì Covid-19.
- Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca ngày 12/9 thông báo, sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin ngừa Covid-19 thử nghiệm sau khi tạm dừng một tuần để điều tra việc một người tham gia thử nghiệm bị ốm, Guardian đưa tin.
- Nghiên cứu mới của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho thấy, việc dùng bữa ở các hàng quán bên ngoài nhà có thể liên quan tới sự gia tăng số ca nhiễm virus corona, theo ABC News.
- Cảnh sát Đan Mạch cho hay, các biện pháp hạn chế bổ sung sẽ được ban hành sau khi nước này ghi nhận 341 ca nhiễm virus corona mới. Đây là mức tăng hàng ngày cao nhất tại Đan Mạch kể từ ngày 7/4.
- Lần đầu tiên trong vòng 6 tháng, ở Canada không có ca tử vong mới nào vì Covid-19, Bloomberg dẫn tin mới nhất từ cơ quan y tế công của nước này cho hay ngày 12/9. Hiện, hầu hết các tỉnh của nước này đều đã nới lỏng phong toả, các trường học đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn cảnh giác cao độ để tránh các ổ dịch mới bùng phát.
- Truyền thông quốc gia Cuba ngày 12/9 cho biết, việc đi lại liên tỉnh ở nước này sẽ phải dừng và lệnh giới nghiêm ở Havana sẽ được kéo dài tới cuối tháng do các ca nhiễm ở thủ đô đã lan sang các khu vực khác.
Đức hỗ trợ thiết bị đánh giá tác động đập trên sông Mekong Chính phủ Đức hôm nay cấp bộ thiết bị giúp Uỷ hội sông Mekong (MRC) theo dõi các tác động của hai đập thuỷ điện của Lào ở hạ nguồn. Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Don Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của...