Cô gái ở trung tâm bảo trợ nói bị xâm hại từ 13 tuổi
“Em ấy kể bị anh rể xâm hại tình dục năm 13 tuổi. Em mách với chị gái nhưng chị không tin. Thế là em ấy uất ức bỏ nhà đi và lại gặp phải tình cảnh này”, ông Lương thuật lại.
Là một trong những cán bộ đầu tiên phát hiện việc Nguyễn Thị Huyền (sinh năm 2001, quê Nghệ An, đã đổi tên) bị cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương xâm hại, ông Phạm Đình Lương, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM, đã vận động cô gái viết đơn tố cáo lên cơ quan công an.
“Hôm ấy, em ấy vừa viết đơn vừa khóc. Em bảo không muốn nhắc lại chuyện đó nữa. Tôi nghe chuyện của em mà rùng mình, vừa xót vừa thương”, ông Lương nói với Zing.vn.
Tuổi thơ cay đắng
Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM kể rằng từ khi sinh ra, Huyền đã không biết cha là ai. Sau khi mẹ theo chồng mới, Huyền về sống chung với chị gái cùng mẹ khác cha và anh rể ở Nghệ An.
Năm Huyền 13 tuổi, chị gái thường xuyên đi làm công nhân ca tối, nên chỉ có Huyền và anh rể ở nhà. Em bắt đầu bị người đàn ông này xâm hại. Huyền kể lại với chị gái mong được ủng hộ và bảo vệ nhưng chị của Huyền không tin. Buồn và uất ức, Huyền bỏ đi tìm mẹ.
Nguyễn Thị Huyền tố bị bảo vệ trung tâm bảo trợ xã hội xâm hại. Ảnh: CTV.
Huyền đi tìm mẹ khắp nơi, từ Nghệ An vào Đồng Nai. Mẹ Huyền cũng sống trong cảnh lang thang nên em không rõ mẹ ở đâu mà chỉ nghe tin đồn truyền tai từ người này người nọ. Tìm mẹ không được, Huyền lại quay về tìm chị.
Lúc này, em mới nghe nói chị gái đã li dị chồng và vào Bình Dương bán quần áo. Huyền theo đến Bình Dương, lang thang khắp nơi tìm chị nhưng tìm hoài không thấy.
Năm 2017, em được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Dương khi đang sống vất vưởng ở công viên. Kể từ đây, tấn bi kịch tiếp tục đổ dồn lên cô gái nhỏ. Huyền kể em bị nam bảo vệ của trung tâm bảo trợ xã hội hiếp dâm liên tục trong 2 năm.
Em được xếp ở chung phòng với cả người tâm thần và người câm. Đến đêm, mọi người lăn ra ngủ, chỉ còn Huyền thức. Suốt 2 năm, em không thể cầu cứu ai bởi “nói cũng chẳng ai tin”. Huyền còn kể nam cán bộ này thậm chí xâm hại cả một người câm vì “người câm thì không nói được, không thể kêu cứu được”.
Video đang HOT
Lướt trang Fanpage của Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương, Huyền chỉ mặt gọi tên từng người “đã dùng ống nước đánh con, đã hiếp dâm con”.
“Giờ con không còn tin ai nữa. Người thân con chẳng còn ai. Còn người lạ toàn làm những chuyện khủng khiếp. Con không còn tin ai nữa”, Huyền nức nở lặp lại trong một buổi trò chuyện với ông Lương.
Không thể tiếp xúc với đàn ông
Những lần xâm hại tình dục liên tiếp của nam bảo vệ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương khiến Huyền sợ hãi và uất hận. Em đã nhiều lần tự tử nhưng không thành. Cuối cùng, Huyền trốn khỏi trung tâm và đến TP.HCM. Tới đây, em tiếp tục được công an đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM.
Do tâm lý hoảng loạn và nhiều biểu hiện bất ổn, Huyền được các cán bộ tại đây chú ý và phát hiện vụ việc.
