Cô gái nói chuyện không rõ, dưới lưỡi sưng phồng và có màu xanh giống như bụng nhái, bác sĩ kinh ngạc khi phát hiện khối u 6cm
Khi cô Diệu há miệng, bác sĩ nhận thấy sàn miệng của bệnh nhân sưng phồng, dưới lưỡi sưng phồng và có màu xanh giống như bụng nhái.
Bác sĩ Từ Chính Minh, khoa tai mũi họng, bệnh viện Chang Gung Memorial Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một nữ sinh là cô Diệu, đến bệnh viện khám trong tình trạng nói chuyện không rõ ràng, giống như trong miệng mắc nghẹn một quả trứng, dưới lưỡi có dấu hiệu sưng phồng, không thể duỗi lưỡi ra bình thường, dưới cằm có dấu hiệu căng chướng.
Khi cô Diệu há miệng, bác sĩ nhận thấy sàn miệng của bệnh nhân sưng phồng, dưới lưỡi sưng phồng và có màu xanh giống như bụng nhái. Kết quả kiểm tra cho thấy, dưới lưỡi của bệnh nhân có một khối u 6cm, được chẩn đoán mắc bệnh nang nhái sàn miệng. Sau khi tiến hành phẫu thuật, lưỡi của bệnh nhân hồi phục bình thường, dưới cằm không để lại sẹo.
Dưới lưỡi của bệnh nhân là khối u 6cm.
Trước và sau phẫu thuật bóc tách khối u của nữ bệnh nhân.
Bác sĩ Từ Chính Minh giải thích, có 2 loại u nang sàn miệng thường gặp là nang nhái sàn miệng và u nang biểu bì. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nang nhái sàn miệng là do viêm tuyến nước bọt, tỉ lệ mắc bệnh là 2/10.000 người, rất hiếm trường hợp do tuyến cận giáp gây ra. Đáy lưỡi của bệnh nhân sẽ xuất hiện u nang mềm và có màu xanh giống như bụng nhái. Bệnh nang nhái sàn miệng thường gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi.
Video đang HOT
Ngoài ra, một loại khối u khác là u nang biểu bì, nếu lấy kim chọc sẽ ra chất dịch màu trắng như đậu hũ, thường xuất hiện ở sàn miệng, cằm hoặc dưới tai, đối tượng mắc bệnh là lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, tỉ lệ mắc bệnh là 1/10.000 người.
Bệnh nhân mắc một trong 2 loại u nang sàn miệng sẽ có dấu hiệu là u nang chiếm kích thước lớn khiến lưỡi nhô cao. Phương pháp phẫu thuật có thể bắt đầu từ khoang miệng hoặc cổ tiến vào bóc tách khối u, khối u càng lớn thì càng khó xử lý.
Theo kinh nghiệm lâm sàng, chị em phụ nữ do cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng nên khi mắc bệnh thường trì hoãn đến bệnh viện khám. Các loại u nang sàn miệng có khả năng diễn biến thành ung thư khoang miệng hoặc ung thư tuyến nước bọt, do đó, khi có dấu hiệu mắc bệnh, mọi người cần đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nang nhái sàn miệng là gì?
Nang nhái sàn miệng là nang nhầy, khu trú ở sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số chuyên gia cho rằng cơ chế gây nang là do ống một tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.
Biểu hiện bệnh
- Có khối phồng ở sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.
- Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt giống bụng nhái, ranh giới rõ.
- Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhầy trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.
- Nang phát triển từ từ, trường hợp to có thể lấn qua đường giữa, đẩy lệch lưỡi, ảnh hưởng chức năng.
- Thể lâm sàng hiếm gặp là nang nhái ở cổ, xảy ra khi nang xuyên qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.
Bệnh nang nhái sàn miệng nếu bị bội nhiễm có thể gây sưng tấy vùng sàn miệng và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong khoang miệng.
Phòng bệnh
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.
Nghịch dao, bé trai 17 tháng tuổi bị cứa đứt rời ngón tay
Do sự bất cẩn của người lớn, bé cầm dao và nghịch. Hậu quả là trẻ bị đứt rời đốt 3 ngón 5 ở bàn tay trái.
Bệnh nhi là bé Nguyễn Viết Q. 17 tháng tuổi trú tại Đông Triều, Quảng Ninh.
Theo gia đình trước đó tại nhà, dao không để xa tầm tay của trẻ, vô tình trẻ đã cầm và nghịch. Khi nghe tiếng khóc lớn, gia đình chạy vào thì thấy bé bị dao cắt phải chảy rất nhiều máu. Ngay lập tức, bé được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu.
Hình ảnh phim chụp X-Quang bàn tay trái của bệnh nhi.
Trẻ nhập viện với vết thương đứt rời đốt 3 ngón 5 ở bàn tay trái, chảy rất nhiều máu. Các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng đã tiến hành phẫu thuật tạo mỏm cụt ngón và đốt bàn ngón tay số 5 cho trẻ. Hiện sức khỏe của bé đã ổn định.
Bác sĩ khuyến cáo các gia đình mà đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý trẻ nhỏ có bản tính tò mò, thích khám phá xung quanh. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này trẻ lại chưa thể nhận thức được rõ mức độ nguy hiểm của các đồ dùng, vật dụng trong nhà.
Vì vậy các gia đình cần hết sức thận trọng đối với những đồ dùng trong tầm với của trẻ, cần quan sát trẻ nhiều hơn để phòng tránh nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra. Những đồ vật nguy hiểm như dao, phích nước sôi, thuốc, hóa chất nguy hiểm... cần để xa tầm với của trẻ.
Đã có rất nhiều trẻ bị thương tật suốt đời, thậm chí là tử vong chỉ vì những nguyên nhân từ sự chủ quan, lơ là của các bậc phụ huynh. Ngoài ra, nhiều trẻ uống nhầm hóa chất, thuốc diệt chuột, dầu hỏa... được đựng trong những chai đựng nước cũ dẫn đến bị ngộ độc.
Kinh nguyệt kéo dài suốt 20 ngày, nhìn những thứ lợn cợn trên BVS, người phụ nữ bàng hoàng nhận hung tin từ bác sĩ Lượng máu kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe và tình trạng của các cơ quan phụ khoa. Do đó, khi thấy lượng máu bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm. Trong chương trình "Doctor is Hot", bác sĩ Kha Thế Hữu kể lại một trường hợp của một nữ bệnh nhân 42 tuổi ở Đài Loan. Người này phàn...