“Hôm đó tôi trực và nghe câu chuyện của bé, tôi vừa sốc vừa xót. Tôi bảo em đủ 18 tuổi rồi có thể tự đứng lên tố cáo để công an điều tra”, ông Lương kể lại và cho biết thêm hiện không một người đàn ông nào ở trung tâm có thể tiếp cận em ấy, trừ ông.
“Công an phường xuống cũng đâu làm việc được. Quận phải cử nữ điều tra viên xuống mới nói chuyện được”, ông Lương nói.
Bên trong Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương. Ảnh: Fanpage Trung tâm Bảo trợ Xã hội Bình Dương.
Hiện, Huyền không có người thân đến bảo lãnh nên trung tâm nhận trách nhiệm nuôi dưỡng em trong thời gian này. “Em đang được xếp ở chung phòng các bà lớn tuổi để họ an ủi, vỗ về. Tâm lý em vẫn chưa ổn định, còn ám ảnh”, ông Lương thông tin.
Theo quyết định của UBND TP, trong trường hợp đặc biệt để phục vụ công tác điều tra, Huyền có thể lưu lại trung tâm trong thời gian vài tháng thay vì 30 ngày như quy định. Sau khi điều tra kết thúc, dự kiến, Huyền được chuyển về Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp (xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, Bình Phước) để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Mâu thuẫn thông tin
Trao đổi với Zing.vn trưa 27/11, ông Lê Minh Quốc Cường, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, cho biết sở đã nhận được thông tin liên quan đến tố giác của em Huyền và đã chỉ đạo các phòng chức năng xuống Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương xác minh, làm rõ.
Tuy nhiên, khi Zing.vn trao đổi qua điện thoại với Chánh thanh tra Sở LĐTBXH Bình Dương Nguyễn Kim Khánh lúc 13h40 cùng ngày, người này khẳng định chưa nhận được thông tin nào về việc có người tố cáo bị cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội Bình Dương hiếp dâm trong 2 năm.
Huyền hiện được nuôi dưỡng ở Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM (đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh). Ảnh: Lê Trai.
“Từ khi có thông tin về vụ cán bộ dâm ô trẻ ở Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM, thanh tra sở đã đi kiểm tra lại hết các cơ sở để chấn chỉnh tình hình, nhưng đến giờ này anh em chưa nghe báo cáo sai phạm gì ở đấy hết. Sếp có chỉ đạo nhưng không chỉ đạo trường hợp đó mà chỉ đạo nắm lại tình hình, các hoạt động của trung tâm”, ông Khánh chia sẻ và cho biết sẽ rà soát lại thông tin về vụ việc qua thông tin của báo chí.
Trong khi đó, chiều 27/11, bà Võ Thị Thanh Kim, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM, cho biết hiện toàn bộ hồ sơ của Huyền đã được chuyển cho cơ quan công an tiến hành điều tra. Cán bộ phòng chuyên môn của Sở LĐTBXH TP.HCM cũng đã xuống trung tâm để làm việc. Bà Kim khẳng định chưa hề nhận được bất kỳ liên lạc nào từ Sở LĐTBXH Bình Dương.
Sáng 24/11, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM, tiếp nhận đơn của Huyền (18 tuổi) tố cáo một nhân viên của Trung tâm Bảo trợ xã hội (tỉnh Bình Dương) nhiều lần hiếp dâm em trong thời gian 2 năm.
Theo nội dung tố cáo, Huyền được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội (tỉnh Bình Dương) vào khoảng giữa năm 2017. Trong thời gian sinh sống ở đây, em nhiều lần bị một cán bộ thực hiện hành vi xâm hại, hiếp dâm. Đến năm 2019, em được chuyển về Trung tâm Hỗ trợ xã hội TP.HCM, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ngày 26/11, Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã có văn bản chỉ đạo Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM và Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, yêu cầu hai đơn vị này chủ động nắm bắt tình hình, điều tra làm rõ vụ việc.
Theo news.zing.vn
Trẻ bị bạo lực, lớn lên dễ hung hãn
Bạo lực gia đình gia tăng không chỉ tác động xấu tới mối quan hệ trong gia đình, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ly hôn, mà còn tác động xấu tới việc hình thành phát triển nhân cách của trẻ em.
Trẻ chịu đủ loại bạo lực
Bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới gia đình và phát triển xã hội cho biết, gần đây các vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Điều này đã tác động xấu tới sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.
Hoạt động vẽ tranh phòng chống bạo lực gia đình của học sinh tỉnh Quảng Trị. Ảnh: T.L
"Tôi cho rằng, giáo dục gia đình là điều quan trọng nhất, bố mẹ cần phải làm gương không gây BLGĐ. Muốn vậy cha mẹ phải có kỹ năng và kiến thức, muốn có kỹ năng và kiến thức cha mẹ cần phải được giáo dục để không gây bạo lực, biết cách nuôi dạy con khoa học".
Ông Nguyễn Trọng An
BLGĐ với trẻ em có thể là bạo lực trực tiếp (các em bị đánh đập, chửi bới, miệt thị), có khi trẻ lại bị bạo lực gián tiếp kiểu cha mẹ chửi bới, đánh đập nhau để trẻ nhìn thấy. Bà Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, nhận định: "Các nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc trẻ em phải chứng kiến bạo lực thì lớn lên có những hành vi bạo lực hoặc chấp nhận bạo lực. Người lớn không tự kiềm chế, có hành vi bạo lực trước mặt cháu nhỏ là hành vi rất xấu".
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, trong giáo dục, người lớn là tấm gương cho trẻ noi theo. Bố mẹ cư xử như thế nào dễ dàng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con trẻ như vậy. Theo chuyên gia này, việc xuất hiện BLGĐ hay hành vi ứng xử không chuẩn mực của người thân ngoài xã hội, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đứa trẻ sẽ mang tính cách, hành vi này đến trường, lớp và giao tiếp trong cuộc sống.
Lỗ hổng trong xử lý
Theo ông Nguyễn Trọng An - nguyên Cục phó Cục trẻ em (Bộ LĐTBXH), tình trạng trẻ em liên tục bị xâm hại, bạo lực cả thể chất, tinh thần... chính là hệ quả của việc chúng ta đang xem nhẹ việc giáo dục gia đình.
Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại đã cao hơn cả năm 2018. "Nguyên nhân là chúng ta coi nhẹ vấn đề giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình là quan trọng nhất, các bậc cha mẹ cần phải có kỹ năng để bảo vệ con mình, thế nhưng trên thực tế nhiều người không có kỹ năng, đã vô tình hoặc cố ý gây bạo lực lên chính con, em mình" - ông An nhận định.
Ông An cho rằng, BLGĐ sẽ tác động mạnh tới sự phát triển của trẻ em. Trước hết là tác động về thể chất, sau đó là tác động về tinh thần. Tuy nhiên, những tác động về tinh thần mới là tác động đáng lo ngại nhất.
"Hiện tại, chúng ta đã căn cứ cụ thể để quy định mức xử phạt với hành vi bạo lực thể chất. Ví dụ, khi xảy ra bạo lực thể chất, cơ quan chức năng có thể cho giám định thương tật, nhưng với bạo lực tinh thần hiện chưa có thang bảng nào đánh giá thiệt hại về vấn đề này. Các văn bản luật, dưới luật đều chưa có quy định về việc xử lý, trừng phạt với những trường hợp gây bạo lực tinh thần cho trẻ em" - ông An phân tích.
Từ những hạn chế đó, ông An kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có nghiên cứu đánh giá tác động của BLGĐ tới sự hình thành nhân cách, sức khỏe tâm thần của trẻ em để có biện pháp xử lý.
Theo danviet.vn
Bi kịch đến do... 'tay nhanh hơn não' Một cái like, một chia sẻ thông tin, hay một vài lời bình, đối với một người có thể đó là sự thỏa tò mò, thú vui trên mạng, nhưng thực tế, từ những cú click chuột ấy đã có thể trở thành một cơn bão mạng đầy nguy hiểm. Thế nhưng đáng buồn là, những "anh hùng tay nhanh hơn não" vô...